Sử dụng xà phòng rửa tay để phòng chống Covid-19: Đừng bỏ qua những “chi tiết” nhỏ nhưng quan trọng này để đạt được hiệu quả tốt nhất
Rửa tay là một trong những biện pháp quan trọng để phòng tránh Covid-19, nhưng bạn đã biết lựa chọn và sử dụng xà phòng một cách an toàn nhất chưa?
Tổ chức Y tế Thế giới WHO và nhiều cơ quan y tế khác đều đồng ý rằng rửa tay đúng cách bằng xà phòng là một trong những biện pháp rẻ nhất, dễ nhất, và quan trọng nhất để phòng tránh virus SARS-CoV-2 lây lan.
UNICEF khuyến cáo mỗi người nên rửa tay trong ít nhất 20-30 giây. Cần rửa tay vào những thời điểm: Sau khi xịt mũi, ho hay hắt hơi; Sau khi đến nơi công cộng, sau khi đi các phương tiện giao thông công cộng, đi chợ và những nơi khác; Sau khi chạm vào những bề mặt ở môi trường bên ngoài, kể cả tiền giấy; Trước, trong và sau khi chăm sóc người ốm; Trước và sau khi ăn.
Trước tình hình đó, nhiều người dân vô cùng hoang mang trong việc lựa chọn loại nước rửa tay an toàn nhất cho gia đình mình, đặc biệt là lựa chọn nước rửa tay khô hay xà phòng rửa tay.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Nước rửa tay khô hay xà phòng rửa tayđều có tác dụng như nhau trong việc sát trùng, diệt khuẩn, diệt nấm, phòng bệnh do SARS-CoV-2 gây ra. Vì vậy, mọi người không cần phải tốn kém tiền bạc để mua những loại nước rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn tay đắt đỏ, thay vì thế hoàn toàn có thể dùng những bánh xà phòng, dung dịch cồn pha loãng hoặc tinh dầu tràm trà pha loãng để rửa tay.
Theo các chuyên gia y tế, để lựa chọn và sử dụng các loại nước rửa tay, bạn cần lưu ý những điều sau:
Video đang HOT
Xà phòng, hàng 'hot' thời corona, ra đời thế nào?
Khi mới ra đời, xà phòng không được coi trọng vì gắn với tầng lớp thấp. Sau đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xà phòng được các nhà nghiên cứu chứng minh là có tác dụng tẩy rửa rất tốt và được sử dụng phổ biến.
Xà phòng là thứ không còn xa lạ với người dân khắp thế giới. Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, xà phòng càng được coi trọng hơn khi có thể diệt và rửa trôi những vi khuẩn bám trên bề mặt - Ảnh: GETTY IMAGES
Ai phát minh ra xà phòng?
Có rất nhiều giả thuyết về sự ra đời của xà phòng.
Giả thuyết thứ nhất nghiêng về sự kiện cách đây 3.000-4.500 tại vùng đất lịch sử Sumer ở phía nam Lưỡng Hà (phía nam Iraq ngày nay). Thời điểm đó, ngành dệt may tại Sumer rất phát triển và là nơi cung cấp vải cho hầu hết các quốc gia khu vực Lưỡng Hà.
Sumer khi đó có nhiều trung tâm sản xuất quy mô lớn với hơn 10.000 lao động và hàng trăm nghìn con cừu được nuôi nhốt để lấy lông. Thông thường, để nhuộm len đúng cách, thợ dệt phải loại bỏ chất béo lanolin khỏi lông cừu trước khi đem nhuộm và phải làm bằng tay.
Các công đoạn cắt, may, nhuộm và sản xuất hàng dệt len chủ yếu do phụ nữ thực hiện. Một ngày nọ, Ninisina - cô gái được các nhà nghiên cứu lịch sử tin rằng là một trong số thợ thủ công, vô tình nhận thấy những giọt mỡ từ lông cừu khi rơi xuống đống than củi sẽ vón thành cục. Những cục này khi tác động với nước sẽ tạo thành bọt và rửa trôi rất nhanh những vết bẩn khác.
Đó chính là công thức tạo ra xà phòng đơn giản và nguyên sơ nhất. Sau đó, những cục "xà phòng" này được các thợ dệt dùng để làm sạch hàng dệt may của mình.
Giả thuyết thứ hai được các nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra là khoảng 600 năm trước công nguyên ở đế chế La Mã cổ đại, một nhóm phụ nữ "tình cờ phát hiện" ra rằng quần áo được giặt trên sông Tiber dưới chân thành Sapo (thành Roma) sẽ sạch hơn hẳn so với các dòng sông khác. Đó là vì một lớp tro và mỡ động vật đổ ra từ các miếu thờ thần nằm trên đỉnh đồi, kết hợp với nước sông tạo thành một chất tẩy rửa đặc biệt.
Các tên gọi "phản ứng xà phòng hóa" (saponification), "xà phòng" ('soap' trong tiếng Anh hay 'savon' trong tiếng Pháp) được bắt nguồn từ tên đồi bên thành Sapo.
Cách thức dùng tro từ củi kết hợp mỡ động vật để tẩy rửa cũng xuất hiện tại Tây Ban Nha và nước Anh thời cổ đại.
300 năm sau đó, một nhà hóa học người Ai Cập là Zosimos of Panopilos đã điều chế phát minh quy trình nấu xà phòng. Công thức này theo các nhà thám hiểm, các cuộc hành hương và thương nhân dần được phổ biến sang nhiều quốc gia khác.
Từ một thứ bị ghẻ lạnh đến thứ ai cũng cần
Ở thời điểm mới xuất hiện, xà phòng không được coi trọng mặc dù các nhà nghiên cứu chứng minh nó có tác dụng tẩy rửa rất tốt. Mãi cho đến thế kỷ VIII, một trí thức người Ả Rập là Jabir Ibn Hayyan mới có những ghi chép đầu tiên về việc dùng xà phòng để tắm rửa.
Nguyên nhân là do nó được dùng chủ yếu với mục đích tẩy rửa vết bẩn trên sàn, giặt quần áo và các vật dụng khác mà không phải để rửa tay. Đặc biệt khi công việc lao động này thường do các nô lệ thực hiện nên xà phòng cũng vô tình bị đánh đồng là thứ của tầng lớp thấp.
Một yếu tố khác khiến người ta không rửa tay bằng xà phòng là nó rất đắt.
Trong thời kỳ đầu, sản xuất xà phòng là một kỹ thuật độc quyền mà chỉ các nhóm nhỏ nhà sản xuất làm được. Theo thời gian, công thức làm xà phòng được biết đến rộng rãi hơn nhưng nó vẫn còn đắt đỏ do nguyên liệu chính từ dầu mỡ động vật và thực vật không phải lúc nào cũng có.
Giá xà phòng giảm đáng kể vào năm 1791 khi một người Pháp tên là LeBlanc phát hiện ra quy trình hóa học tạo ra xà phòng với giá rẻ hơn.
Hơn 20 năm sau, một người Pháp khác phát hiện mối quan hệ giữa glycerin, chất béo và axit đã đánh dấu sự khởi đầu của việc sản xuất xà phòng hiện đại. Với 1.800 phương pháp sản xuất thành phần xà phòng được phát minh sau đó, xà phòng trở thành sản phẩm phổ thông.
Xà phòng trước đây được điều chế bằng phản ứng xà phòng hóa tạo ra muối natri (xà phòng cứng/bánh) hoặc kali (xà phòng mềm). Cả hai loại xà phòng này tạo các kết tủa với các ion canxi và magiê nên không giặt được trong nước cứng.
Về sau, xà phòng được sản xuất từ dầu mỏ đã khắc phục được nhược điểm này.
Từ giữa thế kỷ XIX, xà phòng được chia ra làm nhiều dòng sản phẩm cho những mục đích khác nhau như xà phòng giặt, xà phòng rửa tay, rửa bát... với đủ dạng bánh, mềm khác nhau.
Đến những năm 1970, xà phòng rửa tay dạng lỏng được phát minh và trở nên cực kỳ hữu ích ngày nay.
Những thói quen không lành mạnh khi nấu ăn gây hại sức khỏe Không rửa tay, không dùng thớt riêng khi chế biến thực phẩm,... là những thói quen không lành mạnh có thể gây hại cho sức khỏe chúng ta. Khi nấu ăn có những thói quen không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình mà nhiều người không chú ý đến. Theo Eatthis, dưới đây là những thói quen...