Sử dụng thuốc tra mắt thế nào là đúng?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tra mắt. Nhưng việc sử dụng thuốc tra mắt đúng cách không phải ai cũng biết, bạn có thể không hoặc lâu khỏi bệnh, thậm chí bị biến chứng chỉ vì dùng không đúng cách.
Ảnh minh họa.
ThS.DS Nguyễn Mai Lan, Phó trưởng khoa Dược, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết hầu hết các chế phẩm nhỏ mắt có trên thị trường đều ở dạng dung dịch, được cung cấp dưới dạng các lọ nhỏ giọt. Khi nhỏ thuốc, tránh chạm tay vào đầu ống nhỏ giọt có thể dẫn đến ô nhiễm thuốc và có thể gây ra chấn thương mắt. Với dịch treo, trước khi sử dụng nên lắc lọ thuốc để cung cấp liều lượng thuốc chính xác. Tuyệt đối không được để đầu lọ thuốc tra mắt tiếp xúc với mắt vì lọ thuốc có thể bị nhiễm khuẩn không còn tác dụng. Thuốc đã mở ra dùng chỉ được sử dụng trong vòng 1 tháng, để nơi thoáng mát tránh ánh sáng.
Rửa tay kỹ trước khi tra, nhỏ thuốc: Để nhỏ thuốc dạng dung dịch chúng ta cần rửa tay kỹ trước khi nhỏ; ngửa đầu hay nằm xuống và nhìn lên trên; nhẹ nhàng nắm mi mắt dưới lông mi và kéo khỏi mắt để tạo thành một túi; đặt ống nhỏ giọt thẳng phía trên mắt; không để ống nhỏ giọt tiếp xúc với ngón tay, mắt hoặc bất kỳ bề mặt nào; giữ khoảng cách từ mắt đến đầu ống nhỏ giọt khoảng 2,5 cm.
Khi nhỏ mắt, tránh chạm tay vào đầu ống nhỏ giọt để không gây ô nhiễm thuốc: Cần nhìn lên trên trước khi nhỏ một giọt thuốc vào mắt; thả mi mắt ra từ từ và nhẹ nhàng nhắm mắt lại; với đôi mắt khép kín, dùng áp lực nhẹ nhàng của một ngón tay ấn vào góc bên trong của mắt 2 đến 3 phút để làm chậm thoát dung dịch thuốc; không rửa ống thuốc; không sử dụng thuốc nhỏ mắt có thay đổi màu sắc hoặc có chứa chất kết tủa; nếu dùng hơn một loại thuốc nhỏ mắt thì chờ tối thiểu là 5-10 phút trước khi nhỏ loại thứ 2.
Dùng thuốc nước trước thuốc mỡ
Ngoài dung dịch thì còn có các dạng sau đây:
- Nhũ tương: Là hỗn hợp của dầu và nước, cách nhỏ thuốc như dung dịch và dịch treo nhưng khác ở chỗ là không phải lắc trước khi dùng.
- Mỡ: Mục đích chính của mỡ tá dược trong nhãn khoa là kéo dài thời gian tác dụng của thuốc trên bề mặt nhãn cầu. Thuốc thường được sử dụng cho trẻ em vì trẻ thường khóc mỗi khi nhỏ thuốc; điều trị các tổn thương khác ở bán phần trước của mắt như xước giác mạc. Khi phải dùng cả thuốc nước và thuốc mỡ thì dùng thuốc nước trước khi dùng thuốc mỡ vì thuốc mỡ làm giảm sự hấp thu thuốc nước.
Video đang HOT
Khi sử dụng thuốc mỡ, chú ý rửa tay kỹ trước khi nhỏ thuốc; ngửa đầu hay nằm xuống và nhìn lên trên; nhẹ nhàng nắm dưới mi mắt dưới lông mi và kéo mí mắt khỏi mắt để tạo thành một túi; đặt 1-1,5 cm thuốc mỡ vào sâu bên trong túi mi mắt bằng cách ép tuýp thuốc nhẹ nhàng và từ từ bỏ mí mắt ra; đóng mắt từ 1 đến 2 phút; có thể xảy ra nhìn mờ tạm thời; tránh các hoạt động đòi hỏi thị lực cho đến khi hết mờ; loại bỏ thuốc mỡ quá mức xung quanh mắt hoặc đầu ống thuốc mỡ bằng khăn giấy vô khuẩn; nếu sử dụng hơn một loại thuốc mỡ thì chờ khoảng 10 phút mới dùng đến loại thứ 2.
- Dạng keo (gel): Thuốc dạng này thường được dùng cho bệnh nhi. Các thuốc hay dùng dạng này là thuốc dãn đồng tử hay liệt cơ thể mi. Thuốc được cung cấp bằng một dụng cụ phun mù hoặc lọ xịt vô khuẩn.
- Dạng chải mi: Sản phẩm thương mại hiện có là chất tẩy rửa mí mắt, dung dịch hoặc mỡ kháng sinh, được đưa trực tiếp vào mi mắt để điều trị viêm bờ mi. Dạng này có thể sử dụng bằng cách đưa thuốc vào đầu tăm bông và chà lên bờ mi nhiều lần mỗi ngày. Các sản phẩm thương mại cung cấp dưới dạng miếng gạc với chất tẩy rửa mí mắt cũng rất thuận tiện trong sử dụng.
Thận trọng khi dùng thuốc mỡ
Thuốc mỡ có thể làm mờ tầm nhìn nên phải dùng thận trọng trong điều kiện đòi hỏi hình ảnh rõ ràng (ví dụ lái xe, vận hành thiết bị máy móc, đọc sách, báo…) hoặc sử dụng trước khi đi ngủ; kiểm soát ngày hết hạn chặt chẽ; không sử dụng thuốc đã hết hạn. Thuốc nước và thuốc mỡ rất hay bị dùng sai. Vì vậy, thầy thuốc cũng không nên cho rằng bệnh nhân đã biết làm thế nào để tối đa hóa việc sử dụng an toàn và hiệu quả của các loại thuốc này mà phải hướng dẫn bệnh nhân cụ thể cách sử dụng thuốc.
Theo Vnmedia
Các sai lầm hay gặp khi dùng thuốc
Có bệnh thì phải dùng thuốc, nhưng phải dùng đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều.
Nhiều người có thói quen tự ý dùng thuốc ngay cả khi chưa có bệnh hoặc không biết cách sử dụng thuốc. Khi đó, thuốc sẽ không phát huy được tác dụng chữa bệnh mà người sử dụng sẽ gặp những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.
Không dùng thuốc corticoid tùy tiện.
Bôi thuốc mỡ chứa corticoid: chữa bách bệnh về da
Thuốc mỡ (dạng cream bôi) chứa corticoid là những chế phẩm có tác dụng nhanh trong điều trị một số bệnh ngoài da, sẩn ngứa, dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh... Thuốc được hấp thu nhanh, nhiều ở vùng da mỏng như: bẹn, bìu, hố nách, mặt cổ và da đầu. Được hấp thu ít là bôi ở vùng cẳng tay, đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay. Qua da, lượng thuốc được hấp thu sẽ phân bố vào da, cơ, gan, ruột và thận.
Tuy thuốc mỡ corticoid có tác dụng tốt và nhanh nhưng không phải là thuốc chữa được "bách bệnh" về da. Mặt khác, thuốc còn có chống chỉ định trong một số trường hợp và có những tác dụng phụ, phản ứng quá mẫn như viêm da, ngứa, trứng cá đỏ, thậm chí có thể bị teo da, vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát...
Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của corticoid bôi tại chỗ là gây teo da. Biến chứng này thường xảy ra sớm với các loại corticoid tác dụng mạnh như clobetasol propionate, fluocinolon acetonide... Trẻ em có nguy cơ teo da cao nhất. Dùng phối hợp với corticoid toàn thân hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng sau thoa thuốc cũng làm tăng nguy cơ teo da.
Biểu hiện của teo da bao gồm các vết bầm tím, da trở nên bóng và có các khía. Khi dùng thuốc chỉ bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị bệnh, nếu bôi dày, bôi nhiều lần (hơn 3 lần/ngày), kéo dài (quá 1 tuần) thì dễ bị tác dụng phụ của corticoid và các thành phần phối hợp. Đối với một số người có cơ địa quá mẫn cảm, nếu bôi lâu ngày, nhất là ở vùng da mỏng (da vùng cổ, mặt, lòng trong cánh tay...) sẽ gây teo da, giãn mạch.
Việc lạm dụng thuốc mỡ corticoid trong thời gian dài còn bị phản tác dụng vì thuốc không ngăn ngừa được bệnh tái phát, mà khi tái phát, bệnh lại nặng hơn trước, cứ thế người bệnh luôn phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, người ta còn thấy tác dụng chống viêm của các corticoid có thể bị giảm nhanh khi dùng nhắc lại.
Tuyệt đối không được bôi thuốc mỡ corticoid lên vùng da bị nấm (hắc lào, lang ben...) hay lên các vùng da tổn thương do virut (herpes, thủy đậu...) hoặc các vết thương hở đang có nhiễm khuẩn cấp tính sẽ làm bệnh nặng thêm và lan rộng.
Dùng thuốc nhỏ mắt để phòng bệnh
"Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng" - câu này nói lên sự khó chịu thế nào khi bị đau mắt. Vậy nên nhiều người khi thấy mắt có hơi chút lộm cộm là đi mua thuốc nhỏ mắt về dùng. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt chứa nhiều hoạt chất khác nhau, để điều trị, chủ yếu có hai loại: thuốc chỉ chứa kháng sinh và thuốc kết hợp corticoid với kháng sinh.
Việc lạm dụng thuốc sẽ gây những hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là loại thuốc kết hợp corticoid với kháng sinh. Trong thành phần thường có một kháng sinh là: polymyxin, neomyxin hoặc chloramphenicol (có tác dụng chống nhiễm khuẩn) và một thành phần là corticoid như dexamethason (có tác dụng chống viêm).
Khi tra, nhỏ các thuốc có chứa các thành phần trên sẽ nhanh chóng làm giảm đỏ mắt. Thuốc được sử dụng hiệu quả trong điều trị đau mắt đỏ và được dùng trong các bệnh như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, viêm thượng củng mạc... Corticoid là chất kháng viêm rất mạnh, dùng đúng chỉ định sẽ có kết quả tốt trong điều trị. Còn sử dụng corticoid không đúng chỉ định sẽ gây biến chứng.
Thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid còn là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến đục thủy tinh thể (với biểu hiện nhìn mờ, chói mắt khi ra trời nắng, thị lực giảm nhiều). Biến chứng đáng sợ của thuốc nhỏ mắt chứa corticoid là gây tăng nhãn áp, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và gây giảm thị lực vĩnh viễn...
Dùng men vi sinh cùng thuốc kháng sinh
Kháng sinh đang là loại thuốc bị lạm dụng nhiều nhất hiện nay khiến cho vi khuẩn ngày càng nhờn và kháng lại kháng sinh. Điều này làm đau đầu các nhà quản lý và giới chuyên môn. Nhiều trường hợp tự mua kháng sinh về dùng như một biện pháp phòng bệnh. Bệnh chưa cần thiết phải dùng kháng sinh cũng uống kháng sinh. Uống kháng sinh không đủ liều...
Bên cạnh đó, một sai lầm rất dễ gặp khi dùng kháng sinh, đặc biệt là cho trẻ nhỏ là: dùng kháng sinh đồng thời với men vi sinh và sữa chua. Nhiều người cứ nghĩ rằng khi dùng kháng sinh phải dùng kết hợp chế phẩm vi sinh, sữa chua để phòng tránh táo bón do kháng sinh gây ra. Trong đơn thuốc, bác sĩ cũng kê chế phẩm vi sinh và kháng sinh cho người bệnh mà không dặn dò kỹ về thời điểm dùng hai loại thuốc này khiến nhiều người uống chế phẩm vi sinh đồng thời kháng sinh.
Cách dùng này không đúng vì khi vào cơ thể, kháng sinh sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh, cơ thể bị mất đi một lượng lớn vi khuẩn có lợi. Để giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, cần bổ sung chế phẩm vi sinh hoặc sữa chua vào thời điểm khi đã hết một liệu trình uống kháng sinh, không uống cùng thời điểm dùng kháng sinh.
Vì trong khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn thì chế phẩm vi sinh lại "làm việc ngược lại" là cung cấp thêm lợi khuẩn cho cơ thể, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh. Vì vậy, kháng sinh và chế phẩm vi sinh sẽ "công" nhau và làm giảm tác dụng của nhau.
Tóm lại, khi có bệnh, cần đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh kê đơn thuốc, tuân theo chỉ dẫn trong đơn thuốc, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.
Theo DS. Trung Đức
Sức khỏe và Đời sống
Xài thuốc mỡ bôi da, thủng nguyên lỗ trên đầu Một người đàn ông người Úc đã vô tình tạo ra một lỗ thủng ngay bên trán phải của mình do xài nhằm thuốc giả. Theo thông tin từ một bệnh viện ở Brisbane, Úc cung cấp, người đàn ông 55 tuổi này đến khám trong tình trạng thái dương bên phải có một lỗ thủng có chiều rộng khoảng 2,54 cm (1...