Sự khác biệt giữa các hiện tượng rối loạn khứu giác liên quan tới COVID-19
Mất khứu giác và vị giác đột ngột đã trở thành một triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân mắc COVID-19.
Tuy nhiên, một số người mỗi sáng thức dậy lại phát hiện mùi cà phê ưa thích quen thuộc đã bị biến đổi thành mùi hôi thối của rác thải hoặc thịt thối rữa, một hội chứng được gọi là loạn khứu giác (parosmia) – biến đổi cảm nhận mùi. Trong khi đó, một số người khác lại ngửi thấy thoang thoảng khói thuốc lá dù trên thực tế mùi hương đấy không tồn tại và đây được gọi là chứng ảo giác khứu giác (phantosmia).
Các bác sĩ cố gắng hỗ trợ bệnh nhân khôi phục khứu giác qua chương trình “đào tạo ngửi”. Ảnh minh họa: AFP
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Monell Chemical Senses đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai hội chứng này trên tạp chí Chemical Senses đã được hội đồng đánh giá. Việc nắm được sự khác biệt về nhân khẩu học, tiền sử bệnh và các vấn đề về chất lượng cuộc sống liên quan đến từng tình trạng bệnh có thể cung cấp cái nhìn thấu đáo hơn về chức năng của khứu giác, cũng như hỗ trợ bác sĩ điều trị bệnh nhân hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát hơn 2.100 người mắc ít nhất một chứng rối loạn khứu giác trong suốt cuộc đời. Kết quả cho thấy 46% những người được hỏi cho biết đã gặp tình trạng biến đổi cảm nhận mùi, với 19% người bị loạn khứu giác và 11% người gặp ảo giác khứu giác; 16% số người được hỏi mắc cả hai tình trạng trên. Để có kết quả này, các nhà nghiên cứu đã phân phối một bảng câu hỏi trực tuyến bằng tiếng Anh trên toàn cầu. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ tháng 5/2019 đến tháng 10/2020.
Sự khác biệt giữa các rối loạn bao gồm thứ nhất là tuổi và giới tính. Bệnh nhân bị loạn khứu giác có nhiều khả năng là nữ giới và ở độ tuổi trẻ hơn những người bị ảo giác khứu giác hoặc mất hoàn toàn khứu giác (anosmia) hoặc giảm khứu giác (hyposmia – mất mùi một phần). Ngược lại, những người gặp ảo giác khứu giác thường ở độ tuổi 41-50 tuổi và tình trạng mất hoặc giảm khứu giác tăng cao ở những người lớn tuổi. Không có sự khác biệt về giới tính giữa những người bị ảo giác khứu giác với mất hay giảm khứu giác.
Thứ hai là nguyên nhân. Việc nhiễm virus dẫn đến hiện tượng biến đổi cảm nhận mùi với tần suất thường xuyên hơn các chứng rối loạn khứu giác khác, trong khi tác động chấn thương ở đầu lại chủ yếu dẫn đến hiện tượng ảo giác khức giác so với các chứng rối loạn khác.
Thứ ba, những người gặp hiện tượng loạn khứu giác có khả năng cải thiện và phục hồi theo thời gian cao hơn. Trong khi đó, những người bị ảo giác khứu giác lại có xu hướng không cải thiện theo thời gian.
Thứ tư, hầu hết các bệnh nhân bị loạn khứu giác đều có thể chỉ ra các mùi hương cụ thể bị biến đổi cảm nhận, trong khi chỉ một số ít người bị ảo giác khứu giác có thể xác định nguồn mùi hương bị biến đổi.
Các cơ chế thần kinh của chứng loạn khứu giác và ảo giác khứu giác vẫn còn là vấn đề gây tranh luận giữa các nhà khoa học. Tiến sĩ Robert Pellegrino, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh kết quả trên cho thấy việc biến đổi cảm nhận mùi có sự khác biệt và phổ biến ở những người bị suy giảm chức năng khứu giác. Ông bày tỏ hy vọng các nhà khoa học sẽ tiến hành thêm nhiều nghiên cứu hơn về lý do gây những tình trạng này, qua đó đưa ra những giải pháp để điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân.
Mỹ mua thêm 1,4 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir
Ngày 9/11, hãng dược phẩm Merck & Co Inc (Mỹ) và đối tác là Ridgeback Biotherapeutics (Đức) cho biết Chính phủ Mỹ sẽ mua thêm 1,4 triệu liệu trình thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống để điều trị COVID-19.
Thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merck & Co (Mỹ). Ảnh: CNBC/TTXVN
Hồi tháng 6 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã đồng ý chi 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir và đang chọn mua thêm 1,4 triệu liệu trình nữa, với giá hợp đồng mua cho tổng cộng 3,1 triệu liệu trình là 2,2 tỉ USD.
Theo hai hãng trên, Chính phủ Mỹ cũng có quyền mua thêm 2 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir nữa theo hợp đồng.
Thuốc Molnupiravir do hãng Merck & Co của Mỹ và Công ty Ridgeback cùng phối hợp nghiên cứu phát triển. Đây là một thuốc kháng virus sử dụng qua đường uống và được phát triển để điều trị cúm
Thuốc có tác dụng giảm gần 50% nguy cơ bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện và tử vong. Ngoài ra, thuốc cũng có hiệu quả với các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Gamma, Delta và Mu. Hiện Merck & Co Inc đã xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc chữa bệnh COVID-19 thể vừa và nhẹ tại Mỹ. Merck & Co đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir trong năm nay và 20 triệu liệu trình trong năm sau.
Đến nay, một số quốc gia phát triển cũng đạt được các thỏa thuận mua thuốc Molnupiravir của hãng Merck & Co. Ngoài ra, các nước và vùng lãnh thổ như Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Malaysia cho biết cũng đã đạt thỏa thuận hoặc đang đàm phán mua loại thuốc trên của Merck & Co.
Nghiện tiền số - 'Dịch bệnh' đang âm thầm tấn công toàn cầu? Khi Matt Danzico bắt đầu nhìn thấy biểu tượng của các loại tiền số hiện trên bao bì thực phẩm hàng ngày, anh biết mình đã gặp vấn đề về sức khỏe. Giống như vô số người khác, trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, Danzico bị cuốn vào cơn sốt toàn cầu mang tên mua bán tiền kỹ thuật số. Và rất...