Sự cố mất điện ở sân bay TSN, bắt trưởng ca trực
Kíp trưởng ca trực trong sự cố mất điện nghiêm trọng tại sân bay Quốc tế TSN đã bị bắt giữ để điều tra hành vi “Vi phạm các quy định về ATGT”.
Chiều nay 11/12, nguồn tin từ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ công an cho biết: “Sáng cùng ngày, Cơ quan ANĐT đã bắt giữ ông Lê Trí Tình, kíp trưởng ca trực sự cố mất điện tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất để điều tra, xử lý hành vi “Vi phạm các quy định về an toàn giao thông”.
Ông Tình là kíp trưởng ca trực tại Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh và tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC HCM) để xảy ra sự cố mất điện nghiêm trọng kéo dài từ 11h đến 11h40 ngày 20/11 và được coi là sự cố hi hữu nhất từ trước đến nay không chỉ ngành hàng không trong nước mà là có một không hai trên thế giới.
Sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất được xem là có một không ai trong lịch sử ngành hàng không thế giới. Ảnh minh họa.
Sự cố xảy ra vào 11h ngày 20/11, vào thời gian trên, các nhân viên ACC HCM đã thực hiện thao tác ngắt lưới điện gồm 2 nguồn để kiểm tra hệ thống máy phát điện định kỳ. Thời điểm này, 3 hệ thống máy phát điện có 3 máy hoạt động như bình thường. Tuy nhiên chỉ 5 phút sau, cả 3 hệ thống lưu điện (UPS) đã thông báo có lỗi.
Theo quy trình thì các nhân viên phải cô lập hệ thống UPS để sửa chữa. Gần 11h20, các nhân viên đã tiến hành đóng lại lưới điện nhưng lúc này, ông Tình (với chức năng là kíp trưởng ca trực) đã tự động can thiệp vào hệ thống UPS và đã thao tác sai quy trình, dẫn đến hệ thông lưu điện bị mất gây mất điện toàn bộ trung tâm.
Video đang HOT
Vụ việc hết sức nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng đến tín hiệu radar hoàn toàn bị tê liệt, không thể tiếp nhận các chuyến bay đi, đến hoặc qua vùng không phận sân bay Tân Sơn Nhất. Do đó hàng loạt chuyến bay từ Tân Sơn Nhât không thể cất, hạ cánh.
Đến 11h30 cùng ngày, hệ thống mới được khôi phục và đến 11h40 thì đã được khôi phục hoàn toàn.
Các ngành chức năng xác định, sự cố này là đặc biệt nghiêm trọng, uy hiếp đến hệ thống an ninh hàng không. Sau khi xảy ra sự cố, Bộ GTVT và Bộ công an đã phối hợp vào cuộc điều tra và bước đầu xác định, đây là lỗi chủ quan do con người gây ra.
Được biết, nhiều người trong ca trực xảy ra sự cố đã bị đình chỉ công tác để điều tra. Đến nay, cơ quan ANĐT đã thực hiện quyết định bắt tạm giam đối với ông Lê Trí Tình.
Vũ Sơn
Theo_Kiến Thức
Sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất: EVN không có lỗi
Thời điểm xảy ra sự cố không có chuyện cắt điện theo kế hoạch hay gián đoạn cấp điện do bất kỳ sự cố nào về nguồn hay lưới.
Liên quan đến sự cố mất điện hệ thống điều hành bay của sân bay Tân Sơn Nhất hồi 11h5' phút ngày 20/11, trao đổi trên evn.com.vn, ông Phạm Quốc Bảo, Phó GTĐ Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVN HCMC) cho biết, thời điểm xảy ra sự cố, lưới điện trên toàn bộ khu vực cung cấp cho sân bay Tân Sơn Nhất nói riêng, toàn bộ TP HCM nói chung vẫn được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có chuyện cắt điện theo kế hoạch hay gián đoạn cấp điện do bất kỳ sự cố nào về nguồn hay lưới.
Sự cố không có lỗi của ngành điện
Ông Phạm Quốc Bảo khẳng định: Tại thời điểm ACC Hồ Chí Minh mất năng lực kiểm soát, điều hành bay thì hệ thống điện lưới được cung cấp bởi EVN HCMC vẫn hoàn toàn ổn định. Vấn đề là sự cố tại UPS - theo giải thích của lãng đạo Cục Hàng không Việt Nam, tức là UPS bị "chết" và không thể đưa điện vào thiết bị ở đài kiểm soát không lưu.
Về phía ngành điện, để làm rõ hơn trách nhiệm của mình trong vấn đề này, EVN HCMC đã có văn bản cụ thể gửi Thành ủy, UBND TP HCM và các bên liên quan. Theo đó, EVN HCMC khẳng định: EVN HCMC nói riêng, ngành Điện nói chung không có lỗi hay liên đới trách nhiệm trong sự kiện này. Ngành Điện đã, đang, và sẽ luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo nguồn điện ổn định, tin cậy cho mọi hoạt động của sản xuất và đời sống trên địa bàn TP HCM.
Lần đầu tiên Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất mất điện (Ảnh minh họa: KT)
Không báo cáo sự cố với ICAO
Trao đổi với Thanh niên Online chiều 25/11, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục không có nghĩa vụ phải báo cáo sự cố mất điện dẫn đến mất quyền điều hành bay ở sân bay Tân Sơn Nhất lên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
"Đây chỉ là sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật chứ chưa xảy ra tại nạn nghiêm trọng. Việc điều hành bay vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Do đó theo quy định không phải báo cáo cho ICAO", ông Thanh nói.
Ông Thanh cho biết trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam là phải tìm hướng khắc phục sự cố chứ không phải là báo cáo với ICAO.
Vi phạm Luật Hàng không dân dụng
Về hình thức xử lý, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng, Đoàn luật sư TP HCM khi trao đổi trên Đời sống Pháp luật đã cho rằng: "Để có cơ sở xử lý, trước hết tổ điều tra phải xác định được sự cố này xảy ra thuộc trách nhiệm cá nhân, bộ phận nào, do lỗi cố ý hay vô ý.
Theo Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, sự cố này có dấu hiệu vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điều 12 Luật Hàng không Dân dụng: Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay và đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác trong tàu bay.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng cũng cho biết, để xảy ra sự cố này, công ty cung cấp dịch vụ không lưu đã vi phạm nghĩa vụ quy định tại điều 98 Luật Hàng không Dân dụng và Quy chế Không lưu Hàng không Dân dụng do Bộ GTVT ban hành.
Theo đó, trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu đơn vị, kế đến là những cán bộ phụ trách kỹ thuật của kíp trực hôm xảy ra sự cố. "Tôi nghĩ đây là một sự cố nghiêm trọng, nên cần có hình thức xử lý kỷ luật tương xứng đối với những cán bộ liên quan", Luật sư Nguyễn Kiều Hưng cho hay.
Theo VOV
Sự cố mất điện sân bay: Chờ thanh lọc cán bộ yếu kém Dư luận đang trông chờ vào kết quả điều tra của các bên liên quan về sự cố hy hữu nhưng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra hôm 20/11 vừa qua khi sân bay Tân Sơn Nhất bị mất kiểm soát hoàn toàn trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Khi chưa có kết quả chính thức, một số chuyên gia cho rằng, đó...