Sự cay nghiệt của những số phận đồng tính nữ
Khi được tin cô con gái yêu đang cặp kè với cô bạn cùng giới, ông bố đã pha thuốc ngủ vào cốc nước chanh cho con uống rồi để người con trai theo đuổi cô 3 năm “thích làm gì thì làm”.
Bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch hội đồng sáng lập CSAGA (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên) đã chia sẻ về một vài câu chuyện về những số phận đồng tính nữ.
“Ở một gia đình, phát hiện con gái mình đồng tính, ông bố đã trói đứa con đang là sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội, mong cách ly được con và cô gái đang sống. Tìm cách thoát khỏi nhà, cô bé đã nhảy từ lầu 3 của ký túc xá xuống sân trường, nhưng lại vướng ngọn cây nên không chết. Lần tiếp theo, cô bé ra sông Hồng, để lại bức thư tuyệt mệnh cho gia đình khiến cả nhà phải chia nhau dọc sông từ cầu Thăng Long đến tận Chương Dương để tìm kiếm”, bà Vân Anh kể.
Bà Vân Anh cũng cho rằng: “Cần nhìn nhận một cách khách quan và công bằng với người đồng tính nói chung và người đồng tính nữ nói riêng. Người đồng tính nữ cũng giống như bao người bình thường khác. Họ chỉ khác bạn ở xu hướng tình dục”.
Nghiên cứu của CSAGA về lịch sử, những khó khăn trong quá trình khẳng định xu hướng tình dục của người đồng tính nữ cho thấy, họ đều có điểm chung là những người có tinh thần cầu tiến và độc lập, đầy đức hy sinh và cống hiến vì cộng đồng. Khi tách họ ra khỏi cá nhân hay nhóm, họ cũng không thể chuyển đổi xu hướng tình dục đồng giới của mình.
Sau gần 1 năm đường dây tư vấn miễn phí về chủ đề đồng tính nữ hoạt động (7/2009-5/2010), CSAGA đã nhận được 368 cuộc gọi chủ yếu là các bạn nữ, các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến vấn đề này.
Đồng tình nữ không phải người bệnh hoạn. Ảnh có tính chất minh họa
Tại đây, những nỗi đau số phận đều được chia sẻ, thông cảm và mở lòng. Có những người xót xa: “Tại sao mọi người lại không chấp nhận tôi là người đồng tính. Nếu đến mẹ mà còn không thể chấp nhận được thì xã hội coi tôi như một thành phần cần tẩy não là đúng lắm thôi! Thật là cay đắng”.
Hay có những bà mẹ trở nên hốt hoảng, bàng hoàng khi phát hiện ra con gái mình là người đồng tính nữ. Bà tự trách mình không nghiêm khắc, không biết giáo dục con nên để con “sa chân vào chốn hư hỏng” theo cách nói của bà.
Rồi có những ông bố “sốc” khi được tin cô con gái yêu tốt nghiệp với bằng thạc sỹ đang cặp kè với một cô gái khác. Quá ích kỷ, ông đã tự tay pha thuốc ngủ vào cốc nước chanh cho con uống rồi để người con trai theo đuổi cô 3 năm “thích làm gì thì làm”. Ông hy vọng khi “gạo đã nấu thành cơm” thì “sẽ tách được cô ra khỏi con bé kia”.
Video đang HOT
Hậu quả, sau khi biết bố mẹ tạo điều kiện cho mình ăn nằm với người đàn ông khác, cô như phát điên, phát dại. Và kể từ đó cô sống như một người câm.
Có thể nói, những hành động và suy nghĩ của ông khi ép người con gái đồng tính của mình yêu và lấy chồng là giúp cô hạnh phúc là một ngộ nhận. Trên thực tế, việc ép họ sống trái với tự nhiên, không được sống theo cảm xúc của mình, thực chất là đẩy họ vào bất hạnh, dẫn đến những căng thẳng rối loạn trong tâm lý.
Ở người đồng giới, xu hướng tình dục đồng giới mới là xu hướng tự nhiên của họ. Việc ép họ chuyển đổi sang một một xu hướng khác thực chất là biến họ trở nên bất thường, trái tự nhiên. Và một cô gái đồng tính không phải là người bệnh hoạn.
Hạnh phúc là sống thật
Được là chính mình, được sống trong một thế giới không bị kỳ thị, xã hội có cái nhìn bao dung hơn, đúng đắn hơn về họ, không coi họ là bệnh hoạn, lệch lạc hay tâm thần là mong mỏi của những người đồng tính nữ. Vivian, một cô gái không giấu giếm mình là người đồng tính đã chia sẻ trong cuộc hội thảo:
“Chúng tôi không bị hấp dẫn bởi tình dục mà chúng tôi bị hấp dẫn bởi tính dục. Nghĩa là tôi yêu cô ấy không phải vì tôi có thể quan hệ tình dục với cô ấy, mà tôi yêu cô ấy để tôi có được cảm giác yêu thương. Tôi yêu cô ấy và cô ấy thương tôi. Thậm chí tôi được biết rằng có những đôi yêu nhau họ không quan hệ tình dục.
Tôi đã lộ diện với gia đình và bạn bè, sự tự tin đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Tôi tự thấy mình là người có ích cho xã hội, tôi không phải là người bất hiếu với cha mẹ. Đó không phải lỗi của bố mẹ, cũng không phải lỗi của chúng tôi và cũng không ai lựa chọn cái điều ấy cả. Đó chỉ là tự nhiên, sự đa dạng sinh học mà thôi.
Tuy nhiên, tôi chưa dám lộ ở chỗ làm vì tôi sợ mình sẽ mất việc. Tôi tự hỏi, chúng tôi không phải là cái gì khác biệt, chúng tôi chỉ là thiểu số. Nếu cứ bắt chúng tôi cư xử như những người dị tính (chịu sự hấp dẫn của người khác giới tính), liệu rằng đấy có phải là sự bất công?”.
Hay như tâm sự của một bạn trên diễn đàn bangaivn rằng: “Mẹ ơi! Đồng tính thì có gì sai trái đâu hả mẹ? Mọi người thích rẽ phải thì con thích rẽ trái. Không phải vì con ương bướng bởi vì con là thế, vốn dĩ con là như thế mẹ ạ. Mà lối đi đó đâu có sai nếu như con rẽ trái có nhiều người cùng rẽ trái như con? Con đâu có đơn độc hả mẹ?”
Vậy, con rẽ trái mẹ nhé!
Để con được sống là chính mình. Để con một lần được dũng cảm nhìn vào mắt mẹ, được nói ra sự thật và mong muốn của con. Để con được công khai sống với chính con người thật của mình, dù con biết rằng rẽ trái sẽ có muôn vàn khó khăn, nhưng con sẽ được hạnh phúc vì con đã tự chọn cho mình một lối đi phù hợp.
Huyền Hải
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nữ sinh bó ngực 'làm điệu' với bạn cùng giới
Ăn diện, tóc tai như con trai... thậm chí là bó ngực để trông "manly" trong mắt người cùng giới, nhiều nữ sinh đang tự biến mình thành người đồng tính.
Nữ sinh "nựng nhau"
Vừa nhìn thấy một nữ sinh đi ngang qua, T.Bảo, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 11, TP HCM) nói ngay rằng nữ sinh đó bị les (lesbian - đồng tính nữ). Thậm chí, T.Bảo còn biết nữ sinh đó là một "fem" (đồng tính nữ có nữ tính).
"Hôm rồi em thấy bạn đó đứng ngay trước cổng trường hôn nhau với bạn nữ khác" - T.Bảo khẳng định.
Lứa tuổi học trò còn rất vô tư để có những tình bạn đẹp giữa nữ và nữ. Ảnh minh họa.
Qua một thời gian tiếp xúc với một số học sinh tại các trường ở TP HCM, nhận thấy, nhiều nữ sinh có thể kể vanh vách vể cách phân biệt "tầng lớp" trong giới đồng tính nữ.
V.Khánh cho biết: "fem" là đồng tính nữ đóng vai bạn gái nên rất khó phát hiện là les. Chỉ ai là "butch" (đồng tính nữ có nam tính), đóng vai bạn trai mới dễ nhận ra.
Lý do học sinh này biết khá rõ vì chính người bạn thân cùng học cấp 3 cũng là một les. Theo lời V.Khánh, người bạn ấy lúc đầu cũng là một nữ sinh không khác gì các nữ sinh khác, thậm chí rất xinh đẹp. Tuy nhiên, sau "cú sốc" khi quen bạn trai, nữ sinh này quay ngoắt 180 độ với giới tính của mình.
"Ban đầu, bạn mình mặc đồ, đi giày, cắt tóc con trai...bạn bè gọi cô ấy là một tomboy. Đến khi cô ấy cặp với một bạn nữ thì được gọi là "les. Bây giờ trông bạn ấy rất manly"- V.Khánh kể.
Gần khu vực Trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, TP HCM, người dân thường chứng kiến cảnh "nựng nhau" của 2 cô gái, tóc dài, mặc váy đồng phục nữ sinh. Mỗi lần tới giờ tan trường, ở đoạn cuối con hẻm nhỏ, 2 nữ sinh thường xuất hiện. Việc họ hôn má, vuốt tóc, nắm tay trong...im lặng trở thành hình ảnh quen thuộc với nhiều người dân xung quanh.
Cách đây không lâu, giới học sinh cấp 3 TP HCM xôn xao tin đồn một nữ sinh Trường THPT T. tự tử bằng cách cắt cổ tay vì không được nữ sinh kia đón nhận tình cảm. Câu chuyện này tương tự như tình tiết trong một bộ phim ma quái của Hàn Quốc.
Vượt qua tuổi tác, vượt luôn biên giới...
Chị T. , một Việt kiều Singapore đau đớn trở về Việt Nam và phải nhờ đến bác sĩ tâm lý. Số là cô con gái 13 tuổi của chị "phải lòng" cô bé lớn hơn mình 3 tuổi ở Việt Nam và nằng nặc đòi gặp "người tình".
Ban đầu, khi nghe con gái nói chuyện, chị T. không tin vào tai mình. Nhưng thấy con đòi cắt tay tự tử nếu không gặp được bạn, chị hoảng quá đành chiếu ý con.
Chị kể, trước khi cho biết sự thật này, cô bé khá trầm lắng. Phần lớn thời gian rảnh rỗi, cô bé đều lên mạng chát. Nhưng chị không thể ngờ cô bé lại trở nên như vậy. Có điều đặc biệt là dù yêu người lớn hơn 3 tuổi nhưng cô bé lại đóng vai "người nam".
Trong số những người bị đồng tính nữ, nhiều người vô cùng đau khổ khi phát hiện ra sự bất thường về giới tính của mình.
Như trường hợp của N. và L. , đang là học sinh cấp 3 ở một trường tại TP HCM. Cả hai trường hợp này phải tìm tới bác sĩ tâm lý khi phát hiện dường như họ... yêu nhau.
Vốn là người cô độc, N. và L. tìm đến nhau như hai người bạn thân. Khi có chuyện buồn, hai cô đều chia sẻ với nhau qua cuốn nhật ký chung. Ban đầu, cuốn nhật ký chỉ có vài chục trang, dần dần dày lên hơn 1.000 trang.
Do chỉ tin tưởng lẫn nhau và không thân thiết với ai khác, 2 cô gái càng ngày càng gắn bó. Cho đến lúc nhận ra sống không thể thiếu nhau, N. và L. băn khoăn sợ rằng đã yêu nhau và lại muốn thoát ra.
"Cắt cổ tay tự tử là cách phổ biến trong giới đồng tính nữ" Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Trần Tuấn, Trung tâm Tư vấn tâm lý giáo dục gia đình và thanh thiếu niên, thời gian gần đây, số người liên quan đến đồng tính nữ ở tuổi học trò cần tư vấn tăng khá nhiều. Trong khi đó, cách đây vài năm hiện tượng này không thật sự phổ biến. Để trở thành một đồng tính nữ có nam tính, có nữ sinh tự lấy dây nịt bó ngực để có thân hình như con trai. Trong tâm lý của họ còn nghĩ rằng như vậy sẽ hấp dẫn hơn với bạn nữ khác. Nhiều trường hợp gọi đến trung tâm tư vấn trong trạng thái đau khổ khi bị người cùng giới từ chối tình cảm. Trong những tình cảnh đó, cắt cổ tay tự tử là cách phổ biến trong giới đồng tính nữ. Gia đình thường là nguyên nhân chính khiến con em mình bị đồng tính (trừ trường hợp bị đồng tính bẩm sinh). Khi cha mẹ đặt nhiều kì vọng rằng con gái phải mạnh mẽ, nam tính... hay định hướng cách ăn mặc không đúng giới tính từ khi con còn nhỏ dễ khiến trẻ bị lệch lạc về giới tính. Trường hợp gia đình thường xuyên đánh nhau, nhất là ba đánh mẹ khiến con cái cảm thấy nam giới không an toàn. Khi lớn lên, con cái sẽ có xu hướng muốn mạnh mẽ như con trai và quen một bạn nữ để cảm thấy ấm áp hơn. Trường hợp sốc trong tình yêu với bạn nam và mất niềm tin vào nam giới cũng là nguyên nhân dẫn đến bạn nữ bị đồng tính, nhưng nguyên nhân này không nhiều. Phần lớn trường hợp con bị đồng tính mà cha mẹ phát hiện thường là quá trễ và khó thay đổi.
Theo Vietnamnet
Đồng tính nữ - Bệnh hay trào lưu? Vì sao sinh ra trong hình hài là nữ lại không thể yêu một người khác giới? Đây có phải là bệnh dễ lây không, phòng tránh bằng cách nào? Hay đây là một một trào lưu khác người?... Những câu hỏi đó dày vò cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc. "Tôi đi tìm... tôi" Khi nhận ra mình không "bình...