Stress vì chồng ngoại tình triền miên
Anh quen người đó được một tuần rồi quan hệ tình dục, không biết người ta quê ở đâu, làm nghề gì.
Tôi đang cố gắng để vượt qua tâm trạng căng thẳng và hết sức nặng nề của chính mình. Ngày xưa khi còn là một cô bé, tôi yêu văn và rất hay mơ mộng, từng ấp ủ một câu chuyện tình đẹp và long lanh như pha lê cho chính mình, nhưng cuộc đời không đơn giản như cái nhìn của cô bé tuổi 20.
Năm 2006 tôi và anh gặp nhau trong một lớp luyện thi đại học, tình bạn ngây thơ cứ tưởng đã lãng quên khi mỗi đứa thi đậu một nơi. Trong tôi, anh là một người bạn dễ thương, vui tính và rất hiểu tâm lý con gái. Chỉ vậy thôi!
Ảnh minh họa
Sau một học kỳ bước chân vào giảng đường đại học, gia đình tôi xảy ra biến cố lớn, cha mẹ rời bỏ ba chị em trong sự đau đớn vô hạn. Tôi hụt hẫng, ngã quỵ trên số phận nghiệt ngã. Rồi một ngày không báo trước, anh tìm về quê gặp tôi, nói đã biết chuyện xảy ra, muốn cùng tôi vượt qua những khó khăn hiện tại. Anh đã cho tôi tiếng cười trong vô vàn nước mắt, hạnh phúc trong nỗi đau và niềm tin khi đang gục ngã. Anh và tôi gắn bó với nhau từ đó.
Sài Gòn – Vĩnh Long xa nhau là vậy nhưng cuối mỗi tuần anh đều về thăm tôi, việc học và cuộc sống của ba chị em tôi dần ổn định. Đâu ngờ một ngày khi đang ngồi trong lớp học, tôi nhận được điện thoại lạ từ một người con gái, cô ấy bảo là bạn gái anh, đang ở Sài Gòn. Chưa hết ngỡ ngàng lại người khác điện cho tôi, cũng bảo là bạn gái anh, đang ở Sài Gòn, cả hai bạn ấy đang gặp nhau và hiện tại muốn gặp tôi.
Tôi rất mệt mỏi khi một bạn gặp tôi với thái độ căm ghét anh kinh khủng, còn bạn kia khóc lóc xin tôi trả anh về với bạn ấy. Tôi không có quyền giải quyết chuyện này, đã gặp anh. Anh chia tay hai bạn ấy với lý do cần tôi.
Tôi phải trải qua một thời gian dài để lấy lại tinh thần sau cú sốc đó, đau lòng và thất vọng về anh rất nhiều, nhưng chính sự quan tâm lo lắng của anh đã giúp tôi dần quên đi mọi chuyện. Chúng tôi lại bắt đầu một cuộc sống mới.
Sau lễ tốt nghiệp tôi về Long Xuyên – An Giang quê anh công tác. Sống gần nhau chưa được bao lâu cơ quan chuyển tôi về huyện cuối tháng 9 năm 2011, anh vẫn ở lại Long Xuyên. Cuốc sống xa nhau làm anh phát sinh nhiều mối quan hệ khác. Tôi phát hiện anh đang quen với cô bé cùng cơ quan, mới vào ngành. Anh nói cô bé ấy rất ngoan hiền, đoan trang, dịu dàng, kín đáo, là sinh viên giỏi của trường Luật TP HCM. Anh hứa sẽ cắt đứt quan hệ với cô bé đó.
Video đang HOT
Thế nhưng trong một lần vô tình xem hồ sơ của cô bé đó, tôi mới phát hiện học lực chỉ trung bình. Anh và cô ấy vẫn tiếp tục yêu nhau. Liên lạc với cô bé ấy tôi nhận được thái độ nói chuyện hết sức tự cao, xúc phạm và xem thường người khác. Tôi thấy thất vọng về hình tượng mà anh đã nói.
Tôi bắt đầu thấy day dứt và đấu tranh gay gắt. Anh vẫn giấu tôi để tiếp tục quan hệ với cô. Anh nói: “Anh và cô ấy có tình yêu thật sự, anh đã hứa với lòng sẽ cưới cô ấy khi hoàn thành khóa học của cơ quan”. Tôi chết lặng, bế tắc hoàn toàn. Mọi chuyện như sụp đổ theo những gì anh nói. Tôi bị trầm cảm nặng trong một thời gian dài. Mặt dù anh và cô bé đã chia tay, anh quay về với tôi, chúng tôi tiến hành lễ cưới, hiện tại đang mang thai, nhưng vết thương vẫn chưa thật sự lành.
Cơ quan vừa chuyển tôi về lại Long Xuyên công tác vào đầu tháng 9/2013. Vợ chồng sống gần nhau, tâm trạng tôi bây giờ cũng tốt hơn. Sẽ rất hạnh phúc và êm ấm nếu như tôi không vô tình kiếm tờ giấy cho nhỏ cháu ghi số điện thoại vào tối hôm đó. Tôi phát hiện một cuốn tập từ vựng Anh văn, ngoài bìa có địa chỉ yahoo, trên giấy nhãn tập, dòng học tên là chữ viết của anh ghi tên anh và một người khác.
Tôi giả vờ hỏi, anh nói không biết tên đó nhưng thái độ lấp lửng làm tôi nghi ngờ, tôi hỏi qua địa chỉ yahoo thì anh ấp úng nói có biết, đó là một người bạn, ngày xưa ở trọ bên cạnh cơ quan, có biết sơ sơ. Tôi quá hiểu tính anh nên không tin những gì anh nói, mặc cho tôi hỏi anh vẫn trả lời vòng vòng bao nhiêu đó.
Tôi hỏi số điện thoại người con gái đó, anh nói có nhưng số đó không liên lạc được. Tôi vẫn lấy số đó và liên lạc, không như anh nói, tôi đã gọi được. Suốt ngày hôm đó tôi không ăn uống gì, không phải để tạo áp lực với anh mà vì không thể nào nuốt nổi, đang mang thai lại gặp áp lực nặng nề làm tôi ngất xỉu. Lúc tỉnh dậy anh mới chịu thú nhận sự thật, khi tôi chuyển công tác về huyện thì ở đây anh quen người đó được một tuần, hai người có quan hệ tình dục, anh không biết người con gái đó quê ở đâu, làm nghề gì, chuyện xảy ra khoảng 3 lần, kéo dài một tháng, mọi người phát hiện cô ấy là gái gọi. Cô chuyển nhà trọ đi chỗ khác, anh có liên lạc nhưng cô nói đã đi Sài Gòn rồi.
Anh kể ngắn gọn nhưng với tôi đó là một vết thương dài. Nước mắt tôi lăn dài, không biết phải nói gì với anh nữa. Hiện tại tôi và anh không còn là hai người yêu nhau, chúng tôi đã là một gia đình, có với nhau những kỷ niệm đẹp và hơn hết đang có chung một đứa con chuẩn bị chào đời. Tại sao anh lại lừa dối tôi để làm chuyện đó? Với anh bao lâu nay tôi là gì? Tôi thật sự bị stress và bế tắc. Tôi phải làm sao để cứu lấy hạnh phúc gia đình mình?
Theo VNE
Khi phụ huynh "tiếp tay" cho dạy thêm, học thêm
Ngoài giờ học ở trường, không ít học sinh "chạy sô" học thêm bên ngoài, về nhà tiếp tục học với gia sư bố mẹ thuê về. Việc tràn lan trong dạy thêm và học thêm hiện nay còn có cả sự "tiếp tay" của chính phụ huynh.
Học trò "chạy sô" học thêm
Ngày nào cũng vậy, sau giờ học, em T.T., học sinh (HS) Trường tiểu học Lương Thế Vinh (Q.Gò Vấp, TPHCM) lại được bác xe ôm mà gia đình hợp đồng hàng tháng đón rồi chở thẳng đến các nơi học thêm sau khi lót dạ qua loa. Vào các thứ chẵn 2, 4, 6, em T. học tại nhà cô giáo chủ nhiệm với mức phí 300.000 đồng/tháng. Còn các thứ lẻ, T. tiếp tục theo học tại nhà của một giáo viên (GV) trường khác dạy giỏi có tiếng mà bố mẹ được người quen giới thiệu với mức phí gần gấp rưỡi số tiền trên.
Mẹ cháu T. không ngại thừa nhận, gia đình muốn đầu tư việc học cho cháu ngay từ sớm nhưng xét thấy việc học ở trường chưa đủ nên họ muốn con được thêm bên ngoài để nâng cao kiến thức. Nhất là những năm cuối tiểu học, họ muốn cháu thật vững vàng để sau này có thể thi đậu vào Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa. Việc học thêm ở cô giáo chủ nhiệm là do gia đình hoàn toàn tự nguyện và họ cũng muốn con được học thêm cả những thầy cô ngoài trường.
Không ít trẻ được bố mẹ "gò" đi học thêm ở rất nhiều nơi như trung tâm bồi dưỡng, giáo viên ngoài trường, gia sư tại nhà... (Ảnh chỉ mang tính minh họa).
Đây không phải là trường "cá biệt", không ít HS khác hàng ngày cũng đang "gánh" lịch học khủng khiếp như vậy. Ngoài giờ học chính khóa ở trường, nhiều phụ huynh (PH) tìm cho con rất nhiều chỗ để học thêm như tìm đến học ở các thầy cô có tiếng trong trường hoặc ngoài trường, các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, hay thuê gia sư về nhà.
Em Ng.M.N, HS một trường THCS ở Q.1, TPHCM cho hay, ngoài giờ học ở trường em học thêm liên tục tại Trường Bồi dưỡng Lý Tự Trọng 218. Vào những đợt cao điểm như thi cuối kỳ, cuối năm bố mẹ còn mời gia sư đến dạy vì cho rằng khả năng tự học của con mình không tốt, cần có người kèm cặp thêm.
Một giáo viên ở Trường THCS Sông Đà (Q. Phú Nhuận) cho hay, tỷ lệ HS đi học thêm bên ngoài nhà trường rất đông, có những lớp có đến 50% số em theo học ở những lớp học thêm không do GV phụ trách bộ môn giảng dạy. Nhu cầu học thêm đông đến mức nhiều GV, nhất là GV giỏi không nhận HS của mình chỉ nhận HS từ lớp khác, trường khác.
Phụ huynh đặt nặng kỳ vọng vào con
Lâu nay, khi bàn đến chuyện dạy thêm học thêm làm học sinh không có thời gian để chơi, mọi người hay đề cập đến khía cạnh do... GV "bắt ép". Điều này có nhưng so với nhu cầu cho con học thêm của PH thì nguyên nhân này chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Có thể thấy rõ ở việc các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, luyện thi... vẫn luôn đông người học, đến mùa cao điểm phụ huynh cũng nườm nượp đưa đón con học thêm. Hay đến kỳ nghỉ hè, không có sự "ràng buộc" nào với GV thì HS ở các thành phố vẫn đổ vô đến các nơi học thêm xuất phát từ chính nhu cầu của phụ huynh.
Có nhiều lý do để phụ huynh "đẩy" con đến các lớp các học học thêm. Phần lớn họ rơi vào thế bắt buộc khi chương trình học nặng, nếu không học thêm con không thể vượt qua các kỳ thi, hay vào các trường như mong muốn. Nhiều người vì thời gian đi làm bận bịu, không thể trông con nên biện pháp yên tâm nhất là là đưa con đến lớp học thêm. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng rất lớn vào con, con học thế nào họ cũng không thấy vừa lòng và muốn phải học nữa, phải học hơn con người khác, phải đạt thành tích này nọ nên con trẻ phải "quay" trong vòng xoáy học thêm.
Học ở trường, đi học thêm..., học sinh thành phố đang "kẹt" thời gian để vui chơi, trau dồi kỹ năng sống
Bà Nguyễn Thị Thu Cúc - Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, chia sẻ, chương trình học nặng, nếu một HS bình thường không học thêm, ở nhà không có người hướng dẫn thì rất khó để vượt qua các kỳ thi nên PH có nhu cầu cho con đi học thêm là nhu cầu có thực.
"Ở các bậc học thấp thì trẻ phải học để thi vào được ngôi trường mong muốn. Lên phổ thông, các em học thêm để thi đại học. HS lực học trung bình khá chỉ có thể làm được khoảng 50% đề thi ĐH, muốn đỗ bắt buộc các em phải đi học thêm", bà Cúc thẳng thắn.
Ngoài yếu tố khách quan tác động đến phụ huynh, theo bà Cúc yếu tố chủ quan cũng rất lớn. Bà gặp nhiều trường hợp phụ huynh có con có khả năng tự học, tư duy rất tốt, điểm tổng kết đạt trên 8,5 nhưng phụ huynh vẫn muốn con mình học thêm dù GV đã phân tích những em này không cần phải đi học thêm.
Ngay ở bậc tiểu học, bậc học mà việc dạy thêm học thêm bị phản đối nhiều nhất thì tình trạng đi học thêm đông không kém đàn anh, đàn chị. Hiệu trưởng nhiều trường tiểu học khẳng định, nhu cầu cho con đi học thêm của phụ huynh ở bậc học này rất cao như một cách gửi con vì họ không có thời gian. Cha mẹ cũng muốn con phải đạt thành tích từ sớm, không muốn thua kém bạn bè.
Bà Hồ Thị Vĩnh - Trưởng ban Tuyên giáo Q.1, TPHCM cho hay hiện nay đội ngũ sinh viên đi gia sư tại nhà - cũng là một hình thức học thêm - rất đông nhưng không ai quản lý, chưa nói đến việc các em đi học ở trường, ở bên ngoài. Theo bà Vĩnh, phụ huynh thiếu thời gian và tâm lý "chạy đua" thành tích nên muốn con mình phải học thật nhiều.
"Tôi đã nghe nhiều nhiều em nhỏ nói rằng ước mơ lớn nhất của mình là hàng ngày sau giờ học không phải một tay cầm ổ bánh mỳ, tay kia cầm hộp sữa để đến lớp học thêm. Các em học quá nhiều nên không có thời gian để vui chơi chơi, để trau dồi các kỹ năng mềm", bà Vĩnh thẳng thắn.
Hoài Nam
Theo dân trí
Coca Cola "giả lỗ" triền miên? Thống lĩnh thị trường đồ uống tại Việt Nam, doanh số Coca Cola tăng theo chiều thẳng đứng nhưng từ khi đầu tư tại thị trường Việt Nam đến nay, Coca Cola chưa từng đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào do liên tục khai lỗ. Theo Dantri