Sử dụng thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai
Không có loại thuốc nào là tuyệt đối an toàn nhất là đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai.
Trong một số trường hợp người mẹ bị hen suyễn, nhiễm trùng, tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ… thì việc dùng thuốc là bắt buộc nhưng phải có sự chỉ định, theo dõi của bác sĩ.
Thuốc cho phụ nữ mang thai
Vấn đề an toàn cho phụ nữ mang thai đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất lâu, cả trong quá trình phát triển thuốc. Tuy nhiên, những dữ liệu và kinh nghiệm lâm sàng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ vẫn còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do phụ nữ mang thai là đối tượng không được phép thử nghiệm thuốc. Kết quả từ sự thực nghiệm trên động vật không thể suy ra cho con người.
Do đó, ở mục khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai trên tờ thông tin thuốc thường là “Cân nhắc sử dụng dựa trên lợi ích, nguy cơ” (trừ các thuốc đã có chống chỉ định rõ ràng cho phụ nữ mang thai như isotretinoin, warfarin…). Có nghĩa là thuốc chỉ nên được kê đơn khi lợi ích cho người mẹ hoặc thai nhi vượt trội hơn so với nguy cơ dựa trên đánh giá nhiều phương diện của bác sĩ chuyên khoa.
Thảm họa Thalidomide, bài học đắt giá về dùng thuốc ở phụ nữ mang thai
Không có một thuốc nào là 100% an toàn. Thuốc cho phụ nữ mang thai càng phải thận trọng. Thuốc có thể an toàn cho thai nhi ở giai đoạn này, nhưng ở giai đoạn khác lại không đảm bảo. Ngay cả với những loại thuốc được xem là an toàn, rủi ro vẫn có thể xảy ra khi dùng liều cao. Đặc biệt là những biến cố hiếm gặp bởi chưa có đủ báo cáo, thống kê khoa học toàn diện.
Hoặc thuốc được đưa ra thị trường chưa lâu và chưa có đủ thời gian để xác thực độ an toàn. Chú ý rằng, hệ thống phân loại mức độ an toàn của dược phẩm theo chữ cái (A, B, C, D, X) của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã được loại bỏ để thay thế bằng các thông tin cụ thể hơn về nguy cơ, đánh giá trên lâm sàng và dữ liệu liên quan.
Điều đó nhằm cung cấp cho chuyên gia y tế cũng như thai phụ cái nhìn trực quan hơn về thuốc sắp được sử dụng để có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Để hạn chế tối đa các bất lợi cho thai nhi cả sau khi đứa bé được sinh ra, khi sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai bản thân người dùng thuốc cũng như cán bộ y tế cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Hạn chế tối đa dùng thuốc, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kể cả với thuốc không cần kê đơn và thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung…
- Nếu bắt buộc phải dùng, nên chọn thuốc có độ an toàn cao nhất, dựa trên sự cân nhắc nhiều mặt của bác sĩ đối với sự an toàn của mẹ và thai nhi.
Thuốc sử dụng trong thai kỳ và yếu tố nguy cơ
Thuốc giảm đau – hạ sốt
Paracetamol (hay acetaminophen) là loại thuốc được xem là an toàn để giảm đau, hạ sốt cho thai phụ. Mặc dù có một số nghi ngờ về sự liên quan giữa loại thuốc này và chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ, nhưng không đủ bằng chứng để kết luận.
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Vào tháng 10/2020, FDA đưa ra khuyến cáo tránh sử dụng nhóm thuốc này từ tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ, bởi có thể gây ra các bệnh lý thận hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở thai nhi, dẫn đến lượng nước ối xung quanh em bé thấp và các biến chứng như suy thận, thậm chí tử vong cho thai nhi có thể xảy ra.
Nguy cơ về đóng ống động mạch sớm ở thai nhi cũng đã được cảnh báo. Các thuốc trong nhóm này như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac, celecoxib… được sử dụng phổ biến. Cần chú ý cả trong các sản phẩm thuốc, sirô trị ho và cảm sốt nhiều thành phần bởi rất có thể có chứa các hoạt chất này.
Video đang HOT
Thuốc điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp mạn tính và tăng huyết áp thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ hạn chế tăng trưởng thai nhi, thiếu nước ối, sinh non và thai chết lưu. Các thuốc được ưu tiên sử dụng là methyldopa, labetalol và hydralazine. Trong đó methyldopa thường là lựa chọn đầu tay của bác sĩ trong suốt thai kỳ và hydralazine thường được dùng trong tăng huyết áp cấp và tiền sản giật. Việc theo dõi huyết áp trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, bởi nếu huyết áp thấp do điều trị các thuốc hạ áp quá mức cũng làm giảm tưới máu nhau thai, làm thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Như captopril, enalapril, lisinopril, ramipril… cùng với nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II ( losartan, valsartan…) không được khuyến cáo sử dụng trong giai đoạn 2 và 3 của thai kỳ, bởi dữ liệu nghiên cứu còn ít ỏi, cũng như những nguy cơ gây độc cho bào thai đã được ghi nhận.
Thuốc chống dị ứng và corticoid
Các thuốc kháng histamine (cả thế hệ 1 và 2) đều được khuyên chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết để chống dị ứng vì thiếu dữ liệu an toàn. Trong đó, chlorpheniramine là thuốc được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng (như cơn động kinh) ở trẻ sơ sinh.
Phụ nữ mang thai không tự ý sử dụng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, kể cả thuốc không cần kê đơn và thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung
Các corticoid dùng đường uống, đặc biệt khi sử dụng liều cao sẽ làm tăng nguy cơ dị tật sứt môi, hở hàm ếch, nhẹ cân, sinh non ở trẻ và đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật ở người mẹ. Đối với thai phụ bị hen suyễn hoặc viêm mũi, corticoid dạng hít được khuyến cáo sử dụng cùng với các liệu pháp thông thường vì không gây ra các nguy cơ như corticoid dạng uống.
Thuốc điều trị đái tháo đường
Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và quản lý cân nặng là những liệu pháp để kiểm soát đường huyết trong thai kỳ, nếu không hiệu quả mới sử dụng thuốc. Khi Insulin là lựa chọn ưu tiên để kiểm soát đái tháo đường vì thuốc không qua được nhau thai. Tuy nhiên, có rất nhiều loại insulin khác nhau về hoạt lực và thời gian tác động. Loại insulin sử dụng nên được bác sĩ chỉ định để kiểm soát đường huyết tốt hơn cũng như giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết quá mức ở cả mẹ và thai nhi. Các thuốc uống khác như metformin, không được khuyến cáo sử dụng, dù không gây ra các nguy cơ đáng kể.
Thuốc chống nôn
Khi tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, các thuốc chống nôn được xem là tương đối an toàn cho thai nhi. Bên cạnh đó, phương pháp chia nhỏ bữa ăn và sử dụng gừng tươi để chống nôn cũng được khuyên dùng vì hiệu quả và an toàn.
Không có một thuốc nào là 100% an toàn. Thuốc cho phụ nữ mang thai lại càng phải được thận trọng. Thuốc có thể an toàn cho thai nhi ở giai đoạn này, nhưng ở giai đoạn khác lại không đảm bảo. Ngay cả với những loại thuốc được xem là an toàn, rủi ro vẫn có thể xảy ra khi dùng liều cao. Đặc biệt là những biến cố hiếm gặp bởi chưa có đủ báo cáo, thống kê khoa học toàn diện. Hoặc thuốc được đưa ra thị trường chưa lâu và chưa có đủ thời gian để xác thực độ an toàn.
Cao huyết áp khi mang thai thường xảy ra vào thời điểm nào? Làm thế nào để nhận biết?
Cao huyết áp thai kỳ thường khởi phát sau tuần thứ 20 ở phụ nữ có chỉ số huyết áp bình thường trước khi mang thai.
Tuy nhiên cao huyết áp khi mang thai cũng có thể là bệnh mãn tính nếu thai phụ có tiền sử tiểu đường, béo phì, tim mạch... trước đó.
Phụ nữ có những thay đổi lớn về sinh lý trong thời kỳ mang thai. Một số cơ quan như vú, tử cung phát triển lớn hơn dẫn đến tăng sinh mạch máu. Điều này khiến cơ thể cần nhiều máu hơn để nuôi dưỡng bào thai khiến tình trạng huyết áp thay đổi.
Thông thường huyết áp ở phụ nữ mang thai có khuynh hướng giảm từ 10 - 15%. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp cao huyết áp khi mang thai do các bệnh lý nội khoa hoặc chế độ sinh hoạt thiếu khoa học.
Theo dõi tình trạng huyết áp trong thai kỳ là vô cùng cần thiết. Đây là cách bảo vệ bản thân và thai nhi khỏi nguy cơ bị cao huyết áp. Từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Hiểu rõ diễn tiến cao huyết áp trong quá trình mang thai giúp chúng ta phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả hơn.
Cao huyết áp khi mang thai xảy ra vào tuần thai thứ bao nhiêu? - Ảnh: Internet
1. Cao huyết áp khi mang thai xảy ra vào thời điểm nào?
Năm 2017, Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã hạ thấp các định nghĩa về tăng huyết áp. Đồng thời, họ đưa ra các hướng dẫn mới để đánh giá cao huyết áp ở phụ nữ mang thai.
1.1. Các chỉ số đánh giá tình trạng huyết áp
Theo đó, tình trạng huyết áp bình thường ở thai phụ là từ
Cao huyết áp mãn tính được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu 140 mmHg, huyết áp tâm trương 90 mmHg trong 2 lần đo liên tiếp trước tuần thứ 20 của thai kỳ.
1.2. Nhóm rối loạn cao huyết áp khi mang thai
Cao huyết áp khi mang thai được phân loại dựa vào các tiêu chuẩn như sau:
- Cao huyết áp mạn tính: Đây là trường hợp thai phụ có tiền sử tăng huyết áp trước khi mang thai. Tăng huyết áp mạn tính phức tạp chiếm khoảng 5% trong số các trường hợp mang thai.
- Cao huyết áp thai kỳ: Đây là trường hợp cao huyết áp phát sinh sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Thông thường với cao huyết áp thai kỳ, tình trạng huyết áp của người mẹ sẽ hồi phục và ổn định sau khi sinh được 6 tuần. Và nó thường không kèm theo Protein trong nước tiểu.
Có tới 6 - 10% phụ nữ mang thai gặp phải cao huyết áp thai kỳ. Tình trạng bệnh phổ biến hơn ở các bà mẹ mang thai lần đầu, mang đa thai hoặc tăng cân đột ngột trong thời gian mang thai. Mặc dù, người mẹ có thể khỏi bệnh sau khi sinh em bé, nhưng cao huyết áp thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp mạn tính sau này.
- Tiền sản giật và sản giật: Biến chứng xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Có biểu hiện tăng huyết áp kết hợp với phù, có protein trong nước tiểu. Trường hợp nặng có thể lên cơn co giật, thậm chí đe doạ tính mạng của mẹ và thai nhi.
- Cao huyết áp mãn tính kết hợp tiền sản giật: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai, thai chết lưu... Đồng thời đe doạ tính mạng của người mẹ nếu không được điều trị sớm.
Tiêu chuẩn phân loại cao huyết áp khi mang thai - Ảnh: Internet
2. Chẩn đoán cao huyết áp khi mang thai
Để chẩn đoán chính xác cao huyết áp khi mang thai, chúng ta cần sử dụng máy đo huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý quan sát sức khoẻ của mình thì có thể phát hiện bệnh sớm qua một số dấu hiệu như: Căng thẳng, mệt mỏi, nóng bừng mặt, đau nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều dẫn đến rối loạn nước điện giải. Mờ mắt hoặc mù tạm thời, tức ngực, khó thở,...cũng là những dấu hiệu thường gặp khi bị cao huyết áp trong thời gian mang thai.
2.1. Chẩn đoán
Một số biện pháp chẩn đoán cao huyết áp khi mang thai được đánh giá cao bao gồm:
- Đo huyết áp đúng cách, thường xuyên trong thai kỳ.
- Tiến hành các xét nghiệm như: Tổng phân tích nước tiểu, nước tiểu 24h để tìm protein niệu. Xét nghiệm chẩn đoán tiền sản giật.
- Xét nghiệm chức năng của tim, gan, thận, đường máu,...Đánh giá mức độ tổn thương của các cơ quan nếu thai phụ bị tiền sản giật.
- Siêu âm định kỳ để đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Chẩn đoán cao huyết áp khi mang thai bằng cách thăm khám định kỳ - Ảnh: Internet
2.2. Dấu hiệu chẩn đoán
Một số dấu hiệu chẩn đoán cao huyết áp khi mang thai có thể kể đến như:
- Tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai do các bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, béo phì... hoặc chế độ sinh hoạt rối loạn.
- Huyết áp 140/90 mmHg trước khi thai nhi được 20 tuần tuổi trong 2 lần đo liên tiếp. Hoặc cao huyết áp được chẩn đoán sau tuần thứ 20 và kéo dài trên 12 tuần sau sinh.
- Huyết áp tâm trương 90 -110mmHg trong 2 lần đo liên tiếp sau 20 tuần tuổi thai. Mỗi lần đo cách nhau 4 giờ và không có protein niệu.
- Trường hợp tiền sản giật nhẹ, huyết áp tâm trương 110mmHg. Huyết áp tâm thu 160mmHg sau 20 tuần tuổi thai. Protein niệu 3 . Kèm theo đó là các dấu hiệu: Tăng phản xạ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, đau vùng thượng vị, phù phổi, thiếu niệu (
- Tiền sản giật nặng được chẩn đoán khi bị cao huyết áp và có ít nhất một trong các dấu hiệu nói trên. Nghi ngờ hội chứng Help khi tan máu vi thể, enzym gan tăng và số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 máu.
Cao huyết áp khi mang thai vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, suy thận, suy tâm thất trái,...ở người mẹ. Nguy cơ tử vong hoặc mắc các bệnh bẩm sinh ở thai nhi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong ở mẹ và bé.
Tìm hiểu kỹ diễn tiến cao huyết áp khi mang thai giúp bạn có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả hơn.
4 kiểu phụ nữ cần sinh con sớm, sinh con muộn, cơ hội làm mẹ không cao Phụ nữ quá căng thẳng với công việc làm nguy cơ vô sinh tăng lên. Xã hội phát triển ngày càng nhanh, yêu cầu công việc đối với phụ nữ ngày càng cao. Việc sinh con khi mang thai chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ. Vì vậy, phụ nữ ngày nay thường có xu hướng kết hôn và sinh...