Sự cố Formosa kéo lùi lộ trình nông thôn mới
Sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh xả thải không chỉ kéo lùi sự phát triển kinh tế, xã hội ở các xã vùng biển Quảng Bình mà còn khiến lộ trình xây dựng nông thôn mới ( NTM) tại các xã thêm gập ghềnh, xa vời.
Vời vợi đích đến
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Quảng Bình, trong số 18 xã biển của tỉnh, hiện đã có 9 xã cán đích, các xã còn lại dù còn nhiều khó khăn nhưng đều đặt mục tiêu đạt chuẩn vào năm 2020. Tuy nhiên, từ khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra, lộ trình cán đích NTM của các xã này gặp rất nhiều khó khăn.
Mất nguồn thu từ biển, cuộc sống của người dân vùng biển bãi ngang Quảng Bình vô cùng
khó khăn. Ảnh: P.P
Sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh xả thải đã kéo dài lộ trình NTM ở 18 xã biển Quảng Bình. Ngoài các tiêu chí chịu tác động mạnh như thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và hộ nghèo thì người dân cũng không còn sức để đóng góp xây dựng các tiêu chí khác như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa…”. Ông Nguyễn Quốc Út – Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM Quảng Bình
Cho đến thời điểm này, xã biển bãi ngang Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy) mới chỉ hoàn thành 12/19 tiêu chí xây dựng NTM. Theo ông Nguyễn Hữu Hiến – Chủ tịch UBND xã, lộ trình của xã là sẽ cán đích vào năm 2020, nhưng với tình hình hiện nay, xem ra mục tiêu đó rất khó hoàn thành. Là xã bãi ngang, người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản gần bờ và các dịch vụ chế biến liên quan đến biển, nhưng hơn 4 tháng qua, gần 300 chiếc tàu cá của xã Ngư Thủy Nam phải nằm bờ, nhiều người dân không có việc làm.
Video đang HOT
“Thu nhập giảm nên việc huy động người dân đóng góp vào một số công trình công cộng đang gặp khó khăn như: Nhà văn hóa thôn (mới có 1/5 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn), đường nông thôn (hiện có 4/25km đạt chuẩn). Từ khi kế sinh nhai bị ảnh hưởng, việc duy trì mức sống đã vất vả thì việc đóng góp cho xây dựng NTM là điều quá khó đối với bà con” – ông Hiến nói.
Xã về đích cũng chưa hết lo
Chuyện ở xã Ngư Thủy Nam cũng là tình trạng chung đối với các xã bãi ngang còn lại của Quảng Bình như Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy), Hải Ninh (Quảng Ninh); Quảng Đông (Quảng Trạch)… Thậm chí, các xã đã về đích cũng không hết lo. Năm 2013, xã Quang Phú (TP.Đồng Hới) là xã sớm nhất của tỉnh Quảng Bình về đích NTM. Tuy nhiên sau sự cố môi trường biển, Quang Phú đang lo lắng không biết có giữ vững được các tiêu chí NTM hay không.
Ông Phạm Thanh Bình – Chủ tịch UBND xã Quang Phú cho biết, năm 2015, Quang Phú đạt mức thu nhập bình quân 28,5 triệu đồng/người/năm, dự kiến năm 2016 sẽ tăng lên 30 triệu đồng/người. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, tàu thuyền của ngư dân không thể ra khơi kéo theo đó là các bộ phận làm dịch vụ, thương mại, du lịch… cũng bị ảnh hưởng nặng nề, tổng sản lượng khai thác thủy sản của xã chỉ đạt 30% so với kế hoạch.
Tại xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới), lãnh đạo xã cho biết tiêu chí thu nhập đang có nguy cơ quay trở lại mức không đạt. Ông Nguyễn Ngọc Hiếu – Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh ngậm ngùi: “Riêng tiêu chí thu nhập, xã mất 5 năm để hoàn thành và quyết tâm thu nhập bình quân của bà con sẽ đạt 3 triệu đồng/khẩu/tháng vào cuối năm 2016. Nhưng sự cố ô nhiễm môi trường biển đã gây hậu quả quá nặng nề, các chỉ tiêu xây dựng NTM sẽ rất khó giữ vững”.
Ông Hồ Xuân Hùng – Chủ tịch Tổng hội NNNPTNT Việt Nam, nguyên cố vấn Ban Chỉ đạo T.Ư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM:
Ban chỉ đạo phải lắng nghe và có giải pháp cụ thể
Trước tình hình việc xây dựng NTM tại các xã ven biển, bãi ngang 4 tỉnh miền Trung gặp khó khăn, Ban chỉ đạo T.Ư cần phải có trách nhiệm ngồi lại ngay với các địa phương để lắng nghe những khó khăn, rào cản họ đang gặp phải trong triển khai xây dựng NTM, đồng thời xuống gặp gỡ người dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con. Do ảnh hưởng nặng nề của sự cố ô nhiễm môi trường, người dân không dám ăn hải sản, dịch vụ du lịch cũng bị đình trệ. Cần có định hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của các xã bãi ngang ven biển.
Vừa qua, Chính phủ đã triển khai rất nhanh chương trình trợ cấp cho người dân vùng bị thiệt hại. Cần có thêm giải pháp cụ thể để giúp các xã vùng bãi ngang, ven biển vượt qua khó khăn. Ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hội ND xã Bảo Ninh (Đồng Hới):
Mất nguồn thu, mất “nội lực”
Trước đây, với đội tàu hùng hậu, ngư dân Bảo Ninh thu nhập mỗi ngày thấp nhất cũng đuợc vài trăm ngàn đồng, có khi lên đến vài triệu đồng nên việc huy động đóng góp cho các phong trào nông dân nói riêng và xây dựng NTM nói chung ở xã Bảo Ninh khá dễ dàng. Nhưng hiện nay, nhiều ngư dân bỗng chốc tay trắng, nguồn thu bị co hẹp, việc lo toan cuộc sống hàng ngày còn khó khăn nói chi đến việc đóng góp xây dựng NTM. Ngư dân mất nguồn thu, đồng nghĩa với việc chúng tôi mất “nội lực”. Phương Phan – Thiên Ngân (ghi).
Theo Danviet
Formosa xin xả thải ra biển để tránh ô nhiễm... sông
Phó Bí thư Hà Tĩnh cho biết: Formosa xin xả ra biển vì xả ra sông Quyền không đảm bảo môi trường.
Một góc dự án Formosa Hà Tĩnh
Chiều 8/9, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã làm việc với tỉnh Hà Tĩnh về công tác đảm bảo môi trường các dự án trên địa bàn.
Sau khi thảo luận về vấn đề xả thải của Formosa gây ra hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua, các đại biểu đã quan tâm đến việc Formosa xả thải ra biển bằng ống ngầm sẽ khó kiểm soát hơn. Do đó, cần nghiên cứu và xem xét kỹ vấn đề này do dự án Formosa có thời gian hoạt động dài tới 70 năm.
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Trần Nam Hồng cho biết: "Trước năm 2008, khi tôi làm Trưởng BQL Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), thì quy hoạch tất cả các dự án ở Vũng Áng đều xả vào sông Quyền, sau đó mới đổ ra biển. Nói là sông Quyền nhưng thực ra đó là một cái hồ rất lớn, rộng hàng trăm héc-ta. Chứ giờ mà cứ mỗi nhà máy nào cũng xả ra biển thế này thì sẽ như thế nào? Xả ra sông Quyền thì chúng ta sẽ dễ giám sát hơn. Thời điểm chuyển xả thải từ sông ra biển thì chính Formosa đã có văn bản ghi nguyên văn "Xin xả ra biển vì xả ra sông Quyền không đảm bảo môi trường".
Phó Bí thư thường trực Hà Tĩnh Trần Nam Hồng phát biểu tại hội nghị
Cũng theo ông Hồng, các sở, ngành thời đó và UBND tỉnh cũng ký văn bản cho Formosa làm. Thậm chí, Bộ TN&MT lúc đó phê duyệt dự án này (chuyển từ sông ra biển_PV) là "sau khi việc đã rồi". Dù trên thực tế, việc xả ra biển hay ra sông Quyền cũng đều xả ra môi trường tự nhiên, thì phải đảm bảo môi trường là được. Nhưng ở đây, họ (Formosa_PV) khẳng định xả ra sông Quyền không đảm bảo môi trường nên xin xả ra biển, rõ ràng là có ý.
Trước sự cố đã diễn ra, lãnh đạo Tỉnh uỷ Hà Tĩnh cho rằng: Bộ TN&MT cần tiếp tục nghiên cứu thêm theo hướng nên chọn phương án tối ưu nhất vì dự án triển khai trong 70 năm, nếu tiếp tục xả thải trực tiếp ra biển như vậy thì liệu sẽ có bao nhiêu lần tiếp tục gây hậu quả khôn lường.
Phó Bí thư tỉnh Hà Tĩnh Trần Nam Hồng cũng cho rằng nên để nhà máy này (Formosa _PV) công suất ở mức 7,5 triệu tấn/năm thay vì 15 triệu tấn hay 22 triệu tấn/năm và cần chú trọng việc đảm bảo môi trường.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Nữ Y chia sẻ: Bài học Formosa là bài học đắt giá. Đối với quy hoạch điện thì công suất lên tới 6.300 MW đều tập trung tại Vũng Áng, lại toàn là nhiệt điện vậy có đảm bảo không và đừng vì quy hoạch rồi mà chúng ta không thay đổi được.
Trước đó, sáng 8/9, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đã vào dự án Formosa Hà Tĩnh để kiểm tra các cam kết của Formosa về thực hiện bảo vệ môi trường... Tại dự án Formosa, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã tới thị sát kho chứa rác thải của Formosa. Tại đây, Bộ trưởng đã trao đổi những vấn đề liên quan đến việc thu gom, tập kết, xử lý rác thải của nhà máy. Bộ trưởng nhấn mạnh, sự cố môi trường xảy ra vừa qua là hết sức nghiêm trọng, do đó, việc xử lý rác thải cần phải thận trọng, an toàn, dù là bất cứ công ty nào đảm nhận việc xử lý rác thải cũng cần phải kiểm tra kỹ năng lực của họ, đảm bảo đúng quy trình, trách nhiệm.
Theo Trần Lộc (Báo Giao thông)
Hà Tĩnh yêu cầu 5 cơ quan kiểm điểm vụ chôn lấp chất thải của Formosa Những tổ chức, cá nhân liên quan được lãnh đạo tỉnh yêu cầu tự nhận hình thức kỷ luật và cấp có thẩm quyền ra hình thức kỷ luật nghiêm theo quy định của pháp luật. Ngày 4/8, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ký văn bản yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương xử lý nghiêm...