Sự bí ẩn quyến rũ của quần thể Tháp Chiên Đàn Quảng Nam
Mang nghĩa là “cây lô hội” phiên âm từ chữ Chandan của tiếng Phạn, Chiên Đàn là một trong những ngôi tháp cổ của Champa. Tháp cổ Chiên Đàn nay thuộc làng Chiên Đàn, xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chạy dọc quốc lộ 1A cách thị xã Tam Kỳ 10km về phía Bắc, cách Đà Nẵng 60km về phía Nam, ta có thể dễ dàng bắt gặp tháp cổ Chiên Đàn.
Tháp Chiên Đàn là một trong những ngôi tháp cổ của Champa (Ảnh: ST)
Du lịch ở Hội An từ lâu đã rất nổi tiếng với nhiều địa danh cổ kính mang nhiều giá trị văn hóa. Đây còn là miền đất hứa với những ngôi tháp cổ kính có tuổi thọ hàng nghìn năm. Nép mình khiêm nhường về phía tây của quốc lộ 1A, tháp cổ Chiên Đàn chọn cho mình một chỗ đứng hoàn hảo với với quần thể gồm ba tháp Chàm đứng song song với nhau, đóng thẳng hàng theo trục bắc – nam, các cửa chính đều quay về hướng đông trên một gò cao.
Kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử
Ở Chiên Đàn vẫn giữ được nguyên vẹn dáng dấp của một tháp Chăm cổ: là tháp vuông có các tầng mái, trong đó có tháp trung tâm cao hơn các tháp còn lại, các vòm cửa được vót nhọn lên phía trên như hình mũi giáo. Tháp cổ Chiên Đàn có dáng vẻ trang nhã và cổ điển gần giống với phong cách của Thánh địa Mỹ Sơn, song song đó lại có nét chuyển tiếp giao với phong cách tháp chăm Bình Định. Có thể nói, tháp cổ Chiên Đàn là một sự kết hợp kỳ lạ, độc đáo của những nghệ nhân Chămpa cổ.
Cửa chính của tháp hướng về phía Đông. (Ảnh: ST)
Được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỉ XI, tháp cổ Chiên Đàn nay không giữ được cấu trúc nguyên vẹn. Ngoài tháp trung tâm vẫn giữ nguyên dáng dấp hoàn chỉnh của kiến trúc Chămpa cổ với phần thân và chóp mái, thì hai tháp Bắc – Nam hai bên chỉ còn giữ được một phần thân. Theo các nhà nghiên cứu thì tháp Nam Chiên Đàn được xây dựng trước, kế tiếp là tháp giữa trung tâm và cuối cùng là tháp Bắc.
Tháp Nam và tháp Bắc Chiên Đàn không còn nguyên vẹn. (Ảnh: ST)
Mỗi tháp được gọi là một Kalan, tức là phần kiến trúc nổi bật quan trọng nhất của tháp, còn được gọi là tiểu vũ trụ. Phần thân của tháp Chiên Đàn không có hoa văn trang trí. Phần chân tháp được bao giữ chắc chắn với nền móng được ốp bằng đá sa thạch, còn lưu lại được những tác phẩm điêu khắc bằng đá rất sinh động lấy cảm hứng từ sử thi Ramayana của Ấn Độ. Phần trang trí chân tường ở tháp Giữa còn tương đối nguyên vẹn nhất, đó là những tác phẩm được chạm trổ tinh vi. Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện dưới các hình thù đa dạng, gồm hình những chiến sĩ cầm vũ khí trong tư thế canh gác hoặc chiến đấu, hình các vũ nữ mình trần đang nhảy múa uyển chuyển trong các vũ điệu Chămpa cổ xưa, ngoài ra còn có hình của những nữ thần, tượng linh vật như rắn Naga, chim thần Garuda, voi, sư tử, bia đá…
Video đang HOT
Phù điêu tại chân tháp, miêu tả sinh động về sử thi Ramayana. (Ảnh: ST)
Động tác múa của các vũ nữ Chiên Đàn mô phỏng theo các vũ nữ ở đài thờ Trà Kiệu. (Ảnh: ST)
Tượng người và động vật ở Chiên Đàn còn bảo lưu đôi nét của nghệ thuật Trà Kiệu, giai đoạn cuối thế kỷ X, nhất là hình ảnh những con voi đầu quay ngang với đôi vai to. Có thể nói, các tác phẩm điêu khắc thuộc tháp cổ Chiên Đàn được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật cũng như lịch sử, là niềm quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như du khách.
Các loài vật cũng xuất hiện trên các tấm phù điêu. (Ảnh: ST)
Lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử quý giá
Theo các nhà khảo cổ, hiện nay không có cụm ba tháp cổ nào có lượng hiện vật khai quật được nhiều như tháp cổ Chiên Đàn. Năm 1989, bức tympan sa thạch Mahisasuramardini (Nữ thần giết quỷ đầu trâu) được tìm thấy, khắc họa hình tượng nữ thần Devi (một hóa thân của nữ thần Uma) có sáu cánh tay, hai tay trên chắp lại trên đầu, bốn cánh tay còn lại cầm cung, tên, đinh ba, vòng. Nữ thần đạp trên lưng một con trâu, chân phải cong lại, chân phải duỗi ra trong tư thế rất dũng mãnh.
Một tấm bia đá cổ được dựng trong khuôn viên tháp. (Ảnh: ST)
Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu được phát hiện vào cuối năm 2000 có thể kể đến là: bức cham nổi hai vị thần, tượng nữ thần ngồi xếp bằng, tượng nam thần ngồi xếp bằng, bức chạm nổi hình lá đề, tượng tu sĩ Brahman, tượng nhạc công hay Trang trí đầu makara phun ra người… Tất cả những hiện vật cổ khai quật được hầu hết đều được làm bằng sa thạch màu vàng đất với các kích thước khác nhau. Đặc biệt, giữa năm 1997, một tấm bia của khu tháp này đã được các nhà khảo cổ đã khai quật. Đó là một tảng đá lớn, được mài bằng một mặt, trên đó có khắc 8 dòng cổ tự Sanskrit – có gốc tích từ chữ Ấn Độ. Theo thời gian, những tác phẩm điêu khắc ở Chiên Đàn có sự tiến hóa và phát triển rõ nét.
Một số hiện vật còn sót lại bên trong tháp chính. (Ảnh: ST)
Tháp cổ Chiên Đàn ngày nay uy nghi trầm mặc, khiêm nhường đứng giữa dòng chảy lịch sử như một chứng nhân cho một thời đại cổ hào hùng. Nếu bạn có dịp ghé thăm Quảng Nam, thì miền đất cổ nhưng không cũ này sẽ là một lựa chọn xứng đáng để khám phá đấy!
Vào rừng thiêng thăm 'vương quốc pơ mu'
Huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) sở hữu những quần thể rừng ngàn năm tuổi vô cùng quý giá, có một không hai tại Việt Nam như pơ mu, lim, đỗ quyên.
Đời sống đồng bào Cơ Tu trở nên sung túc nhờ vào các tour du lịch khám phá, trải nghiệm từ các rừng cây di sản này.
Già Alăng Pố ở xã Lăng (H.Tây Giang) nói: "Rừng mang lại cho người dân môi trường sống trong lành, nguồn mạch nước ngọt trong vắt để dân làng uống, động thực vật phong phú để con người sinh tồn và phát triển. Người Cơ Tu có một tình yêu rất đặc biệt với rừng. Chính tình yêu này đã hóa thành dòng chảy sức mạnh, mỗi người dân là một cánh tay cùng chung sức bảo vệ rừng".
Lễ hội tạ ơn rừng trong vùng lõi rừng pơ mu, thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm
Già Pố cũng không giấu giếm chuyện người dân vùng cao đang được hưởng lợi từ một nguồn thu lớn: du lịch khám phá những cánh rừng thiêng. Già bảo, thể rừng pơ mu xung quanh đỉnh núi Zi'liêng với khoảng 2.000 cây, được người dân phát hiện trong một lần mở đường vào rừng từ năm 2011. Trong đó, vùng lõi khoảng 250 ha, là nơi bén rễ của 725 cây pơ mu. Năm 2015 và 2018, gần 1.200 cây pơ mu trong khu rừng này đã được công nhận Cây di sản Việt Nam. Cây gỗ pơ mu có tuổi đời thấp nhất là khoảng 300 năm tuổi, cao nhất gần 2.000 năm tuổi.
Để "vương quốc pơ mu" trở thành một điểm du lịch khám phá hấp dẫn, chính quyền H.Tây Giang đã thành lập hẳn một làng mới giữa lõi rừng pơ mu. Huyện đầu tư mở ngay một con đường 8 km vào đến nơi lập làng, thay vì phải đi bộ hàng giờ đồng hồ như trước đây. Thêm 10 ngôi nhà được xây dựng theo phong cách nhà truyền thống của người Cơ Tu, có một gươl (nhà làng truyền thống) để sinh hoạt cộng đồng cũng là nơi tiếp đón du khách đến tham quan, lưu trú. Hằng năm, vào tháng 2 dương lịch, UBND H.Tây Giang phối hợp các xã tổ chức lễ hội tạ ơn rừng với những nghi thức mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh truyền thống của đồng bào Cơ Tu thu hút đông đảo du khách tham gia.
Rừng "trả công" cho người
Ông Pơloong Plênh, Phó trưởng phòng VH-TT H.Tây Giang, cho biết sau vài năm có cây di sản được công nhận, chính quyền H.Tây Giang mở cửa đón khách tham quan trải nghiệm hệ sinh thái rừng nguyên sinh độc đáo này. Từ làng du lịch, bằng nhiều cách, du khách có thể chạm tay vào các "cụ pơ mu" hàng trăm năm đến hàng ngàn năm tuổi.
Người Cơ Tu không xem rừng là tài nguyên để chiếm lĩnh, mà như người bạn, người thân. Họ luôn ứng xử văn minh và tôn thờ thần rừng nên được rừng trả công rất hậu hĩnh.
Ông Pơloong Plênh (Phó trưởng phòng VH-TT H.Tây Giang)
"Người Cơ Tu không xem rừng là tài nguyên để chiếm lĩnh, mà như người bạn, người thân. Họ luôn ứng xử văn minh và tôn thờ thần rừng nên được rừng trả công rất hậu hĩnh", ông Pơloong Plênh nói.
Gần đây, hầu như tuần nào ông Pơloong Plênh cũng dẫn đoàn du khách đến tham quan không gian sinh thái các cánh rừng nguyên sinh. Bằng các tour trải nghiệm mạo hiểm, ông kết nối ngày càng nhiều du khách có đam mê trải nghiệm thiên nhiên. Nhưng không chỉ giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp cảnh quan của địa phương, ông còn hướng đến mục tiêu tạo việc làm, giúp nâng cao thu nhập cho cộng đồng.
"Sinh kế từ du lịch rừng, người dân phải được hưởng lợi đầu tiên. Bởi họ chính là chủ rừng, có nhiều công sức trong việc bảo vệ những cánh rừng di sản này", ông Pơloong Plênh nhìn nhận.
Ông Pơloong Plênh(thứ 2 từ phải qua) trong chuyến hướng dẫn nhóm du khách nước ngoài khám phá "vương quốc pơ mu"
Ông Arất Blúi, Phó chủ tịch UBND H.Tây Giang, cho hay cùng với "vương quốc pơ mu", địa phương còn sở hữu những cánh rừng già quý hiếm như đỗ quyên, lim xanh... và xem đấy là báu vật.
Ngoài 10 ngôi nhà đã dựng tại vùng lõi pơ mu, huyện cũng đang xúc tiến các điểm dừng chân, mở dịch vụ du lịch homestay cho các hộ dân sinh sống quanh vùng đệm để phục vụ công tác bảo tồn và du lịch. Theo ông Arất Blúi, nhiều năm nay chính quyền địa phương gắn việc bảo vệ những cánh rừng già với phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa. Một khi những cánh rừng được "an toàn" và còn mang lại nguồn sống cho người dân, thì không một ai có thể xâm hại rừng.
Borneo - hòn đảo quyến rũ, bí ẩn Là hòn đảo lớn thứ ba trên thế giới và lớn nhất châu Á, Borneo được biết đến với những khu rừng nhiệt đới, những đỉnh núi được mệnh danh là "nóc nhà Đông Nam Á" cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc. Tới đây, du khách như được du hành trên "cỗ máy thời gian" về thế giới cổ đại với...