Sử dụng thuốc Nam trị xoang sao cho đúng?
Nhờ an toàn và hiệu quả nên ngày càng có nhiều người tin tưởng sử dụng thuốc Nam trong điều trị viêm xoang. Nhưng sử dụng thuốc Nam thế nào cho đúng thì không phải người bệnh nào cũng biết và áp dụng chuẩn xác.
Sai lầm thường gặp khi sử dụng thuốc Nam
Nhiều người quan niệm đã là thuốc Nam thì ít khi nào có hại, “không bổ đầu cũng bổ chân”. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh thường tìm đến các cơ sở điều trị bằng thuốc Nam để mua thuốc mà ít khi để ý tới thành phấn, xuất xứ của chúng. Không ít trường hợp bị dị ứng do thuốc không phù hợp, không được bảo quản tốt hoặc do khâu xử lý không đạt chuẩn. Điều này dẫn đến hậu quả “tiền mất tật mang”, bệnh không những khỏi mà còn mắc thêm các bệnh khác.
Sai lầm tiếp đến thường gặp là sự nóng vội, muốn bệnh khỏi ngay trong một thời gian ngắn của không ít người bệnh. Thuốc Nam không tác dụng nhanh chóng và tức thì như thuốc Tây nên để lành bệnh cần có thời gian. Nhiều bệnh chỉ sử dụng được 2 đến 3 tuần chưa thấy đỡ đã tự ý bỏ hoặc tìm đến các loại thuốc khác.
Cùng với sự thiếu kiên trì, quên uống thuốc, uống không đúng với hướng dẫn sử dụng hoặc đơn kê cũng là những lỗi thường gặp của người bệnh. Việc sử dụng thuốc không đều đặn hoặc dồn thuốc của ngày quên uống vào ngày hôm sau sẽ không phát huy được tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Hơn nữa, trong và sau quá trình điều trị có rất ít người bệnh ý thức được việc giữ gìn vệ sinh khoang mũi cũng như kiêng một số loại đồ ăn không tốt cho bệnh như các loại đồ cay, đồ lạnh, các chất kích thích (rượu, bia, cafe…). Do đó, những trường hợp này thường phải điều trị trong thời gian lâu hơn và nguy cơ tái phát cũng cao hơn.
Cam thảo dây – Một trong những thảo dược chữa viêm xoang
Sử dụng thuốc Nam đúng cách
Video đang HOT
Để tránh dị ứng do thuốc kém chất lượng, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm viên nang của các nhà sản xuất đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, kiểm nghiệm khắt khe ở mức quốc tế bao gồm GMP – WHO (thực hành sản xuất thuốc tốt); GLP (thực hành tốt phòng thí nghiệm) và GSP (Thực hành tốt bào quản thuốc)…
Do điều trị từ căn nguyên của bệnh, nên thuốc Nam cũng có khả năng trị dứt điểm bệnh nếu được dùng đúng cách và đủ liệu lượng. Đối với bệnh viêm xoang, mỗi đợt điều trị bằng thuốc Nam cần kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy tình trạng nặng, nhẹ của bệnh. Trong thời gian này, người bệnh phải dùng thuốc đều đặn đến khi dứt hẳn bệnh mới dừng lại hoặc duy trì dùng liều phòng ngừa (tức uống liều bằng liều cũ).
Ngoài ra, để tăng hiệu quả phòng trị viêm xoang, song song với “uống trong” nên kết hợp “chữa ngoài” bằng cách sử dụng thuốc xịt thảo dược. Bên cạnh tác dụng rửa, vệ sinh khoang mũi, thuốc xịt thảo dược còn chứa các hoạt chất kháng viêm hỗ trợ rất tốt cho thuốc uống.
Nếu gặp hiện tượng “công thuốc” (đau tặng nặng, ra nhiều dịch mủ) trong khoảng 1 đến 3 tuần đầu, người bệnh không nên lo lắng hay bỏ thuốc bởi “công thuốc” chỉ là biểu hiện cụ thể rõ ràng về việc thuốc đang có tác dụng tốt trong việc loại trừ dịch nhầy, vi khuẩn ra khỏi cơ thể, điều trị tận gốc bệnh xoang. Lúc này, bệnh nhân có thể uống thuốc tây theo đơn kê của bác sĩ để giảm đau từ 3 – 5 ngày. Sau khi đỡ, tiếp tục sử dụng thuốc Nam. Qua giai đoạn công thuốc, các triệu trứng sẽ giảm dần và hết hẳn.
Đối với những bệnh nhân đã khỏi bệnh vẫn nên giữ vệ sinh mũi họng, tránh tiếp xúc bụi, khói; hạn chế dùng các loại thực có chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ; nên giữ ấm vùng cổ, ngực, mũi để tránh tái phát.
Thông tin cần biết:
Thông Xoang Tán Nam Dược là viên nang có thành phần là bài thuốc cổ phương Tân Di Tán, được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới).
Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần. Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Tư vấn: 043.995.3901 Website: http://viemxoang.vn
Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT.
Theo Dân trí
Các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh tay - chân - miệng
Cho đến nay, chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Do chưa có vắc xin cũng như thuốc điều trị đặc hiệu, khi mắc tay - chân - miệng, bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng.
Ảnh minh họa: Internet
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng...) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn.
Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo.
Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.
Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách.
Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
Theo TPO
Vì sao thuốc Nam chữa xoang hiệu quả? Cả Tây y và Đông y đều điều trị bệnh trên nền tảng sao cho giải phóng được các dị nguyên gây ra bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, khác với Tây y là dùng đến phẫu thuật để làm sạch các hốc xoang, thuốc Nam lại dựa vào cơ chế "bài nùng sinh cơ" để làm sạch xoang. Cả Tây y và Đông...