Sự đổi ngôi thần tốc và thực lực tài chính của DIC Corp
Sau khi các cổ đông cũ rút vốn, DIC Corp vẫn duy trì nguồn lực, thuận lợi hơn trong việc hợp tác thực hiện dự án tại Vũng Tàu, nhưng sức mạnh tài chính không phải quá hùng hậu.
Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt không còn là cổ đông của DIC Corp nữa, thay vào đó, Him Lam trở thành cổ đông lớn nắm giữ 21,49% vốn tại DIC Corp.
Sự đổi ngôi thần tốc
Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt vừa bán ra 29,42 triệu cổ phiếu DIG, thu về gần 700 tỷ đồng và không còn là cổ đông của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) nữa. Đây chỉ là một trong những nhà đầu tư tham gia đợt sang tay “khủng” 134 triệu cổ phiếu DIG đầu tháng 12/2020, với tổng giá trị lên tới gần 2.900 tỷ đồng.
Một cổ đông mới xuất hiện sau các giao dịch lớn nêu trên là Công ty cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam, với khối lượng mua vào lên tới 68 triệu cổ phiếu DIG, giá trị ước tính 1.455 tỷ đồng. Sau đợt mua vào này, Him Lam trở thành cổ đông lớn nắm giữ 21,49% vốn tại DIC Corp.
Him Lam không phải là cổ đông duy nhất muốn mua thêm cổ phiếu DIG. Ở phía lãnh đạo DIC Corp, ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT cũng đang trong giai đoạn đăng ký mua thêm lần lượt 10 triệu và 18 triệu cổ phiếu DIG…
Video đang HOT
Trước khi thực hiện đợt mua vào nêu trên, Him Lam từng có kế hoạch liên doanh cùng DIC Corp thực hiện Dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu. Tuy nhiên, phương án thành lập liên doanh do DIC Corp nắm giữ 65% vốn và Him Lam góp 35% vốn không được cổ đông của DIC Corp thông qua. Với việc trở thành cổ đông lớn của DIC Corp, trong khi nhiều cổ đông có ảnh hưởng khác đã rút lui, mục tiêu của Him Lam trong đại dự án này đã có vẻ “xuôi chèo mát mái” hơn.
Thuận lợi là vậy, nhưng thách thức về tài chính đối với DIC Corp và Him Lam trong giai đoạn phía trước cũng không hề nhẹ nhàng. Trong trường hợp Dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu thực hiện theo hình thức liên doanh và nếu không phải chi số tiền lên tới gần 1.500 tỷ đồng để mua cổ phiếu của DIC Corp, thì Him Lam vẫn còn nguyên nguồn lực tài chính để góp vào liên doanh. Trong khi đó, hiện nay, sau khi các cổ đông cũ rút vốn, DIC Corp vẫn duy trì nguồn lực, nhưng sức mạnh tài chính không phải thực sự quá hùng hậu.
Thực lực của DIC Corp
Để chuẩn bị nguồn tiền cho các kế hoạch tài chính, Đại hội đồng cổ đông năm 2020 của DIC Corp đã không đưa ra kế hoạch trả cổ tức bằng tiền, mà thực hiện chi trả bằng cổ phiếu. Ông Nguyễn Thiện Tuấn cho biết, việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức giúp doanh nghiệp giảm chi phí lãi vay, tăng hiệu quả kinh doanh. Việc này cũng nhằm đảm bảo cơ cấu tài chính đạt mức an toàn, đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia đối ứng thực hiện các dự án bất động sản quy mô lớn.
Dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu có quy mô 90 ha, thời gian thực hiện từ năm 2015 đến 2026. Tổng vốn đầu tư hiện tại của Dự án khoảng 10.500 tỷ đồng. Dự án đã cơ bản hoàn thành các thủ tục pháp lý, đang thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, đã bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 7 ha.
Nhìn vào nguồn lực tài chính cụ thể, theo số liệu tại báo cáo tài chính quý III/2020, các tài sản có tính thanh khoản cao nhất của DIC Corp tại thời điểm 30/9/2020 đều đã giảm so với đầu năm. Tiền và tương đương tiền là 183,6 tỷ đồng, giảm 69% so với đầu năm; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 151 tỷ đồng, giảm 32,9% so với đầu năm.
DIC Corp hiện có thể bổ sung nguồn lực tài chính từ việc thu nợ và bán sản phẩm tồn kho, với các khoản phải thu ngắn hạn là 2.190 tỷ đồng và hàng tồn kho là 3.810 tỷ đồng. Hai loại tài sản này tuy có quy mô khá lớn, nhưng với nhu cầu vốn góp cho Dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu (phía DIC Corp phải góp hơn 6.800 tỷ đồng, chiếm 65%), thì Công ty dù bán được hết hàng tồn kho và thu hết các khoản phải thu ngắn hạn, cũng chưa thể đủ tiền góp, nên sẽ cần thêm sự hỗ trợ của vốn vay.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho của DIC Corp phần lớn vẫn nằm ở dạng chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang, chưa được ghi nhận thành thành phẩm. Theo đó, để có thể có dòng tiền góp vốn vào liên doanh, DIC Corp có thể thực thi giải pháp thúc đẩy thu nợ và đẩy mạnh bán hàng.
Trong đó, việc thúc đẩy bán các sản phẩm hàng tồn kho chưa hình thành thành sản phẩm hoàn chỉnh, nếu được thực thi thành công, có thể vẫn tạo ra dòng tiền, nhưng doanh nghiệp chưa thể ghi nhận doanh thu. Việc đẩy mạnh bán hàng trong giai đoạn này sẽ khiến nợ phải trả tăng lên (càng bán nhiều hàng, nợ phải trả càng tăng). Cùng với việc phải tăng vốn vay tài chính để bổ sung phần vốn còn thiếu, điều này sẽ khiến quy mô nợ phải trả của DIC Corp được dự báo tăng mạnh.
Tuy nhiên, ngoài sức mạnh nội tại và cổ đông mới Him Lam, DIC Corp còn có thể được sự hỗ trợ thêm từ một cổ đông lớn mới xuất hiện nữa là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân. Thiên Tân trước đây chỉ là cổ đông nhỏ, nhưng vừa thực hiện giao dịch rất đáng nể với khối lượng mua thêm lên tới gần 47,2 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ nắm giữ tại DIC Corp đạt 18,09%.
Lộ diện cổ đông chi hơn 1.000 tỷ mua DIG
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã DIG-HOSE).
Sơ đồ giá cổ phiếu DIG trong 2 tháng qua.
Theo dữ liệu trên HOSE, trong ngày 2/12, cổ phiếu DIG xuất hiện tới 51 giao dịch thoả thuận với tổng khối lượng hơn 160 triệu cổ phiếu với tổng giá trị các giao dịch lên đến 3.400 tỷ đồng, tương ứng giá thỏa thuận bình quân 21.500 đồng/cổ phiếu.
Cụ thể: Thiên Tân (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông báo đã mua vào 47.195.340 cổ phiếu DIG trong phiên 2/12. Sau giao dịch, Thiên Tân đã nâng mức sở hữu lên 57.728.105 cổ phiếu, chiếm 18,09% cổ phần và trở thành cổ đông lớn tại DIC Corp.
Trước đó, vào ngày 19/11 và ngày 1/10 vừa qua, Thiên Tân cũng mới bán ra hơn 5,9 triệu cổ phiếu DIG.
Cùng ngày 2/12, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã bán thành công 29.420.089 cổ phiếu, chiếm 9,59% vốn tại DIG;
Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam cũng đã mua gần 67,7 triệu cổ phiếu DIG trong phiên 2/12 qua đó nâng tỷ lệ sở hữu hiện tại lên 21,49%. Bên bán là nhóm quỹ ngoại thuộc Dragon Capital quản lý.
Ngoài ra, DIC Corp thông báo đã hoàn tất bán ra toàn bộ 8,25 triệu cổ phiếu quỹ trong ngày 2/12 với giá bình quân 21.700 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền thu về khoảng 180 tỷ đồng.
Kết thúc quý 3/2020, DIG báo lãi sau thuế đạt 75,9 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 69 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 131,2 tỷ đồng, tăng trưởng 40,5% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 125 tỷ đồng.
Được biết, DIG thông báo dự kiến sẽ phát hành 31.849.255 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 10%. Nguồn vốn được lấy từ lợi nhuận sau thuế và thời gian thực hiện trong tháng 12/2020 với tổng mức vốn kinh doanh theo báo cáo tài chính quý 3/2020 hợp nhất là gần 7.980 tỷ đồng.
Trên thị trường, giá cổ phiếu này đang giao dịch tại mức giá 26.500 đồng/cổ phiếu và tăng 64% so với hồi đầu tháng 10/2020.
Giao dịch chứng khoán tuần mới: Cơ hội sẽ đến với nhóm bất động sản? Trong khi nhóm tài chính, nhất là ngân đã có mức tăng rất mạnh, thì nhóm bất động sản dường như đang ngủ yên. Quý IV thường là điểm rơi doanh thu và lợi nhuận của nhóm bất động sản, liệu thời cơ đã đến với nhóm này? Tuần qua, dù trong phiên có những rung lắc làm nhiều nhà đầu tư "thót...