Sử dụng công nghệ cao lừa đảo người bán hàng online
Để người bán hàng qua facebook tin tưởng chuyển hàng cho mình, Tú làm giả hóa đơn chuyển tiền với đầy đủ thông tin thể hiện đã chuyển tiền tới người bán.
Đối tượng Tú lừa đảo nhiều người bán điện thoại, máy tính qua mạng
Ngày 26.4, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết đã khởi tố bị can Trần Ngọc Tú (26 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) vể tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo điều tra, do cần tiền chi tiêu nên Tú lên mạng tìm kiếm thông tin của những người rao bán điện thoại di động, máy tính đắt tiền để lừa đảo. Tú lập nhiều tài khoản facebook khác nhau để liên lạc với những người bán hàng.
Sau khi thỏa thuận giá cả, Tú đề xuất với người bán hàng sẽ thực hiện việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Để người bán hàng tin tưởng, Tú cung cấp số điện thoại của mình, đồng thời bảo bị hại gửi thông tin tài khoản ngân hàng để Tú chuyển tiền trước khi giao hàng.
Video đang HOT
Sau khi người bán gửi số tài khoản, Tú dùng công nghệ chỉnh sửa thông tin trên phiếu chuyển tiền qua dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking). Phiếu chuyển tiền giả của Tú ghi đầy đủ thông tin tài khoản người bán hàng gửi trước đó và số tiền đã thỏa thuận.
Làm giả xong phiếu chuyển tiền, Tú chụp lại phiếu giao dịch rồi gửi tới người bán để chứng minh rằng đã thực hiện việc chuyển tiền mua hàng.
Tưởng Tú đã chuyển tiền thật, nhiều người bán hàng đã giao hàng cho đối tượng này. Đến khi kiểm tra tài khoản không thấy tiền, người bán hàng mới tá hỏa phát hiện mình bị lừa.
Cơ quan điều tra xác định, có ít nhất 4 trường hợp bán hàng qua mạng trở thành nạn nhân của Tú. Trong đó có anh Lê Thanh T (ở Hòa Bình, chuyên buôn hàng xách tay) bị Tú lừa mất 3 chiếc điện thoại iPhone Plus trị giá 43 triệu đồng. Gần nhất ngày 13.4 vừa qua, anh Cù Huy H (Mê Linh, Hà Nội) bị Tú lừa đảo chiếm đoạt một chiếc máy tính xách tay giá 14 triệu đồng.
Hiện, Công an quận Tây Hồ đang mở rộng điều tra, làm rõ vụ việc.
Theo_Dân việt
Tội phạm công nghệ cao ngày càng nguy hiểm
Lợi dụng mạng Internet, tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam đang gây nhiều hậu quả xấu đối với xã hội
Thời gian qua tội phạm sử dụng mạng internet, mạng viễn thông để hoạt động tội phạm diễn biến phức tạp. Các đối tượng tấn công, xâm nhập cơ sở dữ liệu của các ngân hàng, doanh nghiệp bán hàng, thanh toán trực tuyến hoặc sử dụng các loại phần mềm, thiết bị chuyên dụng trộm cắp thông tin thẻ tín dụng để làm thẻ giả, mua hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ hoặc mua vé máy bay, thanh toán trực tuyến, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Theo Đại tá Hồ Sỹ Niên, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, tội phạm sử dụng mạng internet, viễn thông lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường thông qua các hình thức như; Kinh doanh, bán hàng đa cấp, huy động vốn, kinh doanh sàn vàng trái phép. Các đối tượng sử dụng mạng internet, viễn thông thực hiện các hành vi tống tiền cá nhân, doanh nghiệp; tổ chức đánh bạc và đánh bạc, nhất là cá độ bóng đá...
Ông Niên cho biết, nguy hiểm hơn một số đối tượng người nước ngoài còn móc nối với đối tượng Việt Nam sử dụng mạng viễn thông giả danh các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại.
Theo ông Niên, bọn chúng dùng thủ đoạn gọi từ Trung Quốc nhưng hiện số ở Việt Nam của các cơ quan như công an, kiểm sát, tòa án hoặc số ở Hà Nội hay TPHCM. Bọn chúng thông báo tiền trong tài khoản của các bị hại là tiền trong các đường dây phạm tội ma túy hay buôn bán người và yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản của chúng để kiểm tra xem tiền bẩn hay tiền sạch sau đó chúng rút để chiếm đoạt.
Trước diễn biến phức tạp của tội phạm sử dụng công nghệ cao, lực lượng công an đã chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm, những địa bàn trọng điểm cũng như các phương thức, thủ đoạn của tội phạm để có biện pháp phòng, chống. Phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao. 5 năm qua, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cả nước đã phát hiện, xác minh và phối hợp điều tra gần 1.500 vụ việc. Trong đó riêng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã phát hiện, xác minh gần 1.000 vụ, thu hồi hơn 100 tỷ đồng và hàng ngàn máy tính, máy móc chuyên dụng trị giá hàng chục tỷ đồng.
Theo Trung tướng Nguyễn Công Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, công tác phân tích, phục hồi dữ liệu, chứng cứ điện tử đóng vai trò quan trọng trong điều tra, xử lý tội phạm công nghệ cao.
5 năm qua, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phân tích, phục hồi các dữ liệu điện tử với hơn 2.500 thiết bị các loại. Từ đó giúp các đơn vị công an, thu thập củng cố nhiều tài liệu, chứng cứ điện tử quan trọng, góp phần phá thành công hàng trăm vụ án lớn. Đồng thời hướng dẫn công an các đơn vị phương pháp thu thập, bảo quản tài liệu, chứng cứ là dữ liệu điện tử góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra.
Quá trình đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, lực lượng công an gặp không ít những khó khăn. Thượng tá Cao Xuân Lợi, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TPHCM cho biết, hầu hết các tài liệu chứng cứ là dữ liệu điện tử lưu trữ trên máy tính, mạng internet, trang mạng do nước ngoài quản lý nên công tác thu thập bảo quản và chuyển hóa chứng cứ bị hạn chế. Nhiều trường hợp không thu thập chuyển hóa chứng cứ được. Các đối tưởng sử dụng nikname, email thông tin không đầy đủ hoặc giả mạo, sử dụng sim rác để giao dịch nên khó xác định nhân thân địa chỉ thực của đối tượng.
Thượng tá Cao Xuân Lợi đề nghị Bộ Công an kiến nghị Ngân hàng Nhà nước khi mở tài khoản cho người nước ngoài, ngoài yêu cầu cung cấp hộ chiếu phải có bảo lãnh của tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam, cá nhân người Việt Nam kèm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng minh nhân dân có chứng thực của tổ chức hoặc cá nhân bảo lãnh. Thực tế điều tra một số vụ án lừa đảo, các đối tượng đều sử dụng tài khoản mở ở ngân hàng. Tài khoản mở ở ngân hàng rất đơn giản chỉ cần có CMND hoặc hộ chiếu. Qua hàng trăm vụ các đối tượng sử dụng CMND, hộ chiếu giả hoặc CMND thật nhưng ảnh giả nên khó cho điều tra.
Cùng với việc đấu tranh của lực lượng công an, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về thủ đoạn và tính nguy hiểm của tội phạm sử dụng công nghệ cao, biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa tội phạm. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cảnh báo đến người dân và doanh nghiệp về những rủi ro mất an ninh, an toàn internet, viễn thông và nguy cơ từ tội phạm sử dụng công nghệ cao. Xây dựng, duy trì website của lực lượng cảnh sát để tiếp nhận, xử lý tin báo của người dân về tội phạm sử dụng công nghệ cao./.
Quang Chính
Theo_VOV
Khám phá đường dây làm giả giấy tờ cưới chồng Trung Quốc Từng được môi giới lấy chồng nước ngoài, Hồng Anh móc nối với người khác làm giả giấy tờ và môi cho 2 người đàn ông Trung Quốc cưới vợ Việt Nam. Đưa người ra nước ngoài với thủ đoạn môi giới hôn nhân Ngày 25-4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Cần Thơ đang tạm giữ đối với Nguyễn Thị...