Sử dụng ngô NK4300 Bt/GT: Thu nhập tăng, giảm chi phí và công chăm sóc
Nhờ việc mạnh dạn chuyển đổi sang trồng ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT, hàng trăm nông dân (ND) ở các xã, huyện của tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ tiết kiệm được chi phí đầu tư, công chăm sóc mà còn có thu nhập tăng nhiều so với trước.
Nhàn hơn với thu nhập tăng
Nhiều năm gắn bó với ruộng đồng, chưa năm nào bà Đặng Thị Thúy ở thôn Nam Hải, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch cảm thấy làm ruộng lại nhàn hạ như vụ ngô xuân hè 2016 này: “Mọi năm, trồng đậu tương, ngô hầu như ngày nào cũng cắm mặt ngoài ruộng không nhổ cỏ thì cũng chăm sóc, bón phân cho cây. Năm nay nhà tôi trồng ngô chuyển gen mới NK4300 Bt/GT thấy nhàn hẳn, chỉ trồng, phun thuốc trừ cỏ 1 lượt chờ đến vụ thu hoạch là xong”.
Cánh đồng trồng ngô NK4300 Bt/GT tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc).
Ảnh: Trần Quang
Bà Thúy cho biết, thời gian đầu vụ nghe cán bộ khuyến nông xã giới thiệu về giống ngô chuyển gen mới, bà và các hộ dân trong thôn Nam Hải còn e ngại, nhưng sau khi được cán bộ Công ty Syngenta Việt Nam đưa đi thăm các ruộng ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT được khảo nghiệm ở Trung tâm giống của tỉnh, bà con trong thôn mới tin lấy giống về trồng thử.Vụ xuân hè 2016 này gia đình bà Thúy trồng 3 sào giống ngô NK4300 Bt/GT trên đất bãi theo hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông xã và công ty. Trước khi trồng, gia đình bà đã làm đất cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, sau đó rạch hàng cách hàng 70cm rồi tra hạt cách hạt 25 – 30cm.
Bà Thúy cho biết thêm, giống ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT còn có ưu điểm vượt trội mà các giống ngô thường trước nay không có được là kháng được sâu đục thân ngô triệt để: “Bình thường mọi năm chúng tôi phải phun thuốc trừ sâu ngô 2-3 lần nhưng giống ngô này kháng được sâu đục thân ngô từ đầu đến cuối vụ, vừa tiết kiệm chi phí do không phải phun thuốc mà mà lại nhàn hơn rất nhiều
Video đang HOT
Để phòng trừ cỏ dại, năm nay bà Thúy chỉ cần phun một lần duy nhất bằng thuốc trừ cỏ cháy chậm (thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Glyphosate) vào giai đoạn ngô được 25-30 ngày. Bà hồ hởi: “Mọi năm làm cỏ rất cực, phun thuốc rồi vẫn phải làm cỏ bằng tay 2 lần mà vẫn dày cỏ, ngô phát triển rất kém. Năm nay chỉ phun có 1 lần mà cỏ sạch trơn đến cuối vụ, cứ thế này có trồng đến 10-20 sào ngô cũng không có gì vất vả cả”.
Vừa đưa chúng tôi đi thăm ruộng ngô đang chín, bà Thúy bảo: “Với kích cỡ bắp như hiện tại tôi dự đoán khi thu hoạch chắc chắn sẽ đạt trên 2 tạ/sào, cao hơn từ 25-30kg/sào so với giống ngô thường vẫn đang trồng”.
Ông Phạm Văn Cẩn – Trưởng thôn Nam Hải cho hay: “Ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT có những ưu điểm vượt trội chưa từng thấy ở các giống ngô cũ trước đây. Ngô không chỉ sinh trưởng phát triển khỏe, cứng cây, kháng được sâu đục thân, chống chịu được thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate mà năng suất của ngô còn cao hơn hẳn so với giống ngô thường. Công lao động, chi phí sản xuất giảm đi mà lợi nhuận của ND chúng tôi lại được tăng lên rất đáng kể”.
Tiếp tục mở rộng diện tích
Ông Trần Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Đông (huyện Lập Thạch) – một trong những địa phương áp dụng mô hình trồng ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT cho rằng: “Với những kết quả đã đạt được trong vụ ngô xuân hè 2016 này, bước sang vụ đông sắp tới, xã sẽ vận động ND tham gia trồng 110ha giống ngô NK4300 Bt/GT để hưởng lợi”.
Ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã có cấp kinh phí và phê duyệt dự toán mô hình sản xuất ngô chuyển gen vụ xuân hè năm 2016. Theo đó, Sở NNPTNT Vĩnh Phúc đã chỉ đạo và giao Trung tâm phối hợp với các địa phương cùng với Công ty Syngenta Việt Nam, Công ty CP Vật tư Bắc Giang triển khai các mô hình sản xuất giống ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT.
Cụ thể, mô hình đã triển khai trên quy mô 672ha tại 34 xã, phường, thị trấn của 7 huyện, thị, từ tháng 1 đến tháng 6.2016. Theo ông Dương, trước khi triển khai, Trung tâm phối hợp phòng NNPTNT, trạm khuyến nông lựa chọn địa bàn triển khai, hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất. Đồng thời, phối hợp Công ty Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật, giới thiệu về đặc điểm của ngô chuyển gen, cùng với kỹ thuật canh tác và thông báo định mức hỗ trợ khi tham gia mô hình tới các hộ ND được biết và làm theo. n
tôm an toàn sinh học, an toàn môi trường… không thể có biện pháp nào hữu hiệu hơn là ứng dụng công nghệ sinh học vào tất cả các khâu kỷ thuật trong toàn bộ quy trình nuôi…” – TS Nguyễn Tấn Sỹ – Viện Nuôi trồng thủy sản Trường ĐH Nha Trang chia sẻ.
Theo Danviet
Chuyển lúa sang trồng màu ở ĐBSCL: Vì sao nhà nông chưa mê?
Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT Vĩnh Long vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề giải pháp phát triển cây màu luân canh trên đất lúa theo hướng bền vững phục vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt vùng ĐồngbằngsôngCửu Long (ĐBSCL).
Diện tích chuyển đổi còn thấp
Theo Trung tấm Khuyến nông quốc gia, chuyển đổi cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.
Thu hoạch khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: C.L
Cụ thể, mục tiêu chuyển đổi của vùng ĐBSCL là khoảng 200.000ha đến năm 2020, trong đó ngô và đậu nành khoảng 70.000ha. Trên thực tế diện tích chuyển đổi từ cây lúa năng suất thấp sang các loại hoa màu khác ở các tỉnh ĐBSCL rất thấp, chỉ đạt 3,6 ngàn ha năm 2015. Việc chuyển đổi diện tích lúa sang cây màu ở vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn. Cây ngô dự kiến trồng chuyển đổi nhiều nhất tại các tỉnh nhưng cũng khó mở rộng diện tích vì hiệu quả kinh tế của ngô cao hơn sản xuất lúa là chưa thuyết phục.
"Trước hết chúng ta cần quy hoạch chuyển đổi, hiệu quả nhất vẫn là quy hoạch ở địa phương, xác định vùng nào chuyển đổi chuyên màu và vùng nào là chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ xen lúa. Ngoài ra, chuyển đổi phải đa dạng hóa cây trồng, ngoài những cây trồng chủ lực thì phải có thêm một số cây khác để phù hợp với từng địa phương...". TS Trần Văn Khởi
Nói về những khó khăn trong sản xuất ngô, ông Trần Văn Dũng - Trưởng Văn phòng Thường trực tại Nam Bộ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết: Ngô trồng trong vụ hè thu rất thích hợp vì vụ này năng suất lúa thấp, mưa cuối vụ, nhưng cũng có khó khăn cho khâu thu hoạch, sơ chế ngô. Giá ngô, đậu tương nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam rất thấp, thậm chí có lúc còn thấp hơn cả giá thành sản xuất ngô trong nước, trong khi sản phẩm ngô hạt nhập về đồng đều về chất lượng, doanh nghiệp có khối lượng lớn phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo nhận định của các đại biểu, có một số nguyên nhân dẫn đến việc chuyển đổi đất lúa ở vùng ĐBSCL còn chậm như: Rất ít giống ngô năng suất cao vượt trội để hơn lúa về hiệu quả kinh tế; sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; rất khó tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, đất dễ bị nhiễm phèn mặn khi trồng màu dẫn đến năng suất thấp; cơ giới hóa trong sản xuất cây màu khó khăn hơn lúa; chưa có hệ thống thủy lợi đồng bộ phục vụ cho trồng màu; chính sách của Nhà nước còn bất cập (Quyết định 62 của Chính phủ), có chính sách hỗ trợ nhưng nguồn kinh phí từ địa phương nên tính khả thi thấp...
Hình thành vùng màu hàng hóa lớn
Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi đất lúa sang màu, nhưng các đại biểu đều cho rằng, trước áp lực về tác hại của biển đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất lúa, giá lúa thấp, bấp bênh nên thu nhập từ lúa giảm, nhu cầu trong nước với sản phẩm ngô và đậu nành ngày càng tăng cao để phục vụ cho chăn nuôi và thực phẩm. Do vậy việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn trên đất lúa vùng ĐBSCL là rất cần thiết.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng đã đưa ra những giống ngô, đậu nành, đậu tương, mè phù hợp với điều kiện đất đai ở vùng ĐBSCL; đề xuất những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân áp dụng chuyển đổi và nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông Lê Quý Kha - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam nhận định: Trong định hướng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, ngô lai và đậu nành được ưu tiên hàng đầu vì dễ trồng, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu vùng ĐBSCL, đồng thời nguồn cung trong nước của đối với 2 loại cây trồng này vẫn không đủ.
"Cần có chính sách đặc thù, đầu tư mô hình chuyển đổi trọn gói, đầu tư khuyến công cho mô hình từ máy làm đất, gieo hạt, thu hoạch, tách hạt đến sấy để nông dân thấy rõ lợi ích của đầu tư cơ giới hóa, hạ giá thành sản xuất. Đây là điểm mấu chốt, góp phần làm cho mô hình có tính ổn định lâu dài ngoài sản xuất, sau khi kết thúc mô hình ở các điểm" - ông Kha đề xuất.
Trao đổi tại diễn đàn về kết quả nghiên cứu mô hình trồng ngô lai trong vụ xuân hè ở TP.Cần Thơ, TS Trịnh Quang Khương - Trưởng Bộ môn Cơ cấu cây trồng, Viện Lúa ĐBSCL, cho hay: Thời gian qua, Viện Lúa ĐBSCL cùng với Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam đã có những nghiên cứu và xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác ngô lai ở ĐBSCL, trong đó điển hình là nghiên cứu ở huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ trong năm 2014 đạt được kết quả khả quan.
TS Trần Văn Khởi - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, khẳng định: Trong chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa là nội dung quan trọng nhất nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiến tới nâng cao hơn nữa giá trị trên 1ha đất nông nghiệp, tạo thành các vùng cây màu hàng hóa lớn cho thu nhập cao chuyển đổi từ đất lúa, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, bảo vệ môi trường, thích ứng với hạn hán ngày càng trở nên gay gắt tại ĐBSCL".
Theo Danviet
Bắt 2 nghi can vụ thảm sát 6 người Sau 4 ngày nỗ lực điều tra, tối 10.7, cơ quan công an bắt 2 nghi can vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước, gây rúng động dư luận những ngày qua. Vũ Văn Tiến (trái) và Nguyễn Hoàng Dương - Ảnh: C.T.V Hai nghi can bị bắt là Vũ Văn Tiến và Nguyễn Hoàng Dương (đều 24...