Sự cố dầu loang đe dọa rạn san hô lớn thứ hai thế giới tại Brazil
Các vết dầu loang đã lan tới vùng Costa de los Corales, bang Alagoas, đây là nơi có rạn san hô lớn thứ hai thế giới, rộng 150km, xếp sau rạn Great Barrier của Australia.
Vệt dầu loang do 60.000 tấn dầu bị tràn ra Vịnh Guanabara thuộc thành phố Rio de Janeiro, Brazil. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 20/10, các chuyên gia môi trường Brazil cảnh báo những vệt dầu loang xuất hiện hơn một tháng qua đang đe dọa sự sống của rạn san hô lớn thứ hai thế giới ở khu vực Costa de los Corales thuộc quốc gia Nam Mỹ này.
Các vệt dầu loang xuất hiện tại hơn 200 bãi biển thuộc 9 bang Đông Bắc Brazil.
Chuyên gia nghiên cứu Phòng thí nghiệm sinh thái học vi sinh vật và phân tử (LEMM), thuộc Đại học Liên bang Rio de Janeiro, Gustavo Duarte cho biết các vết dầu loang đã lan tới vùng Costa de los Corales, bang Alagoas.
Đây là nơi có rạn san hô lớn thứ hai thế giới, rộng 150km, đứng sau rạn Great Barrier của Australia.
Ông Duarte cảnh báo sự cố dầu loang xảy ra đúng thời điểm quần thể san hô đang phục hồi sau quá trình bị “tẩy trắng” trên diện rộng, vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua, do sự ấm lên của nước biển.
Video đang HOT
Hiện tượng “tẩy trắng” khiến phần lớn san hô chết để lại xương trắng dưới đáy biển. Những lớp sinh vật này có thể phục hồi nếu nhiệt độ nước biển giảm xuống. Tuy nhiên, hiện tượng dầu loang đang ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và sinh sản của san hô và tảo ở khu vực trên.
Chuyên gia LEMM cho biết chỉ riêng trong năm nay, hơn 90% loài san hô Millepora alcicornis, một trong những loài san hô chính tại Brazil, đã chết. Một cá thể san hô dài 50cm sẽ phải mất tới 20 năm mới có thể phục hồi.
Theo ông Duarte, sự cố tràn dầu ảnh hưởng tới rạn san hô có thể so sánh như thảm họa cháy rừng Amazon xảy ra hồi tháng 8 vừa qua.
Những dải dầu loang bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 9 vừa qua và kéo dài 2.000km dọc theo bờ biển phía Đông Bắc Đại Tây Dương.
Tính đến nay, các nhà chức trách Brazil đã thu gom hơn 500 tấn cặn dầu tại 201 khu vực bờ biển của quốc gia Nam Mỹ này. Tình trạng dầu tràn gây ô nhiễm môi trường, khiến 67 động vật biển chết, trong đó có 11 con rùa./.
Phương Lan (TTXVN/Vietnam )
Theo vietnamplus.vn
Con người tìm mãi không thấy người ngoài hành tinh vì lý do này?
Con người đã đi tìm nền văn minh ngoài hành tinh được 30 năm nhưng cho đến nay vẫn chưa phát hiện bất cứ dấu vết đáng kể nào.
Người ngoài hành tinh không đơn giản là xuất hiện trước mắt con người như trong phim.
Theo Daily Star, Trái đất là nơi vô số dạng sống sinh sôi từ hàng tỉ năm trước. Ngay cả ở những môi trường khắc nghiệt nhất như sâu dưới lòng đất, ở sâu bên trong hồ nước Nam Cực đóng băng, sự sống luôn có cách để sinh sôi.
Nhưng con người cho đến nay chưa từng tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh, dù rằng có những phỏng đoán về hành tinh giống hệt như Trái đất ở đâu đó ngoài vũ trụ.
Có một số giả thuyết được đưa ra để lý giải, bao gồm sự sống từng tồn tại ở các hành tinh khác, nhưng đã sớm bị tuyệt diệt. Một giả thuyết mới được ra cho rằng, đơn giản là con người đã đi tìm nhầm chỗ.
Mục tiêu tìm kiếm của các nhà khoa học là những nơi có nước hoặc từng bị nước bao phủ ngoài vũ trụ. Nhà khoa học NASA, Alan Stern giải thích, nước tạo ra môi trường an toàn cho các sinh vật thông minh phát triển. Nước giúp ngăn chặn bức xạ, tránh khỏi thảm họa thiên thạch. Cuộc sống ẩn sâu dưới nước luôn yên bình dù trên cạn có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa.
"Tác động của Mặt trời, siêu tân tinh và dù bạn ở quỹ đạo nào, có từ trường hay không, có bầu khí quyển trong sạch hay không, những thứ đó không còn quan trọng nếu có nước", Stern nói.
Các nhà khoa học đã tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh được hơn 30 năm.
Nhưng nước đóng vai trò như "bộ áo giáp", cũng là nhà tù giữ các sinh vật sống trong đó. "Nếu một nền văn minh ngoài hành tinh sống dưới nước đạt đến độ phát triển, có thành phố riêng, chúng ta cũng sẽ rất khó nhận ra".
Stern giải thích rằng dạng sống thông minh dưới nước cũng không quan tâm đến các vì sao như con người. "Họ rất khó tạo ra phi thuyền du hành không gian vì nó phải chứa đầy nước, rất nặng và khó điều khiển", Stern nói.
Ở một số hành tinh như siêu Trái đất, nơi có trọng lượng gấp 2-10 lần Trái đất, lực hút cũng là rất lớn. "Ở những hành tinh đó, những sinh vật sống rất khó nghĩ đến chuyện du hành không gian. Họ thậm chí còn không có vệ tinh nhân tạo hay kính viễn vọng", nhà thiên văn học Michael Hippke đặt giả thuyết.
Michael Hippke nói con người may mắn sống ở Trái đất, nơi có lực hút vừa phải, đủ để bay ra khỏi quỹ đạo.
Ngoài ra, có cách giải thích khác về việc con người đơn độc trong vũ trụ. Đó là vì đây là vũ trụ giải lập và chưa có thêm dạng sống thông minh được tạo ra. Hoặc con người đã bị người ngoài hành tinh âm thầm theo dõi từ lâu nhưng họ chưa quyết định ra mặt.
Chuyên gia Arthur C Clarke từng nói: "Có hai giả thuyết: chúng ta đơn độc trong vũ trụ hoặc không đơn độc. Cả hai giả thuyết đều rất đáng lo ngại".
Theo danviet
Hai xác tàu đắm từ thời Thế chiến 2 biến mất bí ẩn dưới đáy biển Hai xác tàu ngầm đắm từ thời Thế chiến 2 bất ngờ biến mất, dấy lên mối lo ngại về hoạt động khai thác sắt vụn trái phép dưới biển. Những kẻ săn trộm thậm chí có thể đánh cắp nguyên một con tàu đắm. Theo Daily Star, có một thỏa thuận quốc tế về việc giữ nguyên hiện trạng ở nơi xác...