Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại
Ngày 18/11, qua trao đổi nhanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp cho biết: UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND huyện Chư Sê khẩn trương rà soát, đánh giá thiệt hại của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring để sớm triển khai công tác đền bù; đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân trong thời gian sớm nhất.
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.
Hồ chứa nước Ia Rinh, nơi xảy ra sự cố lỗ thủng thân đập. Ảnh: TTXVN phát
Theo báo cáo sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, ảnh hưởng của lỗ thủng thân đập vào ngày 14/11 đã gây thiệt hại cho 5 xã vùng hạ du. Một lượng nước lớn chảy qua lỗ thủng thân đập đã làm ngập nhiều diện tích lúa, cuốn trôi tài sản của người dân như cá nuôi, vịt, hàng rào thép gai, máy bơm nước điện, 30m cầu bê tông dân sinh…; gây xói lở, hư hỏng hệ thống kênh thủy lợi Choa Neng. Ước tổng thiệt hại thống kê ban đầu khoảng 500 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cũng đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh về tình hình khắc phục ban đầu sự cố xảy ra tại công trình Hồ chứa nước Ia Ring (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Sơ bộ ban đầu, các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra hành lang cống dưới đập từ phía hạ lưu trở lên thượng lưu cống với chiều dài khoảng 60m. Còn lại khoảng 30m xuất hiện bùn, đất lấp đầy hành lang. Do vậy, đoàn không kiểm tra đánh giá được khu vực này, nên chưa xác định nguyên nhân ban đầu rò rỉ nước.
Để làm rõ nguyên nhân gây thủng thân đập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Chư Sê tổ chức triển khai thực hiện giải quyết sự cố và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh giao Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh tổ chức thuê đơn vị tư vấn, chuyên gia đảm bảo năng lực để triển khai khảo sát, đánh giá sự cố và đề xuất giải pháp xử lý lâu dài, đảm bảo an toàn công trình.
Video đang HOT
Trước đó, như Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin, vào rạng sáng 14/11, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Gia Lai (đơn vị quản lý hồ) phát hiện một vị trí trên thân đập hồ Ia Ring bị hư hỏng, nước chảy thông qua thân đập rộng chừng 30m đổ về vùng hạ du, gây ngập cánh đồng lúa của người dân, trong đó có một số diện tích đang chuẩn bị thu hoạch.
Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng
Sau sự cố xảy ra, công trình thủy lợi Ia Ring được lệnh xả tràn 30-60 m3/s, nhiều khu vực ở hạ lưu đập bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 490 triệu đồng.
Ngày 17-11, ông Vũ Ngọc An, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, cho biết Sở đã có báo cáo UBND tỉnh Gia Lai về tình hình khắc phục ban đầu sự cố sụt lún, "thủng" đập thủy lợi Ia Ring (huyện Chư Sê).
Vị trí thủng thân đập thủy lợi Ia Ring đã được bịt kín, bảo đảm an toàn thân đập. Ảnh: LK.
Theo ông An, sau khi sự cố xảy ra, đoàn công tác của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã vào hiện trường hỗ trợ, phối hợp với Sở NN&PTNT và Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai kiểm tra thân đập thủy lợi Ia Ring.
Đoàn đã vào trong hành lang cống dưới đập, từ phía hạ lưu trở lên phía thượng lưu cống nhưng chỉ kiểm tra được khoảng 60 m trong cống. Ở khu vực này chưa phát hiện trạng hư hỏng, còn lại khoảng 30 m về phía thượng lưu cống xuất hiện bùn, đất lấp gần đầy hành lang nên không kiểm tra đánh giá được. Do vậy, chưa xác định được nguyên nhân ban đầu rò rỉ nước.
Đoàn công tác của Phòng An toàn đập và hồ chứa (Cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT) vào kiểm tra hiện trường đập thủy lợi Ia Ring.
Bên trong cống hành lang, gần vị trí tiếp nối chỗ thủng thân đập thủy lợi Ia Ring.
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.
Trong đó, xã Dun bị thiệt hại nặng nhất với khoảng 270 triệu đồng, gồm trôi hồ cá 1.000 m2, trị giá khoảng 70 triệu đồng; kênh thủy lợi Choa Neng bị xói lở, lủng khoảng 300 m, thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.
Còn xã Ia Glai bị trôi lúa, ao cá, máy bơm... thiệt hại hơn 130 triệu đồng; xã Ia Tiêm 29 triệu đồng và xã Ia Pal thiệt hại khoảng 24 triệu đồng.
Quá trình xả lũ gây thiệt hại cho vùng hạ du, ước tính khoảng 490 triệu đồng.
Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Chư Sê triển khai giải quyết sự cố và giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng theo phân cấp thẩm quyền.
Đồng thời, giao Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai thuê đơn vị tư vấn, chuyên gia đảm bảo năng lực để triển khai khảo sát, đánh giá sự cố và đề xuất giải pháp xử lý lâu dài, đảm bảo an toàn công trình.
Sở này cũng đề nghị Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai khẩn trương rà soát quá trình vận hành hồ chứa, báo cáo cụ thể diễn biến tình hình, lập biên bản hiện trường và hoàn thành hồ sơ sự cố công trình đảm bảo theo quy định. Cạnh đó là phải triển khai ngay cắm biển cảnh báo nguy hiểm do sự cố công trình, hạn chế người, phương tiện ra vào khu vực sự cố.
Vị trí thủng thân đập thủy lợi Ia Ring.
Để đảm bảo an toàn công trình, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi chỉ vận hành mực nước trong hồ tối đa ở cao trình 684 m (cao trình ngưỡng tràn) trở xuống. Ngoài ra, thông báo cho UBND huyện Chư Sê, các hộ dùng nước của công trình về khả năng cấp nước phục vụ sản xuất đông xuân 2024-2025.
Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào? Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Theo Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, trong ngày 7.11, các đơn vị quân đội đã huy động 553 người (Quân khu 5 156 bộ đội, 290 dân quân, 48...