Su-30 và CASA tiếp tục cất cánh bảo vệ bầu trời và biển đảo quê hương
Sư đoàn 371 và Lữ đoàn 918 thực hiện bay nhiều lần trên máy bay Su-30MK2 và máy bay Casa-212, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Ngày 13-8, theo tin từ Quân chủng Phòng không Không quân, Sư đoàn 371 và Lữ đoàn 918 vừa tổ chức thành công ban bay cán bộ trên máy bay Su-30MK2 và máy bay Casa-212.
Máy bay Su-30MK2 chuẩn bị cất cánh. Ảnh: PKKQ
Nguồn tin cho hay, ban bay cán bộ thường được tổ chức cho cán bộ từ biên đội trưởng trở lên, thành phần bảo đảm là cấp trưởng. Ban bay cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trước khi khôi phục hoạt động bay trở lại bình thường hoàn toàn.
Tham gia ban bay là những cán bộ, chỉ huy bay, phi công, thành viên tổ bay là những người có bản lĩnh, trình độ kỹ thuật lái tốt. Đây cũng là dịp để các cấp các ngành rà soát, kiểm tra nhằm chấn chỉnh nề nếp, quy trình, chế độ công tác trong huấn luyện, đảm bảo an toàn bay; củng cố niềm tin, bản lĩnh, sự tự tin vào vũ khí, trang bị của các thành phần nhất là đội ngũ phi công của đơn vị.
Ban ban cán bộ nêu trên được tổ chức trong ngày 12-8 và đã kết thúc thành công, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Trong đó, Trung đoàn 923 và 927 (thuộc Sư đoàn 371), Lữ đoàn 918 đều bay nhiều lần trên máy bay Su-30MK2 và máy bay Casa-212. Hai đơn vị hoàn thành 100% kế hoạch.
Video đang HOT
Quân chủng Phòng không Không quân bước đầu đánh giá việc tổ chức thành công ban bay cán bộ đã tạo niềm tin, động lực để cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 918, Trung đoàn 923 và 927 tiếp tục bước vào thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện bay và các nhiệm vụ khác được giao.
Máy bay CASA bay huấn luyện. Ảnh: PKKQ
Trước đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Đảng ủy, chỉ huy các đơn vị: Lữ đoàn 918, Trung đoàn 923 và 927 đã tập trung tổ chức thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho ban bay. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ nghiên cứu xây dựng kế hoạch bay khoa học, hiệp đồng chặt chẽ trong công tác tổ chức chuẩn bị bay giữa các thành phần.
Theo VnExpress
Lý do Mỹ sợ Su-27 của Nga
Cho đến nay, chiến đấu cơ đa chức năng thế hệ thứ tư Su-27 là máy bay quân sự tốt nhất của Liên Xô vẫn là đối thủ mạnh mẽ trên không của Mỹ, chuyên gia Robert Farley cho biết
Hầu hết các máy bay quân sự huyền thoại của Liên Xô được chế tạo bởi Văn phòng thiết kế thử nghiệm Mikoyan và Gurevich, đặc biệt là máy bay chiến đấu MiG-15, MiG-20, MiG-25 và MiG-29. Máy bay Su-27 được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Sukhoi. Máy bay được chế tạo để chống máy bay chiến đấu của Mỹ trên bầu trời miền trung châu Âu trong trường hợp xẩy ra xung đột giữa khối Hiệp ước Warsaw và NATO, cũng như để bảo vệ không phận Liên Xô bởi máy bay ném bom của Mỹ.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Su-27 đã trở thành một trong những máy bay chiến đấu xuất khẩu cao cấp nhất, bài báo cho biết.
Chuyên gia Robert Farley, cũng là tác giả bài báo trên Nationalinterest cho biết, các nhà phát triển Su-27 đã tập trung vào đặc điểm máy bay chiến đấu trong mọi thời tiết F-15 (Eagle), Su-27 có nhiều điểm giống máy bay Mỹ với vũ khí mạnh mẽ và tầm xa. Tuy nhiên, thiết kế của máy bay Liên Xô hoàn toàn khác. Su-27 được chế tạo với ưu thế chiến đấu trên không, cùng lúc có thể giải quyết một cách tuyệt vời nhiệm vụ của máy bay đánh chặn lẫn máy bay tấn công.
Một chiếc Su-27 của không quân Nga. ẢNh NI
Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự MIG-29, nhưng lớn hơn. Động cơ phản lực của Su-27 là loại Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua những khe lấy không khí. Su-27 là máy bay đầu tiên của Liên Xô có hệ thống điều khiển fly by wire được phát triển dựa vào kinh nghiệm thiết kế của Sukhoi T-4 - một dự án máy bay ném bom. Kết hợp với lực ép lên cánh tương đối thấp và hệ thống điều khiển bay cơ bản mạnh, nó làm cho máy bay nhanh nhẹn một cách khác thường, máy bay vẫn có thể kiểm soát ở tốc độ rất thấp và góc đụng lớn, hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn. Các loại máy bay cùng thời của Mỹ như F-15 đều không có khả năng thực hiện thao tác bay "Rắn hổ mang Pugachev" như Su-27. Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ đã kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung.
Ngoài những cải tiến thêm vào để tăng tính nhanh nhẹn, Su-27 sử dụng thể tích lớn bên trong để chứa nhiên liệu, nó có sức chứa nhiên liệu rất lớn. Trong mức mang nhiên liệu cực đạt cho phép, nó có thể mang 9.400 kg (20.700 lb) nhiên liệu, trong khi bình thường nó có thể mang 5.270 kg (11.620 lb) nhiên liệu.
Su-27 được trang bị vũ khí với một pháo đơn 30 mm Gryazev- Shiunov trong mạn phải thân máy bay, và có tới 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73 (AA-11 Archer), Vympel R27 (AA-10 'Alamo'), sau này là các kiểu tên lửa được mở rộng tầm bay và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại.
Máy tính trên khoang của Su-27 lại ngang bằng về hiệu suất và bộ nhớ so với F-15 của Mỹ. Nhưng máy tính của Su-27 hiệu quả hơn khi giải quyết các bài toán điều khiển máy bay và hỏa lực, đó là nhờ trình độ rất cao của các chuyên gia lập trình Nga.
Su-27 có hệ thống hiển thị trước buồng lái (HUD) và hệ thống hiển thị ngắm bắn trên mũ của phi công kết nối với nhau, và chúng tương thích với tên lửa R-73, sự nhanh nhẹn cùng các yếu tố khác đã làm Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tầm gần tốt nhất thế giới. Radar ban đầu được trang bị là Phazotron N-001 (NATO 'Slot Back'), là một radar xung doppler khả năng theo dõi trong khi đang quét, nhưng bộ xử lý của nó tương đối cổ, làm cho nó trở nên dễ dàng bị tổn thương với những báo động sai và mù mục tiêu. Su-30 và Su-35 có radar cao cấp có tầm quét lớn hơn là Phazotron 'Bars' N-011M, với một hệ thống điện tử quét mạng bị động rất nhạy, cải thiện tầm quét, có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.
Radar là một vấn đề phát triển chính cho Su-27. Nhu cầu ban đầu của Liên Xô rất tham vọng, họ yêu cầu một radar có khả năng giao chiến được với nhiều mục tiêu, có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu là những máy bay ném bom từ khoảng cách 200 km (những mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar RCS là 16 m, đó là những máy bay ném bom đối thủ của Tu-16). Những điều này vượt xa so với tầm tìm kiếm của radar APG-63 trang bị cho F-15 (khoảng 180 km đối với những mục tiêu có RCS là 100 m) và nói chung có thể so sánh được với radar mảng pha Zaslon nặng 1 tấn sử dụng trên MIG-31.
Với những tính năng vượt trội như trên, Su-27 vẫn là đối thủ nặng ký trên không của không quân Mỹ.
Theo Danviet
Phát hiện hai chân dù nghi của máy bay Su-30 mất tích Lực lượng cứu hộ cứu nạn cho biết, đã xác định được tương đối vị trí máy bay Su-30 MK2 rơi trên vùng biển Nghệ An và hai chân dù nghi của máy bay này. 11h sáng nay (17/6), đại tá Dương Minh Hiền, Phó chỉ huy trưởng quân sự tỉnh Nghệ An, cho biết đã xác định được vị trí tương đối...