Sự cố điện hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử loài người
Lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ ngày 26/4/1986, gây ra thảm họa hạt nhân dân sự tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.
Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nằm ở thành phố Pripyat, Ukraine. Rạng sáng ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy gặp sự cố, dẫn tới hiện tượng các thanh nhiên liệu hạt nhân tan chảy. Vụ nổ và cháy lò phản ứng khiến hạt phóng xạ lan rộng tới các nước châu Âu.
Tai nạn xảy ra khi các công nhân thử nghiệm tính năng làm mát khẩn cấp trong lõi lò phản ứng. Lò số 4 được tắt theo đúng quy trình nhưng sự cố xảy ra khiến các thanh nhiên liệu hạt nhân chảy. Hơi nước kẹt trong lò phá hủy phần mái bê tông nặng 2.000 tấn của công trình, khiến phóng xạ phát tán ra môi trường.
Sự cố điện hạt nhân nghiêm trọng nhất lịch sử làm 31 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác nhiễm xạ. Hiện tại, nhà chức trách Ukraine và các tổ chức quốc tế chưa thể thống kê chính xác số nạn nhân của thảm họa Chernobyl.
Video đang HOT
Ngay sau sự cố, người dân được lệnh sơ tán khẩn cấp. Họ rời nhà khi không kịp chuẩn bị đồ đạc. Pripyat nhanh chóng trở thành đô thị ma không một bóng người sinh sống.
Nhằm hạn chế phóng xạ phát tán, chính quyền Liên Xô đã điều trực thăng tới phun hóa chất đặc biệt xung quanh lò phản ứng.
Các thiết bị cơ giới và xây dựng được điều tới Chernobyl để xây nấm mồ bọc quanh lò phản ứng bị phá hủy. Các thanh nhiên liệu cùng lò phản ứng hư hại bị chôn vùi vĩnh viễn.
Ảnh hưởng của vụ nổ vẫn tồn tại hàng thập niên sau tai nạn. Nhiều đứa trẻ bị ung thư dù chào đời sau thảm họa.
Sau gần 30 năm, dấu vết của sự cố vẫn hiện hữu ở Pripyat. Mọi thứ gần như không thay đổi kể từ thời điểm 50.000 người vội vã trốn chạy bóng ma hạt nhân.
Những công trình công cộng bị thiên nhiên tàn phá sau gần 30 năm quên lãng.
Vài năm gần đây, Pripyat trở thành điểm đến yêu thích của những người ưa mạo hiểm. Tuy nhiên, quân đội Ukraine lập chốt gác quanh vùng thảm họa. Chỉ những người có giấy phép của chính quyền Ukraine mới được vào khu vực nhiễm xạ.
Theo Tri Thức
Cháy thư viện ở Nga được ví như 'thảm họa hạt nhân Chernobyl'
Vụ hỏa hoạn xảy ra tại thư viện của Viện Khoa học Xã hội và Thông tin Khoa học, một trong những thư viện lớn nhất của Nga, có thể đã hủy hoại hàng triệu tài liệu quý hiếm. Vụ cháy thư viện này được ví von như một 'thảm họa hạt nhân Chernobyl' đối với nền văn hóa Nga.
Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập tắt vụ cháy - Ảnh: Reuters
Ngọn lửa bùng lên từ hôm 30.1 và cho đến chiều 31.1 (giờ địa phương) mới được dập tắt hoàn toàn, tàn phá 2.000 m2 diện tích thư viện của Viện Khoa học Xã hội và Thông tin Khoa học (INION) ở thủ đô Moscow, theo AFP.
Thư viện này được thành lập vào năm 1918 và lưu trữ 10 triệu tài liệu, bao gồm một số tài liệu quý hiếm từ thế kỷ 16.
"Đây là một mất mát lớn cho khoa học. Thư viện có những bộ sưu tập tài liệu khoa học thuộc hàng lớn nhất thế giới, có thể tương đương với Thư viện quốc hội Mỹ", AFP dẫn lời ông Vladimir Fortov, chủ tịch Viện Khoa học Nga ngày 1.2.
"Có những tài liệu quý hiếm chỉ có ở thư viện này. Những gì đã xảy ra giống như thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986", ông Fortov nói.
Có đến 200 lính cứu hỏa được điều động mới có thể khống chế được ngọn lửa vào chiều 31.1, không có ai bị thương. Các điều tra viên Nga bước đầu nhận định vụ hỏa hoạn xảy ra là do chập mạch điện.
Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra ngày 26.4.1986, khi đó nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine, lúc bấy giờ là một phần của Liên Xô, bị nổ dẫn đến rò rỉ phóng xạ độc hại. Đây được cho là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân thế giới.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nga cảnh báo về khả năng Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân Một quan chức Nga vừa lên tiếng cảnh báo rằng Ukraine "có thể tạo ra bom hạt nhân trong khoảng thời gian 10 năm". Với các mỏ uranium lớn, nhiều nhà máy điện hạt nhân đang vận hành đủ khả năng làm giàu nguyên liệu hạt nhân, cùng với đó là kinh nghiệm của các tập đoàn chế tạo tên lửa đạn đạo...