Sự can thiệp “vô hình” ở Syria
Trợ giúp của nước ngoài có thể đang là yếu tố then chốt để phe nổi dậy Syria có thêm sức mạnh trong cuộc đối đầu với chính phủ.
Hơn hai tuần gần đây, thế giới chứng kiến lực lượng quân đội trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải khó khăn như thế nào để duy trì quyền kiểm soát đất nước. Nhất là khi phe nổi dậy cấp tập tấn công vào thủ đô Damascus và thành phố Aleppo. Giữa bối cảnh như vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1.8 chính thức công bố Washington sẽ viện trợ 25 triệu USD cho lực lượng đối lập tại Syria.
Phe nổi dậy ở Syria có thể đang nhận được rất nhiều hỗ trợ từ nước ngoài – Ảnh: AFP
Quyết chiến tại Aleppo
Theo Reuters, thế trận ở Syria bước sang bước ngoặt mới từ ngày 18.7 khi phe nổi dậy thực hiện vụ đánh bom táo bạo vào đầu não an ninh chính quyền Syria với mục tiêu nhằm vào Tổng thống al-Assad. Dù ông al-Assad thoát hiểm nhưng vụ tấn công gây tổn thất lớn cho chính phủ Syria vì có đến 4 quan chức an ninh hàng đầu thiệt mạng, gồm cả bộ trưởng quốc phòng.
Từ vụ đánh bom trên, phe nổi dậy tấn công triển khai chiến dịch mang tên “Núi lửa Damascus” nhằm thẳng vào thủ đô của Syria và cũng là thành trì sau cùng của Tổng thống al-Assad, theo BBC. Ban đầu, chiến dịch này khá thành công khi phe nổi dậy chiếm được nhiều vị trí quan trọng tại Damascus. Thế nhưng, sau khoảng thời gian ngắn lúng túng, lực lượng chính phủ phản công quyết liệt và đánh bật phe nổi dậy để giành quyền kiểm soát thủ đô. Tuy nhiên, các tay súng đối lập liền phát động một đợt tấn công quy mô lớn khác nhằm vào Aleppo, thành phố lớn thứ 2 ở Syria và đóng vai trò sống còn đối với chính phủ của ông al-Assad. Tại đây, dù quân đội chính phủ sử dụng vũ khí hạng nặng nhưng các tay súng nổi dậy liên tục giành quyền kiểm soát nhiều khu vực quan trọng. Giới quan sát nhận định nhiều khả năng phe nổi dậy sẽ sớm giành trọn Aleppo trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Những nước cờ bí mật
Các diễn biến trên cho thấy có thể không cần đến hành động can thiệp quân sự trực tiếp từ bên ngoài, như trường hợp Libya hồi năm ngoái, để chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài 17 tháng qua ở Syria. Điều này càng dấy lên nghi vấn về việc phương Tây âm thầm hỗ trợ mạnh mẽ cho phe đối lập ở Syria. Dường như lực lượng nổi dậy tại Syria đang được trang bị vũ khí ngày càng tốt hơn. Hôm qua, AFP dẫn lời phát ngôn viên LHQ Martin Nesirky xác nhận các quan sát viên quốc tế đã nhìn thấy phe nổi dậy dùng “ xe tăng” và “vũ khí hạng nặng” để tác chiến tại Aleppo.
Trong khi đó, tờ New York Daily News ngày 1.8 đưa tin Tổng thống Mỹ Barack Obama ký một lệnh bí mật cho phép nước này hỗ trợ phe nổi dậy Syria lật đổ Tổng thống al-Assad. Theo mật lệnh này, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các cơ quan khác được phép cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho quân nổi dậy tại Syria. Tờ báo dẫn các nguồn thạo tin cho biết mật lệnh này được phê duyệt hồi đầu năm nay nhưng vẫn chưa rõ mức độ hỗ trợ của Washington.
Ngoài ra, hồi cuối tháng 7, Reuters đưa tin Ả Rập Xê Út, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng một căn cứ bí mật sát biên giới giữ Thổ Nhĩ Kỳ với Syria để viện trợ quân sự, hỗ trợ thông tin liên lạc cho phe nổi dậy. Đài Press TV dẫn nguồn tin từ Qatar cho biết căn cứ trên tọa lạc tại thành phố miền nam Adana, cách biên giới với Syria khoảng 100 km. Ankara được cho là đã cung cấp nhiều tên lửa vác vai cho lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA) đối lập. Cụ thể hơn, kênh NBC ngày 1.8 dẫn các nguồn thạo tin cho hay Thổ Nhĩ Kỳ chuyển cho FSA gần hai chục hệ thống tên lửa MANPAD.
Đầu năm nay, Mỹ từng bày tỏ lo ngại về sức mạnh của quân đội trung thành với ông al-Assad. Theo AP, giới tình báo Mỹ hồi tháng 3 nhận định Syria có một sức mạnh quân đội hùng mạnh với 330.000 binh sĩ cùng hàng loạt máy bay do thám. Damascus cũng sở hữu một mạng lưới phòng không hiện đại có thể khiến phương Tây gặp khó khăn trong việc lập vùng cấm bay. Đến nay, quân đội vẫn sát cánh bên ông al-Assad, nhưng số vụ đào tẩu cả quân sự lẫn dân sự đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tình hình này, cùng với việc phe nổi dậy mạnh lên từ sau sự kiện 18.7 cùng sự giúp sức của phương Tây, đang khiến chính phủ al-Assad nguy khốn hơn bao giờ hết.
Theo Thanh Niên
LHQ rút nhân viên khỏi vùng bất ổn Myanmar
Ngày 11-6, Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu rút nhân viên khỏi bang Rakhine, Tây Myanmar, nơi chính phủ nước này đã ban hành lệnh giới nghiêm sau hàng loạt vụ đụng độ giữa người Hồi giáo và Phật giáo.
Cảnh sát Myanmar đang vãn hồi trật tự ở khu vực bạo động - Ảnh:AFP
Chỉ trong một tuần, các cuộc bạo động ở bang Rakhine đã làm 7 người thiệt mạng và 17 người bị thương.
Ngày 10-6, văn phòng Tổng thống Thein Sein đã ra lệnh giới nghiêm ở bang này do tình hình bạo động dâng cao.
Điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc ở Yangon, Ashok Nigam cho biết tổ chức này tạm thời rút nhân viên khỏi khu vực miền tây vì lý do an toàn. Các nhân viên của Liên Hiệp Quốc cho biết họ không thể tiếp tục làm nhiệm vụ ở đây vì bất ổn lan rộng.
Bạo động nổ ra ở thị trấn Maungdaw và một số khu vực ở vùng duyên hải miền tây Myanmar, giáp với biên giới Bangladesh sau khi cảnh sát bắt giữ ba người đàn ông Hồi giáo trong vụ hiếp dâm và sát hại một phụ nữ theo đạo Phật tháng 5-2012.
Đến ngày 3-6, khoảng 300 người dân địa phương đã trút giận vào một chiếc xe buýt ở vùng Taugup, làm 10 hành khách hồi giáo thiệt mạng. Cuộc tấn công trên đã thổi bùng lên xung đột giữa hai tôn giáo ở khu vực này. Đã có 494 ngôi nhà, 19 cửa hàng và một khách sạn bị đập phá và đốt rụi trong các cuộc bạo động suốt tuần qua.
Rakhine là nơi có nhiều người Rohingya sinh sống, đây là một dân tộc Hồi giáo thiểu số luôn cho rằng họ bị chính quyền quân đội cầm quyền ở Myanmar ngược đãi và họ đã tìm cách tị nạn chính trị ở nhiều nơi khác.
Trong nhiều năm qua, hàng ngàn người Rohingya đã vượt biển trốn sang Thái Lan và Myanmar.
Trong khi đó, chính phủ Myanmar cho rằng khoảng 800.000 người Rohingya sống ở bang Rakhine là dân nhập cư trái phép từ Bangladesh và Myanmar từ chối thừa nhận họ là công dân của nước này.
Theo Tuổi Trẻ
Chính trường Thái Lan lại nổi sóng Một dự luật mang tên hòa giải bị cho là liên quan tới cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã khiến Thái Lan lâm vào tình trạng chia rẽ sâu sắc. Biểu tình chống dự luật ân xá tại Bangkok - Ảnh: Minh Quang Vài ngày trước, tại Thái Lan lại rộ lên tin đồn lực lượng Liên minh nhân dân vì dân chủ...