Sự cố khi “yêu” khiến nhiều cặp đôi “đứng hình”
Chuột rút có lẽ là một trong những chấn thương khiến nhiều cặp đôi “đứng hình” bởi sự bất ngờ.
Đùi và cẳng chân là những vị trí dễ bị chuột rút nhất khi quan hệ tình dục nhưng bất cứ vùng giải phẫu nào trên cơ thể có các cơ bắp cũng có thể bị chuột rút và gây ra tình trạng đau đớn.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Trần Liên Hương (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), hiện chưa có số liệu chính thức về các ca chấn thương do quan hệ tình dục, bởi đây là “tai nạn” mà nhiều người e ngại khai báo với bác sĩ khi đến bệnh viện.
Tuy nhiên, việc để xảy ra chấn thương khi quan hệ tình dục là điều bình thường, bao gồm những chấn thương nhẹ đến chấn thương nghiêm trọng cần được cấp cứu.
“Một số chấn thương mà chị em cần lưu ý dự phòng và có cách xử lý ngay, đó là rách âm đạo, sưng âm đạo, rách hậu môn, “lạc” mất bao cao su, chuột rút, nhồi máu cơ tim”, bác sĩ Liên Hương cho biết.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Liên Hương, rách âm đạo là sự cố thường gặp , có thể sẽ gây đau đớn, chảy máu, thậm chí là nhiễm trùng. Nguyên nhân rách âm đạo thường do vùng kín chưa được trơn tru khi quan hệ tình dục hoặc do tư thế phối hợp không an toàn, khiến âm đạo không được đàn hồi, dẫn đến rách và bị tổn thương.
Chấn thương này thường không được chị em đến bệnh viện xử lý ngay mà để âm đạo tự phục hồi. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau không giảm hoặc tiếp tục chảy máu, người trong cuộc cần gặp bác sĩ ngay để xử lý. Phòng tránh rách âm đạo có thể dùng chất bôi trơn hoặc kéo dài màn dạo đầu.
Chuột rút có lẽ là một trong những chấn thương khiến nhiều cặp đôi “đứng hình” bởi sự bất ngờ. Đùi và cẳng chân là những vị trí dễ bị chuột rút nhất khi quan hệ tình dục nhưng bất cứ vùng giải phẫu nào trên cơ thể có các cơ bắp cũng có thể bị chuột rút và gây ra tình trạng đau đớn.
Theo bác sĩ, cách tốt nhất để điều trị tình trạng đau cơ chuột rút là đi bộ chậm trong cự ly ngắn, kéo giãn các cơ và uống các thuốc giảm đau không kê đơn. Chấn thương có thể xảy ra trong vòng vài giờ, thậm chí là vài ngày. Để phòng những tổn thương này, các cặp đôi nên thường xuyên thay đổi tư thế trong khi quan hệ để giảm tình trạng chuột rút.
Ảnh minh họa
Chấn thương nghiêm trọng nhất liên quan đến quan hệ tình dục là nhồi máu cơ tim mà những người có tiền sử nhồi máu cơ tim nên thận trọng. Rất nhiều người có tiền sử bệnh tim mạch có thể bị nhồi máu cơ tim lần đầu tiên khi đang quan hệ tình dục.
Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm: bất ngờ đau thắt ngực, hoặc tăng áp lực ở lồng ngực, buồn nôn, chóng mặt và khó thở. Nếu có bất cứ dạng khó chịu nào ở trên, hãy dừng ngay việc quan hệ tình dục và gọi cấp cứu nếu dấu hiệu vẫn tồn tại và diễn biến nặng hơn.
Khi nói đến quan hệ tình dục, một chấn thương thường gặp nữa là sưng âm đạo . Sưng âm đạo thường không phải đến bác sĩ nhưng để âm đạo phục hồi, cần ngừng quan hệ tình dục cho đến khi trở về trạng thái bình thường.
“Nếu bạn thường xuyên bị sưng đau sau khi quan hệ mà không biết chắc lý do tại sao, bạn nên suy nghĩ lại về hoàn cảnh khi đó. Bạn tình của bạn có quá thô bạo không? Cường độ quan hệ có nhiều quá không? Bạn tình của bạn có thực hiện quan hệ khi chưa đủ chất bôi trơn không? Nếu câu trả lời cho những câu hỏi trên của bạn là không thì bạn nên gặp bác sỹ để tìm ra nguyên nhân của vấn đề”, bác sĩ khuyến cáo.
” Lạc” mất bao cao su cũng là một trong những sự cố khiến nhiều cặp đôi “dở khóc dở cười”. Tuy nhiên nhiều người lại bị cuống khi xử lý tình huống này, khiến cho bao cao su không những không được lấy ra mà còn “trốn kỹ” hơn.
Bác sĩ khuyên rằng, bao cao su chỉ có thể nằm trong âm đạo, không thể đi sâu vào trong tử cung được cho nên các cặp đôi không nên hoảng sợ. Nếu không thể lấy ra được ngay thì có thể đợi khoảng một tiếng đồng hồ, âm đạo sẽ co thắt, khiến cho bao cao su dễ lấy ra ngoài hơn. Nếu một ngày trôi qua mà không thể lấy ra hãy đến gặp bác sỹ sản phụ khoa.
Chấn thương đầu nghe có vẻ như không liên quan gì đến hoạt động tình dục nhưng lại thường xuyên xảy ra. Trong lúc quan hệ tình dục, các cặp đôi có thể vô tình va vào đầu giường, bàn, ghế hoặc bất cứ vật cứng gì…
Chấn thương này nhẹ có thể là một lần cụng đầu và không để lại tổn thương lâu dài nào nhưng cũng có thể là một chấn động đáng lo ngại. Khi bị chấn thương vùng đầu các cặp đôi phải dừng hết các hoạt động đang thực hiện để chườm lạnh vùng đầu, giúp giảm sưng.
Hãy thận trọng với các dấu hiệu chấn động như đau đầu, buồn nôn và chóng mặt. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này trong vòng một hoặc hai ngày sau phải đến gặp bác sỹ ngay.
Rách cổ tử cung có ảnh hưởng lần mang thai sau không?
Em sinh con đầu khá to (4,1/kg), khi sinh rất vất vả nhưng vẫn sinh tự nhiên. Sau này có lần đi khám phụ khoa thấy ghi có vết rách cổ tử cung cũ. Xin hỏi như vậy có ảnh hưởng gì tới lần có thai và sinh lần sau của em không?
Hoàng Nguyễn Anh Thu (Thanh Hóa)
Ảnh minh họa
Rách cổ tử cung là một chấn thương đường sinh dục dưới, tương đối hay gặp khi sinh đẻ.
Rách cổ tử cung (có thể kèm rách âm đạo hoặc không) thường gặp trong những trường hợp đẻ khó, phải can thiệp bằng forcep hoặc sản phụ rặn đẻ sớm khi cổ tử cung chưa mở hết, đôi khi do nạo phá thai to. Trường hợp của bạn có thể cổ tử cung rách nhỏ tự cầm máu sau sổ thai.
Thường với những trường hợp rách cổ tử cung khi sinh nhỏ hầu như không gây ảnh hưởng gì, nhưng nếu rách lớn (rách cao) lên đến phần eo tử cung (lỗ trong) thì rất có thể là nguyên nhân gây sảy thai ở lần sau do hở eo tử cung.
Nhưng bạn cũng đừng lo lắng, lần tới bạn có thai, khi đi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn. Ngay cả trong trường hợp có hở eo tử cung cũng điều trị khá đơn giản bằng phương pháp khâu vòng cổ tử cung mang lại hiệu quả cao, giảm nguy cơ sảy thai, sinh non.
Màu sắc của phân 'tố cáo' tình trạng sức khỏe của bạn, cần đi khám ngay! Đừng quên quan sát trước khi xả nước: Màu sắc của phân có thể cho bạn biết nhiều điều về sức khỏe và thậm chí cảnh báo về những dấu hiệu cần phải đi khám ngay, theo Live Strong. Nên tập kiểm tra màu sắc của phân để nhận biết khi nào là bệnh nguy hiểm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Sau đây,...