Stylist Kye Nguyễn làm Giám đốc sáng tạo của DEAM
Kye Nguyễn có bước chuyển mình trong sự nghiệp, đảm nhân vị trí Giám đốc sáng tạo của thương hiêu DEAM sau gần 10 năm làm stylist.
Nhiều năm nay, Kye Nguyễn luôn ấp ủ mơ ước sở hữu thương hiệu thời trang của riêng mình. Sau 10 năm làm nghề, anh quyết định chuyển mình với vai trò mới. “Đây là thời điểm chín muồi để thực hiện dự án lớn”, anh nói.
Stylist Kye mặc trang phục của Saint Laurent, đeo đồng hồ Hublot.
Ngoài am hiểu thị trường thời trang trong nước, Kye Nguyễn phải chuẩn bị nhiều thứ để làm tốt vị trí mới. Theo anh, Giám đốc sáng tạo có vai trò quan trọng, là “xương sống, linh hồn” của thương hiệu. Họ sẽ định hướng phong cách, tạo xu hướng và mang tới cảm hứng cho bộ phận thiết kế để ra mắt bộ sưu tập theo từng mùa. Họ còn là người duyệt mẫu, chất liệu sát sao trước khi ra thành phẩm, đồng thời vạch sẵn phân khúc khách hàng cụ thể.
“Stylist là bệ phóng để các Giám đốc sáng tạo trau dồi về tư duy, ý tưởng, cách biến hóa thiết kế sao cho đơn giản nhưng vẫn ấn tượng. Tôi cho rằng một Giám đốc sáng tạo từng làm stylist sẽ có ưu thế”, Kye Nguyễn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, sáng tạo phải đi kèm doanh thu. Khi dấn thân kinh doanh thời trang, anh phải tính toán, cân bằng mọi yếu tố để “sáng tạo luôn đồng hành với thực tế.
Anh tập trung nhiều thời gian và chất xám cho thương hiệu DEAM.
Video đang HOT
Áp lực lớn nhất của Kye Nguyễn là tạo ra những điều mới mẻ nhưng vẫn giữ vững định hướng để khách hàng nhìn rõ nét đặc trưng thương hiệu.
“Đảm nhận vị trí Giám đốc sáng tạo cho thương hiệu mới vào thời điểm nền kinh tế bị tác động bởi Covid-19 cũng là thách thức lớn với tôi. Tuy nhiên, tôi an tâm phần nào khi có ê-kíp tâm huyết hỗ trợ. Ngoài ra, tôi đã có sự chuẩn bị, tích lũy từ trước nên khá tự tin với dự án này”, anh nói.
Trong năm nay, anh sẽ ra mắt hai bộ sưu tập, đánh dấu màn chào sân của thương hiệu.
Bản vẽ trong bộ sưu tập đầu tay của Kye Nguyễn x DEAM.
Theo Kye Nguyễn, DEAM là vẻ đẹp của các “nữ thần”. Các thiết kế sẽ đan xen hài hòa những yếu tố mềm mại nhưng vẫn toát lên vẻ mạnh mẽ, quyến rũ. Loạt trang phục cũng dựa trên tinh thần tối giản, thanh lịch và có điểm nhấn riêng.
Chuyên gia trang điểm sở hữu 3.000 chiếc váy đen
Hơn 30 năm qua, chuyên gia make-up người Mỹ Aimee Adams chỉ mặc trang phục đen, thậm chí nội thất trong nhà cô cũng mang màu này.
Người phụ nữ 53 tuổi hiện sống tại London tiết lộ, cô đã chi khoảng 75.000 bảng Anh (gần 2,5 tỷ đồng) để sở hữu bộ sưu tập hoành tráng gồm 3.000 chiếc đầm đen, trong đó có cả sản phẩm bình dân lẫn thiết kế hàng hiệu như Dior, Valentino, Balenciaga, Saint Laurent... "Trừ son đỏ trên môi, cuộc sống của tôi không có màu nào khác ngoài gam đen", Aimee chia sẻ.
Aimee Adams bên một phần nhỏ trong kho đồ đen của cô.
Niềm đam mê đặc biệt của chuyên gia trang điểm đến từ Texas được khơi nguồn nhờ chuyến thăm London năm 1983. Khi ấy, cô bé Aimee 15 tuổi bị thu hút bởi màu đen chủ đạo trên trang phục của nhiều người yêu thích phong cách gothic nơi đây. "Đó là lúc tôi được truyền cảm hứng. Có một biển người mặc đồ đen trên đường Kings Road ở Chelsea. Sắc đen rất sang trọng và không bao giờ lỗi mốt. Nó giúp bạn trông thon gọn hơn, khuôn mặt được chú ý hơn. Cho dù 15 hay 99 tuổi, bạn vẫn có thể trông thanh lịch khi mặc đầm đen".
Trở về nhà sau chuyến du lịch London, Aimee liền thay đổi phong cách từ preppy sang gothic, và điều này khiến cô gây chú ý: "Tôi trở lại Texas với son môi đen, quần áo đen gắn gai nhọn. Mọi người đều ngạc nhiên và hỏi: Chuyện quái gì đã xảy ra với bạn vậy? ".
Năm 1985, Aimee học thiết kế thời trang tại một trường nữ sinh ở thành phố Columbia, tiểu bang Missouri. "Nhìn thấy tôi trên đường phố với đồ da và trang phục đen, mọi người ở đó nói: Hôm nay không phải Halloween đâu, bởi không ai khác trông giống vậy. Thậm chí một tờ báo địa phương đã đăng bài về tôi".
Sau đó ba năm, Aimee giành được suất học một kỳ tại Đại học Thời trang London và quyết định sinh sống lâu dài ở thủ đô nước Anh - nơi cô gắn bó suốt 33 năm qua. "Khi ấy, tôi thay đổi khóa học của mình sang lĩnh vực trang điểm phim, vì vậy tôi đã trở thành một chuyên gia make-up".
Tín đồ thời trang 53 tuổi là một người nghiện mua sắm.
Aimee yêu thích các mẫu váy có kiểu dáng nổi bật, ít đụng hàng. Một trong những xiêm y đặc biệt nhất của cô là bộ đầm dài Saint Laurent được bao phủ bởi lông marabou, ra đời vào thập niên 1970. "Tất cả đều mang gam đen nhưng luôn có các chi tiết khiến chúng khác biệt và độc đáo. Tôi không thể đếm được mình có bao nhiêu váy đen. Có lẽ là 3.000 hoặc hơn thế nữa. Riêng váy hai dây mặc ở nhà cũng phải hàng trăm chiếc", tín đồ thời trang sinh năm 1968 bộc bạch.
Aimee thậm chí còn mặc đầm đen trong đám cưới của cô vào năm 1990. "Những ngày đầu, tôi làm thợ cắt mẫu và chỉ kiếm được 20 bảng mỗi ngày nên tôi đã mua một chiếc váy đen giá 2,5 bảng từ Oxfam, mang hơi hướng thập niên 1920. Tôi không mơ về phong cách Disney với váy cưới phồng lớn màu trắng. Sắc đen mới đại diện cho tôi. Tôi không muốn trở thành một người khác trong ngày cưới của mình".
Cuộc hôn nhân của Aimee kéo dài bảy năm, nhưng mối tình với trang phục đen vẫn duy trì bền bỉ. Sau khi mua hàng nghìn bộ đầm, cô hết chỗ trong nhà nên đã thuê một kho chứa đồ với giá 200 bảng mỗi tháng. Điều đó có nghĩa là Aimee đã chi hàng chục nghìn bảng để cất giữ quần áo trong những năm qua.
"Không chỉ nhà tôi mà bên kho cũng chứa đầy trang phục. Tôi cố gắng hết sức để sắp xếp nhưng nhiều khi vẫn khá hỗn loạn. Tôi cất váy áo trong những chiếc túi và dán nhãn để phân loại theo kiểu dáng, chẳng hạn như đồ tua rua, đồ ren... Chúng được xếp chồng lên nhau nên rất khó để xem trong túi có gì. Tôi thực sự muốn chúng được chuyển sang một ngôi nhà tốt".
Nỗi ám ảnh về váy áo của Aimee bắt đầu từ tuổi teen. Mẹ cô, Betty Lou, cũng là một người nghiện mua sắm. Bà đã sưu tầm hàng nghìn đồ trang trí và vô số áo quần. "Mẹ tôi sở hữu 40 thẻ tín dụng. Bà ấy thường shopping cả ngày ở trung tâm thương mại, sau đó về nhà, bật kênh quảng cáo và mua sắm suốt đêm. Bà ấy luôn dạy tôi rằng, nếu nhìn thấy thứ gì đó mình yêu thích, đừng ngần ngại mua nó ngay lập tức, bởi sự hối hận khi nó bị bán hết sẽ rất kinh khủng".
Từ thời trẻ, Aimee Adams đã gắn bó với đồ đen.
"Khi eBay ra mắt, tôi cứ như mất trí. Tôi mua sắm mỗi ngày. Có lần, trong một chuyến công tác, mọi người rủ nhau đi ăn tối, còn tôi ngồi trong xe ôtô dưới trời mưa, dán mắt vào giao diện eBay trên laptop để mua váy. Nó gần giống một loại ma túy và hơi khó kiểm soát", chuyên gia trang điểm thú nhận.
Sau quá trình nghiên cứu về thời trang và lịch sử trang phục, Aimee có thể nhận ra những sản phẩm hàng hiệu được bán rẻ tại các cửa hàng đồ cũ. "Có lần tôi nhìn thấy một chiếc áo choàng lông cổ điển của Elsa Schiaparelli - một nhà thiết kế cùng thời với Coco Chanel. Ai đó ở Kentucky đã bán chiếc áo với giá 20 USD, vì vậy tôi mua nó rồi đem tới gửi một tay buôn ở Knightsbridge. Anh ta bán nó với giá 2.000 bảng và đưa cho tôi 700 bảng. Tôi đã nghĩ, tại sao mình không làm điều này nhỉ?".
Kể cả với hàng nghìn bộ váy đen của mình, Aimee cũng cho rằng đã đến lúc bán bớt đi. Tuy nhiên, câu hỏi hóc búa nhất đối với cô là chọn những chiếc nào để chuyển sang chủ mới.
Dịch chuyển, khám phá và trải nghiệm với Pampa Travel Lite Palladium là thương hiệu gắn liền với phong cách thành thị, cùng tinh thần khám phá bất tận, Pampa Travel Lite là một trong các BST mà Palladium tự tin giới thiệu trong năm nay với các tính năng khá trọn vẹn dành cho các tín đồ di chuyển. Có thể kể đến như đặc trưng bền nhẹ khi sử dụng chất liệu...