Sự cố khiến Mỹ và Dominica đấu xe tăng năm 1965
Mỹ can thiệp quân sự vào Cộng hòa Dominica để thiết lập lệnh ngừng bắn, dẫn tới cuộc đấu xe tăng hiếm hoi trong lịch sử Tây bán cầu.
Xe tăng hiếm khi được sử dụng trong các xung đột ở Tây bán cầu, khu vực được coi là sân sau của Mỹ, những trận đấu xe tăng thậm chí càng hiếm hơn. Một trong số đó diễn ra tại Cộng hòa Dominica khi phiến quân phe Lập hiến triển khai xe tăng do Thụy Điển sản xuất để đối phó lực lượng thiết giáp thủy quân lục chiến Mỹ tại thủ đô Santo Dominigo năm 1965.
Mỹ từng nhiều lần can thiệp Cộng hòa Dominica, thậm chí chiếm đóng và điều hành cơ quan hải quan nước này trong giai đoạn 1916-1924. Washington hầu như đã ngừng can thiệp vào nước này từ sau khi Rafael Trujillo, một lính vệ binh quốc gia được Mỹ huấn luyện, lên nắm quyền sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 1930.
Xe tăng L-60 của quân đội Dominica. Ảnh: Wikipedia .
Sau khi Trujillo bị ám sát năm 1961, Cộng hòa Dominica liên tục xảy ra đảo chính khi các cá nhân được quân đội hậu thuẫn bị lật đổ. Tháng 12/1962, Juan Bosch thắng cử và thúc đẩy các chính sách tiến bộ, cải cách xã hội, tự do chính trị và cắt giảm ngân sách cho quân đội. Tuy nhiên, quân đội lật đổ Bosch sau 7 tháng nắm quyền.
Tháng 4/1965, Dominica rơi vào nội chiến đẫm máu giữa những người theo chủ nghĩa lập hiến ủng hộ Bosch do đại tá Francisco Caamano đứng đầu và phe Trung thành do tướng không quân Elias Wessin y Wessin chỉ huy. Đại sứ Mỹ tại Dominica William Bennett đề xuất can thiệp đối phó những người theo chủ nghĩa lập hiến, nhưng Tổng thống Lyndon Johnson tỏ ra chần chừ và hy vọng phe Trung thành đối phó được quân nổi dậy.
Video đang HOT
Ngày 27/4/1965, Đại sứ Mỹ tổ chức hội nghị hòa giải giữa hai phe, nhưng bị cáo buộc thiên vị, khiến lãnh đạo phe Lập hiến quyết định tiếp tục giao tranh. Cùng ngày, 1.800 binh sĩ phe Trung thành phát động tấn công vào trung tâm thủ đô Santo Domingo với 12 xe tăng hạng nhẹ AMX-13 mua từ Pháp, cùng 24 xe tăng hạng nhẹ Stridsvagn L-60 và 13 thiết giáp Landsverk Lynx do Thụy Điển sản xuất.
Bộ binh phe Trung thành không theo kịp đoàn xe tăng. Các tay súng phe Lập hiến đã tận dụng cơ hội để dùng bom xăng, súng trường, súng máy và cối tấn công đội hình đối phương. Lính xe tăng của phe Trung thành bỏ xe tháo chạy. Phe Lập hiến tịch thu một số xe tăng L-60 và AMX-13, khiến đà tiến công của phe Trung thành bị khựng lại.
Ngày 28/4/1965, Tổng thống Mỹ Johnson triển khai một tiểu đoàn từ Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 6 để hỗ trợ sơ tán công dân Mỹ. Lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ từ trực thăng, nhanh chóng lập hàng rào quanh đại sứ quán, trong khi các tàu hải quân đưa thiết giáp chở quân đổ bộ LVT, xe chống tăng Ontos và xe tăng hạng nặng M-48 vào Dominica.
Một lính Mỹ bị bắn chết gần đại sứ quán, trận đọ súng sau đó khiến một cô gái địa phương thiệt mạng. Hoạt động sơ tán công dân Mỹ sau đó diễn ra trơn tru và kết thúc mà không có thêm thương vong.
Ngày 29/4/1965, lực lượng Trung thành bắt đầu sụp đổ. Đại sứ Bennett hối thúc Johnson triển khai quân đến Dominica để ngăn phe Lập hiến giành lợi thế. Tổng thống Johnson phát động chiến dịch quân sự mang tên Power Pack nhằm đơn phương can thiệp vào Dominica.
Một ngày sau, Sư đoàn lính dù số 82 được không vận đến căn cứ San Isidro cùng hai tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 6. Lúc này, tổng số quân Mỹ ở Dominica lên tới 21.900 người.
Ngoài mặt, Mỹ tỏ ra trung lập và áp đặt lệnh ngừng bắn bằng cách tiến quân vào lãnh thổ phe Lập hiến kiểm soát để bảo vệ phòng tuyến phe Trung thành. Lính Mỹ giao tranh ác liệt với phe Lập hiến để giành giật từng ngôi nhà. Khi đến địa điểm được chỉ định, quân Mỹ nhận ra lực lượng Trung thành cần giải cứu đã rút đi, để lại khoảng trống giữa chiến tuyến.
Lực lượng Mỹ trên đường phố Santo Domingo năm 1965. Ảnh: Latin America Studies .
Trong các cuộc giao tranh, thiết giáp thủy quân lục chiến Mỹ đã vài lần đối đầu với xe tăng phe Lập hiến. Điển hình là trận đánh giữa một xe tăng L-60 và xe tăng M-48. Chiếc L-60 chỉ nặng 8 tấn và trang bị một pháo 37 mm, khó lòng gây thiệt hại cho xe tăng M-48 nặng 50 tấn và sở hữu pháo 90 mm.
Một chiếc L-60 cũng bị xe chống tăng M-50 Ontos Mỹ phá hủy bằng 6 khẩu pháo không giật M40 cỡ 106 mm. Nhờ chiến thuật “bắn và chạy”, xe M-50 Ontos còn hạ thêm một xe tăng AMX-13 do phe Lập hiến vận hành.
Sau khi lính dù và thủy quân lục chiến Mỹ hội quân, hai phe giao chiến bị chia cắt tại thủ đô Santo Domingo. Ngày 6/5/1965, Mỹ áp đặt lệnh ngừng bắn và bắt đầu thu xếp một chính quyền quân sự – dân sự mới để cai quản Dominica.
Tuy nhiên, giao tranh nhỏ lẻ vẫn tiếp diễn do hai bên không hài lòng với lệnh ngừng bắn. Để giảm bớt sự chỉ trích vì can thiệp đơn phương vào Dominica, Mỹ tổ chức một lực lượng gìn giữ hòa bình liên quân gồm Sư đoàn số 82, một tiểu đoàn bộ binh Brazil và một đại đội từ Paraquay, Nicaragua và Honduras. Lực lượng này do tướng Hugo Panasco Alvim của Brazil chỉ huy.
Lo ngại ảnh hưởng suy yếu trước chính phủ lâm thời, ngày 15/6/1965, phe Lập hiến phát động cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phòng thủ của quân đội Brazil và Sư đoàn số 82 Mỹ bằng súng cối, súng máy và xe tăng. Trong trận chiến này, 67 binh sĩ phe Lập hiến thiệt mạng, trong khi 24 lính Mỹ và 5 lính Brazil bị thương. Mỹ tiếp tục sử dụng pháo không giật M-40 để hạ một xe tăng L-60. Thất bại trong trận chiến khiến phe Lập hiến phải ngồi vào bàn đàm phán.
Năm 1966, Mỹ rút toàn bộ binh sĩ khỏi Dominica sau khi Joaquin Balaguer được bầu làm tổng thống. 12 xe tăng L-60 còn sót lại của quân đội Dominica được Mỹ đại tu, đưa trở lại biên chế và sử dụng đến năm 2002.
500 nghìn người Mỹ đã được lệnh sơ tán khi cơn bão Laura tăng cấp
Giới chức địa phương tại khu vực phía Đông bang Texas và phía Tây bang Louisiana đã ra lệnh cho 500.000 người sơ tán.
Giới chức địa phương tại khu vực phía Đông bang Texas và phía Tây bang Louisiana đã ra lệnh cho 500.000 người sơ tán, trong bối cảnh cơn bão Laura đang tăng cấp trên vùng Vịnh Mexico và sắp đổ bộ vào bờ.
Cảnh ngập lụt sau khi bão Laura tràn qua Cộng hòa Dominica vào ngày 23/8.
Lệnh sơ tán đã bắt đầu có hiệu lực từ sáng 25/8 (theo giờ địa phương), sau khi bão Laura tiến vào khu vực biển sâu, ấm ở Vịnh Mexico và trở thành cấp một, có nguy cơ gây thiệt hại lớn về sinh mạng và vật chất.
Trung tâm Bão Quốc gia (NHC) Mỹ tại thành phố Miami, bang Florida, dự báo Laura sẽ là cơn bão cấp 3 trước khi tiến vào bờ, với sức gió lên tới khoảng 185 km/giờ.
Tại Port Arthur, bang Texas, Thị trưởng Thurman Bartie, đã ra lệnh bắt buộc di tản ở thành phố với hơn 54.000 dân này, kể từ 6 giờ sáng ngày 25/8 (giờ địa phương). Mỗi người chỉ được mang theo một túi xách tới địa điểm tạm trú và phải có khẩu trang để tránh lây lan dịch bệnh Covid-19. Thành phố Galveston cũng ra lệnh cho người dân trên đảo phải di tản trước khi bão Laura đổ bộ. Trong khi giới chức thành phố Houston đang khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm trong trường hợp bị mất điện trong vài ngày hoặc cần phải di tản.
Trước đó, bão Laura đã khiến nhất 11 người tại Cộng hòa Dominican Republic và Haiti thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng và lụt lội ở hai quốc gia này./.
Iran hoan nghênh Liên Hợp Quốc bác nghị quyết gia hạn lệnh cấm vận vũ khí Iran hoan nghênh quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì đã bác bỏ dự thảo nghị quyết kéo dài lệnh cấm vận vũ khí với nước này của Mỹ. Trước đó, tại cuộc bỏ phiếu vào hôm qua (14/8), dự thảo nghị quyết của Mỹ về việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí với Iran chỉ nhận được...