Sự ấm lên toàn cầu khiến cho những cơn bão di chuyển chậm hơn
Những cơn bão di chuyển ngày một chậm hơn qua một khu vực có thể để lại nhiều thiệt hại hơn những cơn bão với tốc độ di chuyển nhanh.
Những thiệt hại to lớn mà những cơn bão như Dorian (2019), Florence (2018) and Harvey (2017),… để lại đã khiến cho ông Gan Zhang từ Đại học Princeton tự hỏi: liệu có phải chính biến đổi khí hậu khiến cho những cơn bão di chuyển chậm chạp này diễn ra ngày một thường xuyên.
Zhang, một nhà nghiên cứu lĩnh vực khoa học đại dương và khí quyển, đã quyết định bắt tay vào giải đáp câu hỏi bằng việc sử dụng những tập hợp sự mô phỏng khí hậu. Ông làm việc với một nhóm nghiên cứu quốc tế, bao gồm những nhà nghiên cứu từ phòng thí nghiệm Động lực học Địa vật lý của Đại học Princeton và từ Viện Nghiên cứu Khí tượng ở Tsukuba, Nhật Bản. Kết quả của nhóm nghiên cứu được công bố trên ấn phẩm được ra vào 22/04 của tạp chí khoa học Science Advances.
Zhang và đồng nghiệp chọn 9 kiểu ấm lên cho khí hậu Trái Đất và tiến hành thử nghiệm 15 trạng thái khác nhau đầu tiên trên mỗi kiểu trên, kết quả cho ra một tập hợp gồm mỗi năm có 90 viễn cảnh tương lai có thể xảy ra.
Trong 90 viễn cảnh mô phỏng này, nhóm nghiên cứu yêu cầu máy tính giả định rằng nồng độ khí cacbon đi-ô-xít toàn cầu tăng gấp 4 lần và nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên khoảng 4 độ C – tương ứng với mức độ của sự ấm lên toàn cầu mà các chuyên gia dự đoán sẽ đạt tới trước khi bước sang thế kỷ 22 nếu như không hành động để kiềm chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch.
Video đang HOT
“Những mô phỏng của chúng tôi cho thấy tương lai khi hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể dẫn tới sự di chuyển chậm lại đáng kể của những những cơn bão, đặc biệt tại một số khu vực dân cư ở vĩ độ trung của Trái Đất” Zhang cho biết.
Nhóm nghiên cứu phát hiện những chuyển động về phía trước của những cơn bão chậm lại khoảng 2 dặm/giờ- khoảng 10-20% tốc độ đặc trưng của những cơn bão hiện nay ở vĩ độ gần Nhật Bản và thành phố New York.
“Kể từ sự kiên cơn bão Harvey, người ta bắt đầu có sự quan tâm sâu sắc đến khả năng việc biến đổi khí hậu do con người góp phần làm chậm lại quá trình di chuyển của những cơn bão”, giáo sư nghiên cứu Suzana Camargo từ Đại học Columbia, một người không thuộc nhóm nghiên cứu trên, chia sẻ. “Gan Zhang và các đồng nghiệp của ông ấy đã xem xét sự xuất hiện của sự chậm lại của những khí xoáy nhiệt đới trong những mô phỏng của mình, nhưng điều này chỉ diễn ra ở những khu vực vĩ độ trung, chứ không ở vùng nhiệt đới”.
Tại sao những cơn bão này lại di chuyện chậm lại? Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng sư ấm lên 4 độ C sẽ đẩy gió Tây – luồng gió mạnh thổi qua khu vực vĩ độ trung, đi đến phái Cực. Sự thay đổi này đi kèm với sự xáo trộn nhẹ về thời tiết ở khu vực vĩ độ trung. Những thay đổi trên gây ra tốc độ di chuyển chậm lại của bão ở những khu vực dân cư châu Á và bở biển phía đông nước Mỹ.
Tống Trần Hiến
Hé lộ thêm phần bí ẩn về những viên đá tự di chuyển ở Thung lũng chết
Các nhà khoa học vừa tìm thấy những bằng chứng mới về niên đại của những viên đá tự di chuyển tại Thung lũng Chết ở Mỹ.
Dựa trên những căn cứ thu được, một nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã tìm thấy những bằng chứng sớm nhất về những tảng đá tự di chuyển được và quan trọng hơn là nó có thể đã có ở đó từ hàng triệu năm trước.
Những dấu vết cho thấy đá trượt có thể có niên đại lâu hơn rất nhiều.
Đá thuyền, còn được gọi là đá trượt khiến các nhà địa chất từng suốt một thời gian dài đau đầu vì không thể tìm ra nguyên nhân vì sao chúng có thể tự di chuyển. Chúng dường như di chuyển qua sa mạc và để lại dấu vết dài mà không có sự can thiệp của con người hoặc động vật.
Dưới đáy hồ cạn nước Racetrack Playa có hàng trăm tảng đá với những vết di chuyển trên mặt đất.
Băng, gió và thậm chí vi khuẩn từng được cho là nguyên nhân làm cho những tảng đá nặng di chuyển nhưng chưa chắc đã chính xác.
Cho đến mới đây, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng họ đã phát hiện ra những dấu vết mới hơn trên một hóa thạch dấu chân khủng long được bảo tồn tốt, cách đây 200 triệu năm. Dấu vết liên quan trên hóa thạch dấu chân khủng long này được cho là từ một viên đá buồm cổ xưa nhất.
Nhà nghiên cứu sinh vật học Paul Olsen của Đại học Columbia và nhóm của ông đã trình bày những phát hiện của họ về dấu vết vết dài mà bạn có thể thấy giữa những dấu chân khủng long, điều mà trước đây không mấy người quan tâm. Điều rất đáng chú ý hơn nữa là hóa thạch đã được trưng bày từ năm 1896.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét làm thế nào đá buồm sẽ di chuyển giữa các dấu chân và lập luận rằng những phát hiện của họ có thể là bằng chứng của một thời kỳ đóng băng ngắn trong kỷ Jura sớm.
Điều này sẽ phù hợp với lý thuyết rằng những viên đá di chuyển khi băng được hình thành nếu khu vực chúng bị ngập. Sau đó, chúng được cho là đi thuyền băng băng khi nó tan chảy, tạo ra một vệt trong bùn cứng lại và tồn tại khi nước bay hơi.
Thực tế quan trọng hơn đó là nếu các nhà nghiên cứu đúng thì họ có thể đã tìm thấy bằng chứng về sự thay đổi khí hậu quyết liệt hoặc một sự kiện thời tiết kỳ dị từ hàng triệu năm trước. Họ thậm chí đã liên kết nó với một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt gây ra bởi hoạt động núi lửa được cho là đã xảy ra 201,3 triệu năm trước.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/The Sun
Ngoạn mục khoảnh khắc vệ tinh nối đuôi nhau di chuyển trên bầu trời Chuỗi vệ tinh Starlink của Space X gây xôn xao khi lướt qua bầu trời tây Âu, tạo ra hình ảnh kỳ thú trong bầu trời đêm hôm 19/4. Starlink là tên không chính thức cho dự án đầy tham vọng của tỷ phú Elon Musk. Mục đích của nó là tạo ra một "chòm sao" gồm 12.000 vệ tinh nhỏ quỹ đạo...