Sự cố mất điện: ĐBQH đồng tình với xử lý của Bộ trưởng Đinh La Thăng
“Bất kỳ ai ở trong lĩnh vực mình được phân công với chức trách nhiệm vụ được giao thì người đứng đầu phải có xử lý, hoàn thành nhiệm vụ và đạo đức công vụ”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng
Sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất xảy ra trưa 20/11 khiến nhiều chuyến bay đi và đến bị ngưng trệ. Lần đầu tiên, trong lịch sử hàng không Việt Nam xảy ra sự cố nghiêm trọng này. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng ngay lập tức đã có những chỉ đạo xử lý các cán bộ, nhân viên liên quan vụ việc.
Bên lề kỳ họp Quốc hội nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với cách xử lý của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, đoàn Hà Nội, cho rằng, việc để mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất là rất đáng tiếc. Đáng tiếc ở đây không chỉ trong nội bộ của Việt Nam mà còn cả uy tín đối với nước ngoài. Cho nên phải làm nghiêm ngặt.
“Việc Bộ trưởng GTVT lập tức công bố thành lập một nhóm điều tra là rất kịp thời. Theo quan sát của tôi, Bộ GTVT tương đối minh bạch, không có vùng cấm, rất là tốt. Không phải riêng Bộ GTVT mà cả Đảng, Quốc hội cũng đều không có vùng cấm. Ai vi phạm luật người đó phải chịu trách nhiệm. Đây là hướng rất tốt, rất tiến bộ đúng tinh thần của Hiến pháp là bình đẳng với tất cả mọi người” – bà Bùi Thị An nói.
Bà Bùi Thị An cũng bày tỏ hy vọng, các Bộ trưởng đã hứa trước Quốc hội thì tất cả lời hứa thành hiện thực. Nếu chúng ta cùng chia sẻ với tinh thần trách nhiệm cao thì Bộ trưởng sẽ tìm được giải pháp thực hiện lời hứa tốt.
Có thông tin cho rằng, việc xử lý các cán bộ, nhân viên liên quan đến sự cố mất điện là khó vì đa phần trong số đó là “con em” trong ngành. Theo bà Bùi Thị An, việc ưu tiên, có chính sách cho con em cán bộ là rất cần nhưng cũng cần có giới hạn. “Trước hết con các đồng chí đang công tác ở biên giới hải đảo là cần thiết. Hay như trường hợp vợ của một chiến sĩ công an không may bị tai nạn giao thông đã được Bộ trưởng ưu tiên là cần thiết. Hay như con em trong ngành được ưu tiên cũng là hợp lý nhưng phải đảm bảo điều kiện, đủ năng lực. Nếu có kém nhau cũng chỉ một chút thôi chứ không thể có chuyện bỏ qua cho các tiêu chí năng lực mà chỉ lấy tiêu chí con em trong ngành”.
Do vậy, bà Bùi Thị Anh hy vọng cách làm của Bộ GTVT trong công tác cán bộ từ chuyện thi tuyển các lãnh đạo Cục, Vụ và bây giờ là xử lý cán bộ là một điểm sáng. “Tôi hy vọng nếu mô hình làm tốt thì nên nhân rộng ở các lĩnh vực khác. Tôi nghĩ sự minh bạch trong công tác cán bộ là tiền đề cho tất cả những kết quả tốt sau này cho các việc khác” – bà Bùi Thị An nói.
Video đang HOT
Cùng chia sẻ về cách xử lý công việc của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Đại biểu Trần Du Lịch, đoàn TPHCM cho rằng: “Cách xử lý của bộ trưởng là cần thiết với tư cách là người cao nhất chịu trách nhiệm. Trong Luật Hàng không sửa đổi qui định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý về hàng không nhưng trách nhiệm cao nhất vẫn là Bộ trưởng. Do vậy, cách xử lý của Bộ trưởng Thăng trước hết là thể hiện trách nhiệm quản lý của mình”.
Còn nguyên nhân tại sao, lý do gì mà xảy ra sự cố này, theo Đại biểu Trần Du Lịch, cần phải điều tra nhưng động tác đầu tiên là kịp thời về mặt quản lý nhà nước. Nội vụ thì phải điều tra, sự vụ xảy ra ở ngành đó thì người đứng đầu ngành đã có động thái đầu tiên để xử lý. Điều chúng tôi quan tâm là phải làm công tâm, rõ trách nhiệm để không xảy ra sự việc đáng tiếc tiếp theo.
Cùng chung cảm nhận về sự cố nghiêm trọng này, Đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai) cho rằng, sự cố này rất nguy hiểm cho nên phải làm rõ trách nhiệm. Vì vậy với cương vị quản lý ngành thì Bộ trưởng xử lý kịp thời quyết liệt cũng là hợp lẽ. Đảm bảo an toàn tính mạng con người là kịp thời. Còn vấn đề cán bộ đó là ai thì chưa đặt vấn đề vội.
“Bất kỳ ai ở trong lĩnh vực mình được phân công với chức trách nhiệm vụ được giao thì người đứng đầu phải có xử lý, hoàn thành nhiệm vụ và đạo đức công vụ” – ông Trương Văn Vở nói.
Cũng theo ông Trương Văn Vở, đây là sự cố đáng tiếc nên việc xử lý kịp thời là cần thiết để sau này không xảy ra những việc tương tự. “Đó là uy tín trong ngành và nhất là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay nên phải xử lý nghiêm những người liên quan” – ông Trương Văn Vở nhấn mạnh./.
Theo VOV
Câu chuyện logistics: "Tôi rất cám ơn Bộ trưởng Đinh La Thăng"
Những trải nghiệm "đoạn trường ai có qua cầu mới hay" về logistics của chủ tịch một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam...
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ hai với chủ đề "Logistics thúc đẩy thương mại và hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu", hôm 27/11.
"Tôi rất cám ơn Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quyết liệt trong vấn đề phạt xe quá tải. Tôi mong rằng việc này sẽ được làm liên tục một cách quyết liệt để lành mạnh hóa thị trường vận tải", Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ nói trước hàng trăm doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ hai với chủ đề "Logistics thúc đẩy thương mại và hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu" tại Tp.HCM, hôm 27/11.
"Muốn làm ăn đàng hoàng "
Theo đánh giá của ông Lê Phước Vũ, việc chi phí logistics ở Việt Nam lên đến 20% GDP trong khi các nước trên thế giới chỉ khoảng 13% GDP là một vấn đề lớn. Khi đã vào sân chơi kinh tế toàn cầu, năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh doanh nghiệp là rất quan trọng, trong khi với chi phí như vậy thì doanh nghiệp Việt khó có thể hội nhập.
Trong vòng 10-30 năm tới, khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất, năng động nhất, có thể thu hút được dòng vốn của thế giới (sau thời kỳ tăng trưởng của Trung Quốc) nhiều khả năng chính là khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, tích lũy vốn của doanh nghiệp Việt Nam đều thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia...
Nếu không tận dụng được cơ hội, chắc chắn chúng ta sẽ tụt hậu, Chủ tịch Hoa Sen nhìn nhận.
Với những trải nghiệm trong điều hành doanh nghiệp, ông Vũ cho biết Hoa Sen có 150 chi nhánh trong cả nước. Hiện mỗi tháng tập đoàn của ông lập 5 - 10 chi nhánh mới và hướng đến mục tiêu nâng lên 300 - 400 chi nhánh trong vài năm tới. Chi phí logistics trong cơ cấu giá thành, do đó, là rất lớn. Nhưng, giảm được chi phí đó thì lại không phải dễ.
Ông Vũ lấy ví dụ, trước đây khi xuất khẩu tôn sang Panama chi phí vận chuyển có những lúc lên 120-130 USD/tấn. Vừa rồi, hai tập đoàn của Hàn Quốc xuất khẩu thép từ Việt Nam sang New Zealand chỉ khoảng 70-80 USD/tấn, nhờ đó Hoa Sen được "đi ké" để giảm chi phí.
Rất may là được "đi ké", vì năng lực vận tải, cước vận tải dịch vụ của các nhà cung cấp trong nước không thể đáp ứng mức giá này. Nếu cước phí đi Mỹ là 120 USD/tấn thì Hoa Sen không còn lợi nhuận.
Ở trong nước, ông Vũ chia sẻ, Hoa Sen phải liên tục phát triển số đầu xe, do mua xe 10 tấn chỉ chở đúng 10 tấn, xe 12 tấn chở đúng 12 tấn. Nguyên nhân là vì muốn làm ăn đàng hoàng, không chộp giật, Hoa Sen chủ trương không chi "phụ phí qua đường", mặc dù tình trạng xe chạy vượt tải trọng hiện vẫn rất phổ biến.
"Do đó, tôi rất cám ơn Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quyết liệt trong vấn đề phạt xe quá tải. Tôi mong rằng việc này sẽ được làm liên tục một cách quyết liệt để lành mạnh hóa thị trường vận tải", ông nói tiếp.
"Chúng tôi thấy rằng lợi ích của nhà xe, của cán bộ giao thông, nó không đáng bằng việc quốc gia phải chi ngân sách khổng lồ để tu bổ cầu đường, xây mới cầu đường vì tình trạng xe quá tải phát nát hệ thống vận tải quốc gia".
"Cực kỳ bất hợp lý"
"Sau khi Bộ trưởng Thăng tỏ thái độ kiên quyết với xe quá tải, bài toán kinh doanh còn lại của chúng tôi là tối ưu hệ thống logistics", ông Vũ tiếp tục câu chuyện.
Lý giải về điều này, Chủ tịch Hoa Sen nói, do tập đoàn sản xuất ở Phú Mỹ, Bình Dương, rồi phải đưa ra miền Bắc, nên đã quyết định xây dựng nhà máy ở Nghệ An.
Ông Vũ kể, cách đây 4 năm khi Hoa Sen xây dựng nhà máy ở khu công nghiệp Phú Mỹ, lúc đó kẹt xe kinh khủng. Mỗi lần đi xuống nhà máy mất 3 tiếng. Điều đó rất khó khăn cho việc tuyển nhân sự, nhưng công ty vẫn nhìn tương lai trong vòng 10 năm tới.
"Tôi nhìn được tiềm năng ở đó nên phải chấp nhận lương cao hơn, tuyển dụng khó hơn, nhưng tôi vẫn kiển trì đầu tư vào đó, để giảm chi phí vận chuyển bốc xếp, thời gian vận chuyển", ông nói.
Hiện nay hệ thống cảng biển dư công suất, nhưng có nhiều điều rất bất hợp lý. Một container đi từ đường bộ chờ từ Phú Mỹ xuống Sài Gòn, Hoa Sen phải trả chi phí 4,6 triệu đồng/container (24 tấn). Nếu đi đường biển, đường sông, Hoa Sen phải trả 3,8 triệu đồng/container, trong khi vận chuyển một container từ cảng Sài Gòn đi Bangkok chỉ tốn có 110 USD/container.
"Chỉ có mấy chục cây số mà chi phí gấp đôi. Đó là vấn đề cực kỳ bất hợp lý. Cho nên năng lực cạnh tranh của chúng ta bị suy giảm", ông Vũ nói.
Chia sẻ trước lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, các công ty vận tải, các đại lý, ông Vũ cho biết Hoa Sen có 1 triệu tấn hàng nhập vào, 1 triệu tấn hàng xuất ra mỗi năm. Hiện nay, Hoa Sen hạn chế tối đa vận tải đường bộ. Chỉ có một số khu vực lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tp.HCM... thì vận chuyển đường bộ. Đi xuống An giang, Kiên Giang đều đi bằng đường biển.
"Rõ ràng là khi Nhà nước tạo ra môi trường vận tải lành mạnh, các doanh nghiệp sẽ phải tự động dịch chuyển, điều chỉnh phương án kinh doanh của mình. Để đưa cước phí vận tải đường bộ về giá trị thật, Hoa Sen buộc lòng phải sử dụng vận tải biển", ông Vũ tâm tư.
Ngay sau phát biểu của ông Lê Phước Vũ tại Diễn đàn Logistic Việt Nam, ông Lê Quang Trung, đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nhấn mạnh sẽ trao đổi ngay với Hoa Sen về những khó khăn ông Vũ nêu, để không làm mất "mối kinh doanh" với một khách hàng tiềm năng như vậy.
Theo VnEconomy
Lập tổ điều tra sự cố mất quyền điều hành bay Ông Lại Xuân Thanh cục trưởng Cục Hàng không cho biết Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng quyết định lập tổ điều tra sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát đường dài HCM. Nhiều hành khách bị trễ chuyến trong ngày xảy ra sự cố mất quyền điều hành bay (20-11) tại sân bay Tân Sơn Nhất Cục trưởng Cục...