Sử dụng mật ong trong ngày đèn đỏ
Phụ nữ trong thời kỳ “đèn đỏ” ăn mật ong sẽ không chỉ giúp giảm các triệu chứng do “đèn đỏ” gây ra mà còn giúp tăng cường sức khỏe. Dưới đây là các tác dụng chính của mật ong trong giai đoạn này:
Mặc dù đa phần nữ giới bị đau bụng kinh là do hiện tượng sinh lý nhưng tính kích thích của những cơn đau dữ dội làm cho chị em ăn ngồi không yên, nằm ngủ bất an. Một chuyên gia khoa sản của Mỹ đưa ra một phương án giúp giảm nhẹ cơn đau: Mỗi tối trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nóng thêm vào một thìa mật ong, như thế sẽ giảm nhẹ thậm chí tiêu trừ hết cơn đau.
Theo lý giải, mật ong là một loại dinh dưỡng tự nhiên, tính hòa, nhuận phổi nhuận tràng. Mật ong bao hàm vitamin, khoáng chất và thành phần đường ưu chất có thể thiêu đốt năng lượng trong cơ thể, đồng thời có thể “thanh lọc” cơ thể, làm cho cơ thể phục hồi lại chức năng bài tiết chất cũ mới mà trước đây bị mất đi, cải thiện chứng táo bón và cân bằng đương huyết. Ngoài ra, mật ong có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, bổ trung, giải độc, nhuận khô, giảm đau.
Ngoài ra, trong sữa chứa nhiều kali và trong mật ong giàu ma-giê, có tác dụng làm cân bằng tâm trạng, giảm đau bụng kinh, phòng chống viêm nhiễm và giảm bớt lượng máu chảy ra.
Ảnh minh họa
Giữ ấm
Mật ong thuộc tính nóng, có thể tránh được sự kích thích của hàn lạnh khi bị mưa ướt. Khi có “đèn đỏ” không nên bơi lội hoặc ngồi ở nơi ẩm ướt, tối tăm lạnh lẽo hoặc nơi hút gió hay điều hòa và quạt. Chị em cũng không nên rửa chân hoặc tắm bằng nước lạnh,để tránh gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Video đang HOT
Lưu ý khi dùng mật ong
Không nên pha mật ong với nước sôi nóng hoặc nấu mật ong ở nhiệt độ cao, bởi vì làm nóng không thích hợp sẽ làm cho dưỡng chất trong mật ong bị phá hỏng nghiêm trọng, làm cho chất xúc tác trong mật ong mất đi.
Vì vậy, tốt nhất nên dùng mật ong với nước ấm dưới 40oC hoặc sau khi pha loãng mật ong với nước sôi để nguội, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức, pha mật ong với nước sôi để nguội để uống có thể tiêu trừ nóng, giải nhiệt, là một thứ đồ uống thanh mát bảo vệ tốt cho sức khỏe.
(Theo Dân trí)
Củ cải - Nhân sâm mùa đông
Củ cải trắng là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, ngoài nấu canh, xào với thịt, kho thịt...củ cải còn có rất nhiều cách ăn mới và có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.
Củ cải càng "cay", phòng ung thư càng tốt
Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.
1. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của "chất thải" ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.
2. Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ.
3. Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycoside, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.
Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật
1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày
Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày. Canh củ cải nấu với cải bắp kèm đậu phụ không những đem lại mùi vị rất ngon mà còn có thể gia tăng tiêu hóa, dưỡng dạ dày và giữ ấm cho cơ thể.
2. Kẹo củ cải - giảm nhẹ đau họng
Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.
Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.
Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít " kẹo củ cải". Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật ong thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật ong thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.
3. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da
Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.
Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng Vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.
Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.
Khi chúng ta làm trà là củ cải, đầu tiên rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3-4 ngày, sau khi phơi khô, lấy 30g lá cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sổi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống. Nếu bạn cảm thấy mùi vị không ngon thì có thể thêm vào một ít đường thì sẽ dễ uống hơn.
4. Ăn củ cải sống - nhuận phổi
Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.
Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.
Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.
(Theo Dân trí)
Rau rút chữa chảy máu cam Rau rút, bà con miền Nam gọi là rau nhút (tên khoa học neptunia oleraceae lour) được chế biến thành nhiều món ăn trong gia đình, có mùi vị đặc biệt. Theo y học dân tộc, rau rút có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng bổ trung ích khí, làm dễ ngủ, bổ gân xương, chữa chứng tim hồi hộp, làm thông...