Sử gia ở Nhà Trắng
Arun Chaudhary, nhà quay phim đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Nhà Trắng vừa xuất bản cuốn sách đầu tay, lưu lại những khoảnh khắc sống động, những câu chuyện chân thực nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Arun Chaudhary đang ghi lại những khoảnh khắc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh:Thedvshow
Chưa từng có một cá nhân nào nhận quyền tác nghiệp đưa tin giống Arun: anh vừa sản xuất phim tài liệu, vừa truyền tải các thông điệp phát đi từ Nhà Trắng tới truyền thông. Arun Chaudhary nổi tiếng với biệt danh “nhà quay phim giản dị” khi thường xuyên diện quần bò, áo phông cùng giày thể thao hiệu New Balance.
Di chuyển liên tục giống một cỗ máy, ra vào các buổi hội nghị ở văn phòng phía đông Nhà Trắng tới phòng Bầu dục, Arun có mặt trong gần như mọi chuyến công du nước ngoài của tổng thống và vì thế, người ta được theo dõi những hoạt động bên lề rất thú vị của Barack Obama. Có thể nói Arun là nhân vật tự do nhất trong Nhà Trắng, không hề bị giám sát an ninh nghiêm ngặt vì nhiệm vụ ghi hình cận cảnh trong các cuốn phim tư liệu về tổng thống Mỹ và gia đình.
Nhà quay phim lãng tử
Arun Chaudhary trong những lần tác nghiệp. Ảnh: NewYorkTimes, AP
Arun Chaudhary sinh tại quận Chappaqua, New York, hiện sống với vợ và một con trai tại Washington. Là cựu giảng viên về nghiệp vụ làm phim tại Đại học New York và mang khuynh hướng nghệ sĩ, Arun Chaudhary được đảm nhiệm vai trò phóng viên và bảo trợ truyền thông của Nhà Trắng cùng các hoạt động bên lề. Anh nổi tiếng là một người cứng rắn, luôn hướng tới một phong thái làm phim đứng đắn và trong sạch, rất minh bạch khi sẵn sàng ghi lại những phút giây tranh luận hay bất đồng quan điểm của giới chính khách.
Arun cũng khá cẩn trọng trong việc bảo vệ tổng thống khi chưa từng công khai đề cập tới thất bại, dù lớn hay nhỏ, của Obama trong các hoạt động tranh cử trên khắp nước Mỹ. Anh yêu thích những khoảnh khắc kỳ quặc của giới chính khách, như chuyện ông Obama cố gắng thì thầm to nhỏ với tổng thống Chile và thủ tướng Hà Lan chỉ để biết liệu hai vị này đã từng gặp nhau hay chưa.
Làm việc tại Nhà Trắng từ năm 2008, Arun nhanh chóng giành trọn niềm tin của ông Obama và tiếp tục phục vụ gần 3 năm sau đó. Anh tự nhận là một nghệ sĩ tự do luôn trung thành với sự thật trong từng thước phim, thể hiện bản chất của chính quyền Obama hoàn toàn “công – tư phân minh”. Arun là nhà quay phim “trong một trái bóng khổng lồ”, bám theo từng bước chân của ông Obama nhưng luôn giữ một khoảng cách cần thiết để bắt lấy những khoảnh khắc thú vị nhất.
Video đang HOT
Dư luận đều hiểu rõ vai trò của Arun: một sử gia ghi chép bằng hình ảnh tiến trình hoạt động của Nhà Trắng và một nhà truyền giáo mang tư tưởng của Mỹ tới toàn thế giới. Anh chụp lại những bức hình sống động nhất của ông Obama, viết bài và đăng tải trên các trang thông tin, diễn đàn và nhận được vô số bình luận trái chiều.
Có một lần khi ông Obama đang thưởng lãm những bức tranh trên tường phòng Xanh, Arun hướng ống kính về phía tổng thống và nhận được một lời khen. “Anh rất biết cách chớp thời cơ đấy chứ, Arun. Nhưng anh phải chú ý tới bề ngoài của mình nhiều hơn. Tôi thấy anh hiếm khi cắt tóc thì phải…”, tổng thống nói.
“Đôi mắt” của Nhà Trắng
Từ thời Tổng thống Ronald Reagan, người Mỹ và các thế hệ quyền lực bên trong Nhà Trắng vốn dĩ thấu hiểu rất rõ vai trò của truyền thông, đầu tư thời gian và nỗ lực tạo nên những thước phim ấn tượng nhất nhằm quảng bá sức mạnh cho “đầu tàu của thế giới”. Tuy nhiên, Arun đã tiến xa hơn những gì Nhà Trắng mong đợi, nhờ tận dụng triệt để lợi thế cuộc cách mạng thông tin đem lại ở thế kỷ XXI. Anh tạo ra hàng loạt những bức hình được cắt gọt hoàn hảo và tung ra cho công chúng qua các kênh chia sẻ trực tuyến như Youtube hay mạng xã hội Facebook, Twitter. Khao khát công nghệ mới đã giúp Arun không tốn quá nhiều công sức đưa hình ảnh và thông điệp đậm chất Mỹ tới thế giới thông qua hệ thống mạng Internet “chẳng khác nào mạch máu nuôi cơ thể”.
Arun tự xác định nguyên tắc làm việc là “đưa những hình ảnh trung thực nhất về tổng thống đến với thế giới”. Chính xác, công việc của anh là ghi hình ngay thời điểm trước khi Tổng thống Obama bước lên sân khấu. Mỗi bức hình đều phụ thuộc vào từng chương trình được cố vấn cao cấp vạch ra trước đó.
Anh cũng chia sẻ rằng mình đang hướng tới mục tiêu “hai trong một” khi tiếp nhận vai trò truyền thông cho Nhà Trắng. Anh muốn mọi truy cập tới trang thông tin điện tử đều có quyền hiểu về chính quyền Obama. Nhưng quan trọng hơn, anh cần lôi kéo những cá nhân chưa hề có khái niệm “chính quyền-chính trị” ở Mỹ – mà theo anh, đây lại là nguồn sản sinh ra những kẻ cực đoan mang tinh thần khủng bố khó lường.
“Cuộc sống thi vị nhất là khi tôi được chứng kiến những biến đổi qua lại giữa mọi thứ vật chất”, Arun giải thích sự hưng phấn đến kỳ lạ của bản thân khi biến những thông tin cá nhân trở nên rộng rãi trong đại chúng. “Dù nắm giữ vị trí nào trong Liên Hiệp Quốc hay đang sống tại một tòa lâu đài ở Praha (thủ đô Séc), mọi người đều sẽ chứng kiến được chuyện đang xảy ra bên trong Nhà Trắng, thậm chí là những hoạt động bên lề, ngoài tiền sảnh hay trong vườn”. Anh cho rằng đã tới lúc phải giải thích chi tiết những vấn đề liên quan tới chính phủ cho dư luận được tỏ tường. Ấy là khi ông Obama cần giao tiếp với người dân, mọi hoạt động cần sự minh bạch, các chính sách quốc gia cần công khai theo kiểu “càng nhiều càng ít”. Ai có hứng thú sẽ có phản hồi, vì theo Arun, đó là cách tốt nhất để tổng thống hoàn thiện bản thân và nhận thêm phiếu bầu cho kỳ tranh cử.
Gia đình nhỏ của Chaudhary chụp ảnh cùng tổng thống. Ảnh: Whitehouse
Arun từng tung ra một cuốn phim mang tên “Một tuần ở phía tây Nhà Trắng” – tập hợp những đoạn tư liệu ngắn về các hoạt động thường xuyên của tổng thống trong suốt một tuần. Cuốn phim được chiếu trên trang web của Nhà Trắng vào thứ 6 hàng tuần, đưa lại một cái nhìn súc tích nhất về chân dung chính quyền Mỹ hiện tại. “Một tuần ở phía tây Nhà Trắng” đã trở thành thương hiệu của người đàn ông này. Anh chủ yếu lấy cảm hứng từ những bộ phim Pháp thập niên 60 theo hơi hướng hoài cổ, pha chất chính sự của chính trường đầu thế kỷ XX và hiện thực từ những vấn đề kinh tế xã hội hiện đại.
Những đoạn phim tư liệu được lưu trữ tại Văn phòng hình ảnh và truyền thông vốn rất đa dạng và hữu dụng. Arun từng ghi lại cảnh chuyên gia tư vấn kinh tế Austan Goolsbee giảng giải chính sách cắt giảm thuế vào thời điểm hậu chính quyền Bush bằng một tấm bảng trắng và bút dạ. Hay một cuộc nói chuyện tâm tình qua điện thoại giữa ông Obama và Gail O’Briel, một bệnh nhân ung thư đang được Luật Y tế công của tổng thống bảo vệ và giúp chữa trị bệnh miễn phí. Thậm chí, cuốn băng ghi lại cảnh ông Obama chọc tức Elena Kagan, ứng viên được tổng thống tiến cử vào Tòa án Tối cao Mỹ, cảnh rất được Arun tâm đắc. Anh cho rằng 20 năm nữa, nó sẽ trở nên vô cùng hài hước khi chứng minh một cái nhìn thân thiện, cởi mở của Obama.
Cho dù chỉ thực hiện những thước phim ngắn cho các chiến dịch tranh cử của ông Obama, Arun luôn rất nghiêm túc và coi bất kỳ sản phẩm nào của anh cũng là một cuốn nhật ký của chính quyền Mỹ đương thời.
Nghệ thuật hóa chính trị ở Nhà Trắng
Đến lượt Obama chĩa máy quay về phía nhà làm phim trong một khoảnh khắc đùa vui. Ảnh:Whitehouse
Tất nhiên Nhà Trắng sẽ không cho phép Arun Chaudhary “muốn làm gì thì làm”, mà anh phải được văn phòng truyền thông chấp thuận về từng cuốn phim. Nhà Trắng luôn tuyên bố họ không muốn thống trị truyền thông Mỹ, đẩy dư luận vào thế “chìm nổi” với thông tin về chính quyền, mà chỉ muốn dư luận tiếp thu những luồng thông tin chính thống đáng tin cậy về ông Obama. “Nhà Trắng đã chứng minh họ luôn biết cách tung ra sản phẩm mà giới truyền thông không thể không đón nhận”, Arun cho biết.
Thực tế, chính quyền Obama đang đóng băng những phương thức truyền thông cũ kỹ và mở rộng các kênh thông tin trực tuyến đang làm mưa gió trên mạng xã hội. Arun được coi là “mô hình mới” thí điểm chiến thuật của Nhà Trắng, tận dụng các công cụ có tác động mạnh tới dư luận và chịu quyền kiểm soát của những nhân vật quyền lực nhất nước Mỹ. Một vài người lại nói Nhà Trắng vẫn chưa làm đủ. Các nhiếp ảnh gia và nhà quay phim đùa nhau rằng chẳng thể nào chụp ảnh ông Obama mà không bị vướng Arun vào ống kính.
Arun đã nghỉ việc trước khi cuốn sách “Nhà quay phim đầu tiên” được xuất bản với lý do mệt mỏi và những tranh cãi với đồng nghiệp.
Arun từng nói Ngoại trưởng Hillary Clinton là một chính trị gia muốn tạo ảnh hưởng từ việc để dư luận thấy mọi hành động “không giấu diếm” của bà ấy. “Nhiều cá nhân đang phản đối cá tính mạnh mẽ của Hillary khi bà cho rằng tổng thống Mỹ phải thực sự uy quyền và chiếm trọn niềm tin dư luận. Một Hillary trước dư luận và hình ảnh đời thường quả thực khác nhau rất nhiều”, anh cho biết.
Nhưng với Barack Obama, Arun kết luận ông là tổng thống đầu tiên của Mỹ biết khai thác triệt để thế mạnh của Internet, điều đã tạo nên sức hấp dẫn rất đặc biệt. “Khi làm việc với tổng thống, mọi người sẽ hiểu rằng tại sao ông lại quá hoàn hảo trên YouTube và mạng xã hội đến thế”. Theo Arun, Barack Obama dường như không thay đổi, cho dù ông đang đàm phán hay dùng bữa tối với gia đình. “Barack Obama luôn là chính ông trong mọi hoàn cảnh, và đây là lý do tôi được Nhà Trắng cho phép làm phim về tổng thống”, Arun nói.
Sự nghiệp làm phim giúp Arun nhận ra sự giao thoa thú vị giữa nghệ thuật và chính trị. Mọi khuôn hình đều được Arun chăm chút tỉ mỉ vì chúng sẽ được lưu trữ trong thư viện quốc gia, trở thành cuốn phim lịch sử sống về chính quyền Mỹ. Anh coi đây là một vinh dự lớn lao cho một nhà quay phim, nhưng cũng là thử thách anh đang cố vượt qua để tạo nên một cái gì đó hoàn toàn mới. “Thật khó để một nghệ sĩ tạo ra nghệ thuật ở Nhà Trắng, nhưng tôi đã làm được điều ấy chỉ bằng một chiếc máy quay…”
Theo VNE
"Khủng bố" tung tăng trên đường phố Mỹ
Một nhà làm phim không chuyên đã bị bắt sau khi quay phim cháu trai ăn mặc như một tên khủng bố, chĩa súng phóng lựu giả vào xe cộ đi trên đường để thử phản ứng của cảnh sát.
Vụ việc diễn ra tại một giao lộ đông người.
Michael David Turley, 39 tuổi ở Phoenix, Arizona, đã đăng tải đoạn phim quay ngày 28/7 lên YouTube và giải thích rằng ông ta muốn thử xem cảnh sát mất bao lâu mới xử lý vụ việc trong bối cảnh chỉ vài ngày trước đó có vụ xả súng ở Aurora, Colorado.
Cảnh sát liên tục nhận được các cuộc gọi từ những người lái xe phát hiện một thiếu niên 16 tuổi được vũ trang đang lượn qua lượn lại tại một giao lộ. Cảnh sát cho hay, chỉ một phút sau khi nhận được các thông báo họ đã có phản ứng.
Tuy nhiên, cuốn phim có nhan đề: "Phản ứng với vụ xả súng của Hiệp sĩ bóng đêm, thử cảnh sát bằng súng phóng lựu", cho thấy kẻ khủng bố giả đã dạo chơi trên phố suốt 15 phút.
Cảnh sát sau đó không bắt giữ ai vì được thông báo đó là làm phim.
"Chúng tôi thấy đó là hành động khá ngu ngốc nhưng không biết ý định thực sự của họ là gì, vì thế chúng tôi tiến hành điều tra", một phát ngôn viên sở cảnh sát Phoenix tên là James Holmes nói.
Nhà chức trách mãi tới vài tuần sau mới biết về cuốn phim trên. "Chúng tôi xem lại đoạn phim và tới lúc đó mới nhận thấy họ có ý định gây nguy hiểm cho công chúng để chứng tỏ một việc", Holmes nói.
Turley và cháu trai giả làm khủng bố
Ngày 5/9, Turley thừa nhận trên Facebook về việc làm ra đoạn phim trên. Nhà chức trách đã bắt giữ Turley hôm 1/10 sau khi lục soát nhà người này. Turley phải đối mặt với các cáo buộc cố ý tạo ấn tượng sai về một hành động khủng bố, gây nguy hiểm và góp phần vào sự phạm pháp của cháu trai, người không được nêu tên.
Holmes cho hay, thiếu niên trên may mắn vì không bị thương trong trò đùa nguy hiểm trên. "Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong số những người dân cho rằng đó là khủng bố thật, và khẩu súng phóng lựu giả là mối nguy hiểm, rồi anh ta quyết định chẹt chết đứa trẻ?", Holmes nói.
Theo 24h
Quay phim của tổng thống Iran xin tị nạn tại Mỹ Một nhà quay phim đi cùng ông Mahmoud Ahmadinejad tới phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định ở lại Mỹ thay vì về Iran. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: AFP Hassan Golkanbhan lo sợ bị "bức hại" vì sự chống đối của ông đối với chính phủ Iran, luật sư...