Su-27 Việt Nam bắn được tên lửa đối đất có điều khiển?
Trung đoàn không quân 925 đang trong đợt huấn luyện cao điểm để tham gia cuộc kiểm tra bắn ném đạn thật năm 2017.
Theo kênh truyền hình quốc phòng, Sư đoàn 372 đang tập trung cho nhiệm vụ huấn luyện và quyết tâm hoàn thành xuất sắc cuộc diễn tập bắn ném đạn thật do Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức sắp diễn ra.
Đợt kiểm tra bắn ném này sẽ huy động Trung đoàn 925 – đơn vị duy nhất được trang bị tiêm kích Su-27 của Không quân Việt Nam. Điều này gây ngạc nhiên vì Su-27 là tiêm kích đơn nhiệm có vai trò chính là tiêu diệt máy bay đối phương chứ không phải tấn công mục tiêu mặt đất bởi vì radar N-001 của nó chỉ có thể dẫn đường cho tên lửa đối không.
Tuy nhiên trước đó vào năm 2016, Nhà máy A32 thuộc Cục kỹ thuật quân chủng PK-KQ đã hoàn thành đại tu máy bay Su-27UBK số hiệu 8526 rồi sơn cho nó màu mới rất giống Su-30MK2. Liệu có khả năng Su-27UBK đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn SU-27UBM với tính năng tiệm cận Su-30MK2 để có thể bắn tên lửa đối đất có điều khiển?
Video đang HOT
Tiêm kích Su-27UBK 8526 khi vừa trải qua đại tu sửa chữa lớn tại nhà máy A32
Nhưng phải nhớ lại rằng trong các lần bắn ném đạn thật gần đây chỉ duy nhất một lần Su-30MK2 bắn tên lửa chống tàu Kh-31A tiêu diệt mục tiêu mặt biển, còn những đợt khác vẫn chỉ bắn rocket hay ném bom rơi tự do (không yêu cầu khí tài ngắm bắn phức tạp) vì chi phí của đạn có điều khiển là rất đắt.
(Theo Đất Việt)
Nhà máy A32 tự sửa chữa hệ thống nhiên liệu Su-30MK2
Nhà máy A32 đã có bước phát triển đột phá khi sửa chữa và nâng cấp hàng loạt chiến đấu cơ, trong đó có sửa chữa hệ thống nhiên liệu của Su-30MK2.
Thông tin này được báo QĐND nói đến trong bài viết "Thành công nhờ chủ động, sáng tạo" được đăng tải ngày 12/6 cho biết. Thời gian qua, Nhà máy A32 đã sửa chữa, đưa vào bay thử thành công 30 máy bay các loại, bảo đảm tốt các chỉ số kỹ thuật và bàn giao cho các đơn vị.
Ngoài ra, nhà máy còn thay 4 phoam thùng dầu và sửa chữa tăng cường hệ thống nhiên liệu máy bay Su-30MK2; sản xuất 188 ống dẫn nhiên liệu, ống khí cao áp đặc chủng, bộ đèn phòng không khí tài đặc chủng xe TZM...
Việt Nam tự nâng cấp chiến đấu cơ.
Nhà máy A32 còn sửa chữa, thay thế các bộ phận, linh kiện cho các đơn vị phòng không; sửa chữa hệ thống thủy lực điều khiển quay ăng-ten radar trên tàu; chế tạo và gia công cơ khí các linh kiện cho Nhà máy X51 và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sửa chữa kỹ thuật hàng không, nhà máy đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy trí tuệ tập thể, thiết kế hàng trăm bản vẽ cơ khí để gia công, chế tạo các linh kiện, phụ tùng, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác sửa chữa, sản xuất.
Không chỉ có vậy, Nhà máy A32 còn biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có những tài liệu song ngữ, đặc biệt là bộ quy trình công nghệ sửa chữa lớn, tăng niên hạn sử dụng máy bay Su-22 và Su-27.
Thành công của nhà máy đã khiến Nga ngạc nhiên, trong bài viết mới đây với tiêu đề "Su 27/30: Việt Nam sẽ tự sửa chữa ở trong nước", tạp chí quốc phòng VPK của Nga cho biết Việt Nam đã tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su-27, Su-30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng.
Theo đó, Việt Nam đang xây dựng năng lực cho bảo trì, sửa chữa cơ bản các tiêm kích Su-27 và Su-30, để thoát khỏi việc gửi máy bay ra nước ngoài. Để thực hiện chương trình này, gần đây Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhà máy quốc phòng A32 ở Đà Nẵng.
"Việc tự sửa chữa nâng cấp máy bay trong nước sẽ làm tăng đáng kể mức độ sẵn sàng hoạt động của máy bay chiến đấu", nguồn tin khẳng định. Theo VPK, để có được kết quả này, Nhà máy A32 đã cử hàng chục cán bộ đi tập huấn tại nước ngoài.
Hiện nay, nhà máy đã tự mình sửa chữa thành công các hỏng hóc của chiến đấu cơ hiện đại này. Mỗi phân xưởng sửa chữa một mảng kỹ thuật với trên 10.000 linh kiện khác nhau đòi hỏi sự thận trọng, chính xác, tỉ mỉ hết sức nghiêm ngặt.
(Theo Đất Việt)
Việt Nam sắp có tiêm kích hiện đại thay thế Su-27? Tiêm kích Su-27SK và Su-27UBK từng là những chiến đấu cơ mạnh nhất của Không quân nhân dân Việt Nam. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI, trong năm 1995, Việt Nam đã nhận từ Nga 6 tiêm kích Su-27 đầu tiên, hợp đồng có trị giá 200 triệu USD (bao gồm 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK...