Sự khác biệt đáng chú ý giữa phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt sau 22 ngày và 35 ngày
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý đặc biệt của người phụ nữ. Thông qua kinh nguyệt, phụ nữ có thể hiểu được sức khỏe của chính họ.
Một số người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt sau 22 ngày, một số người lại thấy tháng sau 35 ngày hoặc lâu hơn. Vậy giữa họ có sự khác biệt gì hay không?
Ngoài thời gian mang thai, phụ nữ thường có kinh nguyệt mỗi tháng. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường là 21 ngày – 35 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ này thay đổi từ người này sang người khác. Thậm chí một số người có kinh nguyệt sau 45 ngày. Miễn là họ có kinh nguyệt đều đặn, thậm chí 6 tháng mới có kinh nguyệt 1 lần, họ vẫn được coi là có kinh nguyệt bình thường.
Sự khác biệt giữa chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là 22 ngày và 35 ngày là gì? Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt có tác động như thế nào đến khả năng sinh sản và thời kỳ mãn kinh?
Nang trứng trưởng thành với tốc độ khác nhau
Các nang trứng của phụ nữ liên tục phát triển và khi trưởng thành, chúng sẽ trở thành trứng. Trứng rụng mỗi tháng một lần. Nếu trứng gặp được tinh trùng, người phụ nữ sẽ mang thai. Nếu trứng không gặp tinh trùng, bạn sẽ có kinh nguyệt. Người phụ nữ có kinh nguyệt sau 22 ngày chứng tỏ các nang trứng trong cơ thể họ trưởng thành với tốc độ nhanh hơn và chu kỳ kinh nguyệt tương đối ngắn. Nếu sau 35 ngày bạn mới có kinh, điều này chứng tỏ các nang trứng phát triển với tốc độ chậm hơn và chu kỳ kinh nguyệt dài hơn.
Video đang HOT
Cơ hội sinh nở khác nhau
Có kinh nguyệt chứng tỏ rằng phụ nữ có khả năng sinh con và có thể thụ thai. Trong vòng mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ chỉ rụng 1 trứng. Chu kỳ kinh nguyệt càng ngắn, người phụ nữ càng có nhiều cơ hội mang thai và ngược lại. Do đó, xác suất mang thai của người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt cứ sau 22 ngày là lớn hơn so với một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt cứ sau 35 ngày.
Thời gian mãn kinh khác nhau
Trong cuộc đời của phụ nữ, số lượng nang trứng có hạn và số lượng trứng hình thành cũng vậy. Cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 400 đến 500 trứng trong cuộc đời của họ. Vì vậy họ có thể sẽ có từ 400 đến 500 chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn chứng minh rằng trứng rụng nhanh hơn. Một số phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt cứ sau 15 ngày, điều đó có nghĩa là cô ấy sẽ rụng 2 trứng mỗi tháng. Do đó, thời kỳ mãn kinh của cô ấy có thể sớm hơn. Theo lý đó, phụ nữ có kinh nguyệt sau 22 ngày sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn so với phụ nữ có kinh nguyệt sau 35 ngày, Tuy nhiên, tình trạng mãn kinh bị ảnh hưởng bởi nhiều khía cạnh khác vì vậy nhận định trên chỉ là tương đối.
Trên thực tế, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là biểu hiện cho thấy sức khỏe của cô ấy tốt. Nếu bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình đôi khi là 20 ngày, đôi lúc là 30 này, đó là kinh nguyệt không đều.
Nếu phụ nữ có kinh nguyệt không đều, trước tiên hãy tìm hiểu lý do dẫn kinh nguyệt không đều. Một số người có thể có kinh nguyệt không đều do ăn uống không tốt, một số người bị ảnh hưởng bởi tâm trạng. Kinh nguyệt không đều trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ là tương đối lớn, do đó cần điều chỉnh càng sớm càng tốt, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
Quỳnh Trang
Theo Twgreatdaily/emdep
Kinh nguyệt có màu đen nguy hiểm hay không?
Thông thường, kinh nguyệt có màu đỏ, nhưng đôi khi chúng sẽ có màu đen, đặc biệt là vào giữa chu kỳ, khiến bạn vô cùng lo lắng.
Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Thông qua màu sắc kinh nguyệt, thời gian hành kinh,... phụ nữ có thể biết được mình đang gặp rắc rối về sinh lý, tâm lý hay thậm chí là các bệnh liên quan đến tử cung, buồng trứng. Vậy kinh nguyệt màu đen có nguy hiểm hay không?
Phụ nữ có thể biết được mình đang gặp rắc rối về sinh lý, tâm lý hay thậm chí là các bệnh liên quan đến tử cung, buồng trứng - Ảnh minh họa: Internet
Giáo sư Rachel Peragallo Urrutia, Chuyên khoa sản phụ khoa tại Đại học Bắc Carolina (Hoa Kỳ), cho biết khi niêm mạc tử cung bong ra (mỗi tháng 1 lần), máu không phải lúc nào cũng chảy ra ngay lập tức mà có thể nằm trong tử cung vài giờ. Do đó, khi ra ngoài, chúng sẽ sẫm màu hơn.
Bạn không thể thay đổi màu sắc của máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp kinh nguyệt ra quá nhiều, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, thực hiện xét nghiệm và có giải pháp hữu hiệu kiểm soát lượng máu.
Ngoài ra, nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục,... để nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Nên thực hiện lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng - Ảnh minh họa: Internet
Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng lạc nội mạc tử cung hoặc nhiễm trùng vùng chậu (PID). Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng khác kết hợp với máu đen như chuột rút, đau khi quan hệ hay khó mang thai,... Bà Rachel Peragallo Urrutia khuyên bạn nên đi khám bác sĩ để được can thiệp y học kịp thời.
https://www.womenshealthmag.com/health/a23618741/black-period-blood/
Theo phunusuckhoe
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có phải là điều bình thường? Những người phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh cũng có thể có kinh nguyệt không đều, đặc biệt là tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Vậy điều gì đã gây ra tình trạng kinh nguyệt thất thường này? Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng rất thường gặp ở trẻ tuổi teen. Rất nhiều người quan niệm rằng kinh...