Sự đòi hỏi của Marvel
Chuyên viên hình ảnh tố Marvel đưa ra nhiều đòi hỏi khó trong khoảng thời gian ngắn, sẵn sàng gạch tên bất kỳ ai chống đối.
Ngày 27/7, trên mục Ẩn danh của Vulture, một nhân vật nhận mình là thành viên trong đội thiết kế kỹ xảo hình ảnh (VFX) của Marvel Studios. “Làm việc với Marvel khắc nghiệt đến mức chúng tôi phải cố nghĩ ra những câu đùa mỉa mai để xoa dịu tinh thần”, người này nói.
“Ngày nào cũng làm việc lố thời gian”
Chuyên viên ẩn danh anh/cô ta từng phải “overtime” (làm việc lố giờ hành chính) mỗi ngày, xuyên suốt 6 tháng, trong quá trình xử lý một bộ phim. Người này phải làm việc 7 ngày trong tuần, trung bình 64 tiếng đồng hồ.
“Đồng nghiệp ngồi cạnh tôi khủng hoảng, rồi bật khóc. Số khác còn gọi điện liên tục cho người thân vì tinh thần đã quá rệu rã. Tôi biết làm việc cho những studio khác cũng gặp các áp lực tương tự, nhưng Marvel lại là công ty có quyền lực để ‘bắt nạt’ bạn nhất”, người này nói.
Theo người viết, Marvel có nổi tiếng là khách hàng ưa đòi hỏi. Xuyên suốt quá trình thực hiện một bộ phim, đại diện Marvel liên tục đòi nhóm VFX phải chỉnh sửa hình ảnh hậu kỳ vào phút chót. Có trường hợp chỉ còn một đến hai tháng là phim ra mắt, song tổ dựng phim phải làm lại toàn bộ hồi ba (third act) của phim.
WandaVision là phim truyền hình được đầu tư nhiều kỹ xảo của Marvel.
Marvel đòi hỏi nhiều, nhưng không đưa ra được các giải pháp hữu ích để hỗ trợ nhân viên. Chuyên viên ẩn danh nói mỗi lần nhóm VFX đề xuất về những khó khăn hay tính bất khả thi, đại diện Marvel chỉ đáp lại bằng câu hỏi vô nghĩa: ‘Các anh đã thử cách này chưa, đã thử cách kia chưa?”.
Người viết cho rằng lỗi lớn nằm ở chính Marvel, khi hãng phim hứa hẹn quá nhiều dự án, rồi phải chạy nước rút để kịp lịch ra mắt. Mỗi đợt Comic-Con, Chủ tịch Kevin Feige sẽ công bố báo giới kế hoạch dài hạn của hãng: Cứ mỗi năm sẽ có ít nhất 2 phim điện ảnh, 2 series, lịch trình kéo gần cả thập kỷ.
Video đang HOT
Chủ tịch Kevin Feige công bố hai sự kiện sắp tới của Marvel tại SDCC 2022.
“Tuân lệnh hoặc bị đào thải”
Người ẩn danh cho rằng Marvel rất lạnh lùng với nhân viên. Nếu một cá nhân vô tình phật ý họ, nhiều khả năng người này sẽ bị gạch tên, không bao giờ có cơ hội xuất hiện trong những dự án tương lai.
Để tăng hiệu suất công việc, Marvel theo hình thức đấu thầu liên tiếp: Dự án tiếp theo sẽ nối đuôi dự án cũ. Các lãnh đạo studio hài lòng về cách làm việc tiết kiệm thời gian này, song hệ lụy là khâu hậu kỳ của Marvel luôn thiếu nhân lực.
Phim Marvel nhiều kỹ xảo nhưng thiếu nhân lực.
“Thông thường trong những bộ phim không phải của Marvel, đội VFX cần đến 10 người. Tuy nhiên, khi làm việc với họ, tôi thường chỉ có một đồng nghiệp. Chúng tôi phải đáp ứng khối lượng công việc gấp mấy lần người khác”, người ẩn danh chia sẻ.
Theo nhân vật, Marvel tìm đến công ty gia công của anh/cô ấy, sau khi một studio trước đó đã thất bại trong việc chiều lòng họ. Kể từ đó, studio giấu tên nằm trong “danh sách đen” của Marvel.
Số lượng công việc kinh khủng, thời gian eo hẹp, sự lạnh lùng khi cắt giảm nhân lực… là cơn ác mộng Marvel thường “gieo rắc” lên đầu nhân viên của mình.
Quản lý nhân sự thiếu chuyên nghiệp
Một vấn đề gây khó dễ khác là nhiều đạo diễn Marvel không thực sự hiểu cách VFX vận hành. Theo người viết, Marvel chuộng tuyển các nhà làm phim từng thắng các giải phim nghệ thuật – vốn không cần đến kỹ xảo. Những đạo diễn này không biết cách hình tượng hóa những ý tưởng của mình, đồng thời đưa ra các đề xuất bất khả thi.
Xuyên suốt quá trình quay phim, Marvel sẽ gửi những hình ảnh phác thảo hay video có chất lượng thấp cho đội VFX, yêu cầu họ phải tìm cách “tối ưu hóa” các tư liệu, vì đạo diễn không biết cách nhìn bản phác thảo hay ảnh thô.
Người ẩn danh đề cập đạo diễn hình ảnh không xuất hiện ở giai đoạn hậu kỳ, gây nhiều bất đồng quan điểm giữa tổ VFX và Marvel. Trong cảnh đại chiến của Black Panther, nhiều yếu tố vật lý bị phớt lờ. Hành động của các nhân vật ở cảnh trước không khớp với tư thế của họ trong cảnh sau. Điều này khiến phim như “hoạt hình”, đồng thời đập tan tính mỹ thuật trong hình ảnh.
Black Panther có nhiều đại cảnh phải xử lý phức tạp.
Theo người ẩn danh, Marvel cần mở khóa học giúp các đạo diễn hiểu rõ về cách làm việc với kỹ xảo vi tính. Studio phải làm việc chặt chẽ hơn với nhà làm phim để hạn chế bất đồng quan điểm. Tính công đoàn cũng cần được đề cao.
Marvel phải làm rõ các thỏa thuận cũng như chi phí, tránh việc người lãnh đạo các công ty gia công VFX nhận gói thầu vì cơ hội làm việc với hãng phim lớn, song nhân viên phải chịu làm việc trong môi trường hà khắc với tiền lương rẻ mạt.
Nhà sản xuất Marvel giải thích sự khác nhau ở "biến thể" của các nhân vật trong MCU
Một số biến thể của các nhân vật trong MCU có cái thì giống, cái thì khác, nguyên nhân do đâu?
Sau khi bước vào giai đoạn 4, Marvel Cinematic Universe (MCU) đã giới thiệu nhiều hơn về đa vũ trụ. Trong đa vũ trụ này, có rất nhiều "biến thể" của các nhân vật ở vũ trụ khác được giới thiệu.
1. Các biến thể trong MCU rất đa dạng và không cố định theo khuôn mẫu
Với sự hiện diện của các biến thể trong MCU, sẽ có nhiều phiên bản khác của các nhân vật đã tồn tại trong MCU hoặc thậm chí là các nhân vật chưa tồn tại. Tuy nhiên, câu hỏi mà một số người đặt ra có liên quan đến sự xuất hiện của các biến thể.
Một số nhân vật có các biến thể hoàn toàn khác nhau, chẳng hạn như ba phiên bản Peter Parker trong Spider-Man: No Way Home, hoặc những biến thể tương tự như các biến thể của Doctor Strange trong Multiverse of Madness.
Còn trong trường hợp của Loki, có những biến thể của hắn có ngoại hình khác, có cái lại giống. Và dường như dù tồn tại ở phiên bản nào, nhân vật này vẫn luôn giữ được cái chất gian xảo, một chút tàn nhẫn và thích nổi loạn của mình.
2. Lý do xuất hiện các biến thể Loki và Spider-Man khác nhau theo nhà sản xuất Marvel
Richie Palmer - nhà sản xuất phim Marvel đã đưa ra câu trả lời của mình về vấn đề này trong một podcast (một chương trình âm thanh mà bạn có thể nghe trên các ứng dụng và có thể đăng ký, có thể tải về) với Empire.
Richie Palmer có ba câu trả lời khác nhau, nhưng tại thời điểm này, chúng ta sẽ thảo luận về các chi tiết cụ thể trong nhận xét của anh ấy về các biến thể khác nhau của Loki và Spider-Man.
"Chúng tôi đã thảo luận với Michael Waldron (biên kịch của Loki và Doctor Strange 2), Loki là một thực thể rất hỗn loạn, đó là lý do tại sao chúng tôi khái niệm anh ta là người có ngoại hình đa dạng trong đa vũ trụ".
Về phần Spider-Man, Palmer đã tham khảo bộ truyện tranh Spider-Verse: "Nếu chúng ta nhìn vào truyện tranh Spider-Verse, chúng ta sẽ thấy rằng có rất nhiều Người Nhện, họ không cần phải giống Peter Parker, thậm chí họ không cần phải là Peter Parker (bất kỳ ai khác), vì vậy điều đó có ý nghĩa".
3. Đối với biến thể Doctor Strange và Wanda, lý do là vì họ muốn nhân vật của mình nổi bật trong phim
Richie Palmer cũng có câu trả lời của riêng mình về lý do tại sao các biến thể của Doctor Strange và Wanda trong phim Doctor Strange in the Multiverse of Madness trông giống nhau.
Theo anh, mục tiêu là hai diễn viên chính trong phần phim này là Benedict Cumberbatch và Elizabeth Olsen sẽ "tỏa sáng" hơn, dù họ vào vai những nhân vật không hoàn toàn giống với phiên bản của họ trong MCU 616.
Anh trai sinh đôi ít ai biết của Scarlett Johansson: Nhan sắc đỉnh cao, nghiệp diễn quá mờ nhạt Không ngờ Scarlett Johansson lại có người anh song sinh "cực phẩm" như vậy. Là một trong những nữ diễn viên quyền lực hàng đầu Hollywood, Scarlett Johansson lại có nhiều sự thật thú vị mà không phải ai cũng biết. Bên cạnh thu nhập khủng cùng danh tiếng vượt bậc nhờ vai diễn Black Widow của Marvel, Scarlett Johansson còn được hâm...