Sự cảnh giác cứu người đàn ông Hà Nội thoát chết trong gang tấc
Hít phải khói thuốc lá điện tử, người đàn ông 39 tuổi ở Hà Nội bất ngờ lên cơn đau thắt ngực, liền bắt xe vào bệnh viện. Ba phút sau, anh bắt đầu co giật, mất ý thức.
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Nam Phong, Trưởng Khoa Điều trị tích cực và Chống độc, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an), cho hay bệnh nhân là anh C.Đ.C (39 tuổi), có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm và vừa khỏi bệnh sốt xuất huyết.
Tối 26/8, đang ăn cùng bạn, anh C. hít phải khói thuốc lá điện tử, lập tức thấy đau tức vùng ngực trái, cảm giác tim co thắt, khó thở. Biết bản thân bị dị ứng với khói thuốc lá điện tử, anh C. lập tức bắt xe taxi đến thẳng Bệnh viện 19-8.
Sau 3 phút vào viện, anh C. đột ngột có biểu hiện co giật mất ý thức, tím tái toàn thân. Các bác sĩ cấp cứu sốc điện về nhịp xoang, 5 phút sau, bệnh nhân lại xuất hiện rung thất, ngừng tim.
Video đang HOT
Bệnh nhân được cấp cứu ngừng tim, sốc điện, đặt ống nội khí quản, chuyển từ khoa Cấp cứu vào Khoa Điều trị tích cực và Chống độc thở máy trong tình trạng lơ mơ, kích thích.
Các thầy thuốc nhận định nam bệnh nhân bị sốc tim, nhồi máu cơ tim. Kết quả chụp động mạch vành qua da sau khi hội chẩn bác sĩ tim mạch cho thấy bệnh nhân xuất hiện huyết khối tắc toàn bộ động mạch liên thất trước. Lập tức, các bác sĩ tiến hành hút huyết khối, đặt stent cho người bệnh. Sau can thiệp, bệnh nhân tiếp tục điều trị thở máy, an thần, trợ tim, vận mạnh, hồi sức tích cực.
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim điều trị tại Bệnh viện 19-8. Ảnh: BVCC
Bác sĩ Phong cho biết 2 ngày sau khi ngừng tim và được can thiệp mạch vành, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, được bỏ thở máy, rút ống nội khí quản, hồi phục tốt dần.
“Bệnh nhân rất may mắn bởi còn trẻ, có phản xạ nhanh, cảnh giác với nguy cơ bệnh lý tim mạch nên đã vào viện ngay. Nếu bệnh nhân vào chậm khoảng 10-15 phút, khả năng khó có thể cứu sống”, bác sĩ Phong cho hay.
Liên quan đến bệnh lý sốt xuất huyết mà bệnh nhân vừa mắc phải, BS Phong nhận định, sau khi bị sốt xuất huyết nếu có rối loạn đông máu có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
“Người bị sốt xuất huyết, ngoài nguy cơ gây xuất huyết, chảy máu còn có thể gây rối loạn đông máu, xuất hiện các cục máu đông gây tắc mạch. Đây cũng có thể là lý do gây tắc mạch vành, gây nhồi máu cơ tim”, bác sĩ Phong phân tích.
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại Bình Phước
Dịch sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước yêu cầu các đơn vị, địa phương giám sát chặt và xử lý triệt để các ổ dịch.
Bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị tại Bình Phước. Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước cho biết đang là những tháng cao điểm mùa dịch. Từ đầu năm đến ngày 16/12, trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận gần 5.200 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 90 % so với cùng kỳ. Trong đó ghi nhận 7 trường hợp tử vong, tăng 1 ca so với năm 2021.
Nguyên nhân khiến tình hình dịch tiếp tục gia tăng là do sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, trong khi điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển. Bên cạnh đó là ý thức của một bộ phận người dân trong chủ động phòng, chống dịch chưa cao.
Để ứng phó với dịch bệnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước cầu ngành Y tế triển khai giám sát chặt việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương; tổ chức phun hóa chất tại 100% hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch; đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc - tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể; xác định khu vực có nguy cơ cao để tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động.
Ngành Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết, cập nhật và theo dõi chặt chẽ nhóm người bệnh có nguy cơ cao như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh nền mãn tính. Ngành chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật tư, trang thiết bị và thuốc theo quy định để hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; đồng thời, rà soát, điều chỉnh quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.
Sở Y tế tỉnh tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng, đảm bảo tất cả hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiêu diệt bọ gậy.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Phước, qua giám sát và lấy mẫu xét nghiệm tại địa phương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết virus gây bệnh sốt xuất huyết lưu hành trên địa bàn là chủng Dengue 2. Dù virus này lây lan không nhanh bằng các chủng tuýp 1, tuy nhiên độc lực lại rất cao, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết dễ bị trở nặng và có thể gây tử vong.
Bị sốt xuất huyết nhưng bác sĩ kê thực phẩm chức năng, Sở Y tế TP.HCM lên tiếng Một người ở TP.HCM đi khám vì bị sốt xuất huyết. Đơn thuốc được bác sĩ kê có 1 loại thực phẩm chức năng và 3 loại thuốc không liên quan đến bệnh sốt xuất huyết. Chiều 8/11, Sở Y tế TP.HCM đã phản hồi thông tin liên quan đến về việc bác sĩ kê đơn thực phẩm chức năng cho bệnh nhân...