“Sự hiện diện của Nga ở Syria cần thiết vào lúc này”
Nhà phân tích Eric Draitser cho rằng, sau những chính sách thất bại của Mỹ thì sự hiện diện của Nga ở Syria là cần thiết vào lúc này.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài phát thanh Sputnik, chuyên gia Draitser cho rằng, sự hiện diện của Nga ở Syria là một yếu tố là thay đổi cục diện và cần thiết vào thời điểm hiện nay.
Mỹ cần thay đổi chính sách “hoàn toàn yếu ớt và mất uy tín” đối với cuộc xung đột Syria. “Chương trình đào tạo phiến quân ôn hòa của Mỹ là hoàn toàn không hiệu quả. Về cơ bản, họ đưa vũ khí và tiền bạc vào tay những người mà họ thậm chí họ không biết và không tin tưởng”, chuyên gia Eric Draitser cho hay.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy máy bay Nga ở Syria.
Theo quan điểm của chuyên gia trên, nhà chức trách Mỹ đã tạo ra một ranh giới tưởng tượng giữa Mặt trận al-Nusra, phiến quân IS và cái gọi là lực lượng phiến quân ôn hòa Syria. Tuy nhiên, những vạch ranh giới đó “rất mù mờ”.
Ngoài ra, ông còn cho biết, tình hình hỗn loạn ở Iraq và Libya là những ví dụ điển hình do những chính sách của Mỹ gây nên. Theo ông, sau các chính sách Mỹ ở Syria thất bại (như chương trình đào tạo phiến quân ôn hòa để đánh IS) thì sự hiện diện của Nga tại khu vực này là cần thiết để ổn định tình hình và chấm dứt cuộc nội chiến.
“Sự hợp tác quân sự Nga trong cuộc chiến chống lại IS và ngăn chặn sự sụp đổ của chính phủ Tổng thống Assad ở Syria là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi”, ông nói.
Trong thời gian gần đây, các nước phương Tây không ngừng bày tỏ sự quan ngại trước các thông tin về việc Nga tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria khi điều hàng loạt máy bay chiến đấu, binh sĩ.
Video đang HOT
Thanh Nga (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Vì sao Nga tăng cường hỗ trợ quân sự cho Syria?
Ai cũng biết có chuyên gia Nga ở Syria, nhưng không hiểu vì sao Moscow tăng cường hỗ trợ quân sự cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào thời điểm này.
Ai cũng biết có chuyên gia Nga ở Syria, nhưng không hiểu vì sao Moscow tăng cường hỗ trợ quân sự cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào thời điểm này.
Rất có thể, việc Nga tăng cường hỗ trợ quân sự cho Syria là một trong những nỗ lực nhằm củng cố vị thế của Nga tại một số ít trong số các quốc gia Trung Đông mà Moscow vẫn còn có ảnh hưởng. Khai thác triệt để hạn chế của Mỹ
Các nhà phân tích cho rằng Nga đang tận dụng sự dè dặt của Mỹ để tăng cường hiện diện quân sự trong cuộc nội chiến Syria đã kéo dài hơn bốn năm và cướp đi sinh mạng của gần 250.000 người.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.
Sự tích tụ quân sự của Nga ở tây bắc Syria khiến cho chính quyền Obama cảm thấy bất an. Cuối tuần qua, Ngoại trưởng John Kerry đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, cảnh báo rằng viện trợ quân sự Nga "có thể làm leo thang xung đột" ở Syria.
Để trấn an sự lo ngại của phương Tây, Bộ Ngoại giao Nga ngày 9/9 đã xác nhận sự hiện diện của "chuyên gia quân sự" ở Syria, nhưng nói rằng điều đó phù hợp với thỏa thuận hợp tác "quân sự-kỹ thuật với Syria".
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng tham vọng của Nga ở Syria cao hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản thực hiện các hợp đồng quân sự đã ký kết.
Nhà phân tích Jeff White, một cựu quan chức của Cơ quan Tình báo Quân sự Mỹ (DIA) và hiện đang làm việc tại Viện Chính sách Cận Đông ở Washington nói: "Theo tôi, đây là một bước đi chiến lược nhằm củng cố chế độ Assad và giúp Nga thao túng nhiều hơn diễn biến tình hình ở Syria".
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận rằng Moscow đã "giúp đỡ đáng kể" cho quân đội Syria. Trong khi nói thêm rằng hãy còn quá sớm để Nga can thiệp quân sự trực tiếp ở Syria, Tổng thống Putin không loại trừ một động thái như vậy trong tương lai.
Chính quyền Obama đã tỏ ra miễn cưỡng trong việc can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột Syria và giới hạn sự tham gia của Mỹ vào việc không kích nhóm cực đoan Hồi giáo Nhà nước IS và một chương trình "nửa vời" huấn luyện cho lực lượng nổi dậy "ôn hòa". Các nhà phân tích cho rằng Tổng thống Putin có thể tìm cách tận dụng sự do dự của Washington để mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga ở Syria.
Nhà phân tích Jeff White cho rằng chính quyền Obama sẽ không phản ứng mạnh trước sự hiện diện quân sự gia tăng của Nga ở Syria, "trừ khi Nga đưa một sư đoàn lính dù vào tỉnh Idlib". Theo ông này, Ngoại trưởng Kerry sẽ lên tiếng phản đối, đe dọa trừng phạt rồi sau đó lại bao biện rằng "những gì mà người Nga đang làm thực sự không khác nhiều so với những gì họ đã làm trong quá khứ". Nga vẫn "đặt cược" vào Tổng thống Assad
Quan hệ Nga-Syria đang trở lại mức độ quan hệ mật thiết Liên Xô-Syria. Nga tiếp tục vận hành một căn cứ hải quân nhỏ ở Tartus trên bờ biển Địa Trung Hải.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nhà phân tích người Nga Nikolay Kozhanov, cộng tác viên của Chương trình Nga và Âu-Á của tổ chức Chatham House ở London, nói: "Hiện nay, người Nga tin rằng chỉ có Tổng thống Assad mới có thể đảm bảo sự tồn tại của Syria trên cương vị nhà nước. Và trong tình hình quân đội Syria bị dồn ép trên các mặt trận, việc gia tăng viện trợ quân sự là một trong những biện pháp của Nga nhằm đảm bảo sự tồn tại của chế độ Assad".
Quân đội Syria đã phải hứng chịu một loạt những thất bại trong năm nay, mất nhiều vùng lãnh thổ ở phía bắc, phía đông và phía nam. Nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS đã chiếm một khu vực rộng lớn ở phía bắc, phía đông Syria và tiến gần thủ đô Damascus. Quân đội Syria đang có dấu hiệu kiệt sức sau bốn năm chiến tranh và Damascus đang ngày càng dựa vào các lực lượng dân quân trung thành cũng như các chiến binh Shi'ite nước ngoài đến từ Lebanon, Iraq và Afghanistan (với sự hậu thuẫn của Iran, một đồng minh quan trọng của Tổng thống Assad).
Mặc dù có những dấu hiệu cho thấy Moscow tuân thủ cam kết quân sự với chế độ Assad, người ta vẫn không chắc chắn về đợt triển khai lớn các lực lượng chiến đấu Nga ở Syria. Cuộc chiến Afghanistan "hao người tốn của" vẫn còn hằn sâu trong ký ức của người Nga và làm lu mờ các cam kết quân sự của Moscow với nước ngoài.
Nhà phân tích Kozhanov dự đoán: "Có khả năng Nga sẽ sử dụng vũ lực (ở Syria), nhưng sẽ giới hạn ở mức sử dụng các lực lượng đặc biệt. Đó là điều có thể xảy ra với những điều kiện nhất định, cụ thể là nếu tình hình ở Syria tiếp tục xấu đi".
Cho tới nay, Mỹ vẫn đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Nga và cảm thấy bất an.
Nhà phân tích Jeff White nhận định: "Vấn đề cốt lõi là sự hiện diện của Nga (ở Syria) diễn biến như thế nào. Hiện thời, có vẻ như Nga đang chuẩn bị cho mở rộng căn cứ và có thể đưa vào Syria một số lực lượng bảo vệ .... Người ta chưa biết những gì xảy ra tiếp theo".
Minh Châu (Theo Business Insider)
Theo_Kiến Thức
Soi tiệc chiêu đãi của Mỹ dành cho ông Tập Cận Bình Hình ảnh cận cảnh những món ăn trong tiệc chiêu đãi của Mỹ dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng trong chuyến thăm của ông Quang cảnh bàn tiệc chiêu đãi của Mỹ cho ông Tập Cận Bình. Danh sách thực đơn bữa tiệc chiêu đãi của Mỹ. Bàn tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình ở Nhà...