Su-30 Việt Nam như “hổ mọc thêm cánh” khi có “mắt thần” mới
Nhà máy cơ khí và quang học Ural (UOMZ) của Nga đang tiến hành thử nghiệm bộ pod quang-điện tử cho máy bay chiến đấu Su-30.
Su-30MK2 Việt Nam sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ với pod quang-điện tử mới
Theo các chuyên gia nhà máy, pod quang-điện tử mới có tính năng như một ống kính bắn tỉa cho phi công và giúp tăng cường đáng kể sự hiện diện của các thiết bị quân sự tối tân của Nga trên thị trường quốc tế.
Trước đây, do chiến lược phát triển và sự yếu kém trong lĩnh vực phát triển thiết bị hỗ trợ ngắm bắn quang-điện tử mà các máy bay chiến đấu do Nga phát triển chủ yếu sử dụng các thiết bị tương tự được mua từ phương Tây, trong đó, Pháp và Israel là 2 nhà cung cấp chính.
Pod quang-điện tử mới cho máy bay chiến đấu Su-30
Tuy nhiên, giờ đây, việc nghiên cứu và phát triển thiết bị ngắm bắn quang điện tử hàng không đã được chú trọng đầu tư phát triển. Theo nhà máy Ural, pod quang-điện tử mới giúp phi công ngắm bắn và tấn công các mục tiêu trên mặt đất với độ lệch chỉ vài cm, trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.
Chính vì vậy, với tính năng hiện đại trên nghiên cứu phát triển mới của mình, Nga dự định sẽ cung cấp pod quang-điện tử mới không chỉ cho không quân nước này mà còn nhằm chinh phục thị trường quốc tế, trong đó nhắm tới việc trang bị cho lực lượng không quân các nước đang sử dụng máy bay chiến đấu Nga.
Ngoài hệ thống ngắm/quan sát quang và nhiệt, pod quang-điện tử mới còn được tích hợp mô đun đo xa mục tiêu, chỉ điểm bằng cách chiếu xạ tia laser để phi công có thể điều chỉnh chuyến bay cho bom và tên lửa dẫn đường trong quá trình tấn công các mục tiêu.
Với độ chính xác vài cm, khả năng hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, pod quang-nhiệt mới được đánh giá như có phạm vi ngắm bắn như một súng bắn tỉa.
Không quân Việt Nam hiện nay đang sử dụng một số lượng không ít các máy bay chiến đấu đa năng Su-30 mua từ Nga. Trong đó, có những máy bay còn mới, trang bị các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến mới được chuyển giao gần đây. Trong số đó, có những chiếc Su-30 đời đầu, được chế tạo cách đây nhiều năm (tiếp nhận 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên vào năm 2004).
Video đang HOT
Vì vậy, được nâng cấp lắp đặt pod quang-nhiệt mới sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng tác chiến tấn công cho những máy bay Su-30MK2, qua đó tăng cường sức mạnh chung cho Không quân Việt Nam để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời, biển đảo của Tổ quốc.
Theo xahoi
Cặp kỳ phùng địch thủ không chiến trên bầu trời Việt Nam
Trong chiến tranh Việt Nam, MiG-21 của Việt Nam và tiêm kích F-4 chủ lực của Mỹ đã tạo nên một cặp "kỳ phùng địch thủ" trên bầu trời.
Máy bay MiG-21 của Không quân Việt Nam
Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ được coi là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa. Do vậy, ở chiến trường, Việt Nam được ưu tiên nhận những loại vũ khí hiện đại nhất. Không chỉ là nơi thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật của Liên Xô và Mỹ mà chiến trường Việt Nam còn là nơi kiểm nghiệm lại những vũ khí hiện đại được thiết kế.
MiG-21 tiêm kích số một của phe xã hội chủ nghĩa
Mikoyan-Gurevich MiG-21 ( tên ký hiệu của NATO : Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, hiện nay, MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó cất cánh lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như:
1. Máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không,
2. Máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II.
3. Máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
Tổng cộng đã có 10.158 (một số nguồn nói 10.645) chiếc MiG-21 được chế tạo tại Liên Xô . MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này.
MiG-21 được xuất khẩu rộng rãi và tiếp tục được sử dụng ở nhiều nước, mặc dù đã có thể được xem như là lỗi thời. Chiếc máy bay này có hệ thống điều khiển, động cơ, vũ khí và điện tử đơn giản, điển hình cho thiết kế quân sự của thời kỳ Liên Xô. Tuy có công nghệ kém hơn so với những máy bay chiến đấu mà nó đối mặt nhưng giá thành sản xuất rẻ và chi phí bảo dưỡng thấp đã khiến MiG-21 được ưa chuộng trong quân đội của nhiều quốc gia khối Đông Âu và trên toàn thế giới.
Tải trọng cất cánh thông thường của các biến thể MiG-21 sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là dưới 8 tấn và có tầm bay xa ngắn khoảng 1.500km. Thành phần vũ khí của MiG-21 yếu hơn đáng kể so với Phantom của Mỹ: ban đầu, MiG-21 chỉ mang được 2 tên lửa không đối không tầm trung R-3S (Vympel K-13) tự dẫn bằng tia hồng ngoại, sau này có bổ sung thêm nhưng MiG-21 cũng chỉ mang được 4 tên lửa loại này. Ngoài ra, MiG-21 chỉ được trang bị 1 pháo 23 hoặc 30mm (trong hàng loạt biến thế không được trang bị pháo này). Tuy nhiên, những đặc điểm bay còn lại của MiG-21 không hề thua kém đối thủ Mỹ: vận tốc bay tối đa - 2.175-2.300km/h, trần bay thực tế - 18.000 - 19.000m.
"Át chủ bài" F-4 của Không quân Mỹ
Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996 và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không, cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.
Máy bay F-4 Phantom II của Mỹ với các loại vũ khí
F-4 Phantom II là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết, được hãng McDonnell Douglas thiết kế và chế tạo vào năm 1958 cho Hải quân Hoa Kỳ.
Vận tốc bay tối đa của F-4 là 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, tầm bay xa thực tế không có thùng dầu phụ là 2.380km
F-4 được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí "có một không hai" như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder (sau này có giai đoạn được thay bằng AIM-4D) và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.
Các phiên bản nâng cấp của F-4 có khả năng mang các loại tên lửa đối không: AIM-120 AMRAAM, AAM-3, IRIS-T, Skyflash. Có đến 8.480kg vũ khí gắn trên 9 đế trên cánh và thân, bao gồm bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, rocket, tên lửa đối đất, tên lửa đối hạm, vũ khí hạt nhân.
Kỳ phùng địch thủ trên bầu trời Việt Nam
MiG-21 giành được những danh tiếng đầu tiên của mình trong Chiến tranh Việt Nam. Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện, đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển của GCI . MiG-21 được sử dụng để chặn đứng những nhóm máy bay xung kích F-105 được F-4 bay hộ tống rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bắn hạ những máy bay Mỹ hay bắt chúng phải giảm trọng tải bom mang trên mình.
Sau khi ngừng các phi vụ ném bom trong Chiến dịch Sấm Rền vào năm 1968 , tỷ lệ giành chiến thắng trong không chiến của các máy bay Mỹ rất thấp, khi phải chiến đấu chống lại những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn như những chiếc MiG trong thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam. Dần dần, Không quân Hoa Kỳ đã phải thành lập chương trình huấn luyện không chiến khác biệt như trong trường huấn luyện TOPGUN, mục đích là sử dụng những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn đóng giả làm MiG-17 và MiG-21 làm mục tiêu huấn luyện cho các phi công. Người Mỹ đã sử dụng hai máy bay có tốc độ cận âm là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II để thực hiện công việc này.
F-4 là máy bay chiến đấu cuối cùng của Mỹ trong thế kỷ 20 tạo nên "Át" (phi công bắn rơi được từ 5 máy bay địch trở lên): Trong chiến tranh Việt Nam, Không quân có 1 phi công và 1 sĩ quan hệ thống vũ khí và Hải quân có 1 phi công và 1 sĩ quan theo dõi radar (RIO: Radar Intercept Officer) đạt danh hiệu "Át".
Những chiếc F-4C của Không quân Hoa Kỳ ghi được chiến công không chiến đầu tiên trước một chiếc MiG-17 của Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 7 năm 1965, sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, một chiếc Phantom thuộc Phi đội Tiêm kích Chiến thuật 47 tạm thời bố trí tại Việt Nam đã trở thành chiếc máy bay Hoa Kỳ đầu tiên bị tên lửa đất-đối-không (SAM) bắn hạ, và vào ngày 5 tháng 10 năm 1966, một chiếc F-4C thuộc Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật 8 trở thành chiếc máy bay phản lực Hoa Kỳ đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa không-đối-không do một chiếc MiG-21 bắn ra.
MiG-21 của Không quân Việt Nam đã giành chiến thắng trước F-4 Phantom II của Mỹ
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của cuộc chiến giữa của máy bay MiG-21 và Phatom trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía máy bay của Mỹ. Trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi chiến đấu cơ F-4, cũng trong giai đoạn này, với 20 chiếc MiG-21 đầu tiên, Không quân Việt Nam đã tiêu diệt được 103 chiếc Phantom. Ngoài ra, khi mất một máy bay Phatom cũng đồng nghĩa với việc 2 phi công bị chết hoặc bị bắt làm tù binh.
Kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành chế tạo máy bay quân sự ở Mỹ cũng như ở Liên Xô. Mỹ đã đáp trả thất bại của Phantom trong những trận chiến trên không bằng việc chế tạo máy bay có tính cơ động cao thế hệ 4 như F-15, F-16 được cho là hơn hẳn MiG-21 trong những trận chiến cơ động gần.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, sự cạnh tranh giữa MiG-21 và Phatom trên bầu trời vẫn chưa chấm dứt. MiG-21 và F-4 lại đối đầu trên kênh đào Suez, trên bầu trời Sinai, ở châu thổ sông Nile, và Syria năm 1973, ở Lebanon vào cuối thập niên 70 - đầu thập niên 80, vào những năm 80-88 của cuộc chiến tranh Iran - Iraq.
Xác chiếc máy bay F-4 Phantom II của Mỹ được trưng bày tại Việt Nam
Theo xahoi
Giang Khải 054 Trung Quốc bủa vây Su-30 trên biển Đông Các tàu Giang Khải 054 của Trung Quốc với số lượng đông, trang bị nhiều tên lửa phòng không tầm trung thực sự là đối thủ đáng gờm của Su-30MK2, Su-30MK2V. Tàu Giang Khải 054A khai hỏa tên lửa phòng không HHQ-16 Giang Khải 054, hỏa lực phòng không tầm trung dày đặc ở biển Đông Hải quân Trung Quốc sở hữu tổng...