Stress: Nguy cơ dẫn đến bệnh tim
Stress đòi hỏi lượng hormone và năng lượng từ chất béo ít hơn nhưng lại liên tục, do đó gây nên tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim đập quá mức cần thiết.
Điều này dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm cho áp lực tại thành mạch tăng lên, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo các nhà khoa học, stress là trạng thái mà mỗi người phải tự nỗ lực bản thân mình một cách cao nhất, mặc dù họ không mong muốn, nhằm để đáp ứng với những tình huống và sự kiện trong cuộc sống của họ. Điều này có nghĩa, stress không chỉ là phản ứng của cơ thể trước những thách thức mang tính thể chất, tâm lý mà còn là những phản ứng thuộc về hành vi, tinh thần và tình cảm.
Căng thẳng thần kinh: Khởi phát của bệnh tim
Những căng thẳng thần kinh thường gặp trong cuộc sống hiện đại khác với những căng thẳng mang tính thể chất. Những căng thẳng này thường không giảm đi mà thường xuyên tăng lên và kéo dài liên tục.
Ảnh minh họa
Phản ứng với những căng thẳng này đòi hỏi lượng hormone và năng lượng từ chất béo ít hơn nhưng lại liên tục. Tuy nhiên, cơ thể phản ứng trước sự căng thẳng về tinh thần hay thể chất là như nhau. Do đó, lượng hormone và chất béo được huy động trong những căng thẳng thần kinh không được tiêu thụ hết, dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim đập quá mức cần thiết. Điều này dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm cho áp lực tại thành mạch tăng lên, đặc biệt có thể xảy ra ở mạch vành mạch máu nuôi tim.
Khi rối loạn huyết động tăng và các hormone do căng thẳng gây ra lưu hành liên tục trong máu sẽ làm tổn thương niêm mạc thành mạch. Được huy động bởi các hormone này, các tiểu cầu trong máu vận chuyển đến và bám dính tại thành mạch với mục đích làm giảm quá trình tổn thương. Nhưng chính quá trình này lại làm cho thành mạch dày lên và dẫn đến nguy cơ tắc mạch. Bên cạnh đó, cholesterol tỷ trọng thấp cũng được sản xuất ra từ các tế bào mỡ trong quá trình phản ứng với căng thẳng. Theo thời gian, những thay đổi này sẽ dẫn đến quá trình xơ vữa ở động mạch vành, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Những hậu quả khác
Khi động mạch vành hẹp đến mức giảm lưu lượng máu một cách nghiêm trọng, sẽ dẫn đến việc máu cung cấp cho cơ tim không đủ để duy trì hoạt động co bóp, trong khi tim cần co bóp nhiều hơn để đáp ứng với sự căng thẳng. Kết quả là, cơ tim thiếu máu cục bộ. Hơn nữa, chính những hormone tiết ra do căng thẳng cũng có thể gây co nhỏ thành mạch nên càng làm giảm lượng máu lưu thông qua mạch vành và cơn đau tim xảy ra. Sự thiếu máu cục bộ cơ tim đi kèm với những hoạt động thể lực gắng sức sẽ gây ra cơn đau tim thắt ngực.
Ở một số người, đôi khi sự căng thẳng về tinh thần, tình cảm và quá trình thiếu máu cục bộ cơ tim diễn ra một cách lặng lẽ. Điều này càng nguy hiểm hơn vì ở những người đó không nhận thấy dấu hiệu đau ngực hay khó chịu nên họ sẽ không coi trọng, lo lắng bệnh tình để có hướng điều trị kịp thời đúng đắn, dẫn tới hậu quả khôn lường.
Theo TNO
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị rối loạn hormone
Một số phụ nữ trẻ ngày nay, thậm chí trẻ hơn 30 tuổi đã gặp những triệu chứng rối loạn hormone trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm sinh lý của chị em.
Trong cơ thể con người có một hệ thống các hormone. Các hormone giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, thực hiện đúng chức năng của chúng. Hormone còn là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc, ham muốn của con người.
Khi hormone trong cơ thể cân bằng, con người mới khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Thế nhưng, một số phụ nữ trẻ ngày nay, thậm chí trẻ hơn 30 tuổi đã bắt đầu phải nếm trải những khởi phát ban đầu của triệu chứng mất cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm sinh lý của chị em.
Để khắc phục tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể ngay từ sớm, chị em cần biết những dấu hiệu của hiện tượng này. Những dấu hiệu đặc trưng nhất của tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể bao gồm:
1. Thay đổi ở da và tóc
Nếu một ngày bạn nhận ra rằng da mình bị khô, tóc bị rụng và xơ, gãy... thì chứng tỏ bạn đang bị mất cân bằng về nội tiết (hormone). Những thay đổi này thường xuất phát từ tuyến giáp. Vì các hormone chịu trách nhiệm cho quá trình trao đổi chất nên khi sự cân bằng hormone bị mất đi, tuyến giáp cũng bị ảnh hưởng theo, dẫn tới suy giáp.
Theo Tiến sĩ Theodore C.Friedman, Giám đốc khoa nội tiết, trao đổi chất và nghiên cứu y học phân tử tại đại học Charles Drew, Los Angeles, thì triệu chứng suy giáp thường gây ra các triệu chứng như tăng cân đột ngột, mệt mỏi, táo bón, trầm cảm, khó tập trung, tóc, móng tay giòn và dễ gãy, da khô, thiếu sức sống...
2. Nóng trong
Hiện tượng nóng trong do thay đổi hormone trong cơ thể thường gặp nhất ở những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, mất cân bằng hormone cortisol cũng có thể dẫn đến tình trạng này ở những phụ nữ trẻ.
Hàm lượng hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao. Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả là các chất béo chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể bị phá vỡ, sản sinh ra các axit độc hại (ví dụ như xeton), rối loạn tiểu tiện... Tất cả những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.
Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra và nhiệt độ da bạn tăng lên, dẫn tới cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên vai, cổ, đầu...
3. Thay đổi trọng lượng đột ngột
Bất kì sự thay đổi nào liên quan đến nội tiết như tăng giảm hàm lượng cortisol, hormone tuyến giáp, insulin và estrogen có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Nó có thể gây ra ảnh hưởng khiến bạn thèm ăn vô độ hoặc chán ăn vô cùng. Thậm chí, sự thay đổi về hormone cortisol trong cơ thể còn gây ra rối loạn trong chuyển hóa thức ăn và trao đổi chất. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn không thể kiểm soát được cân nặng của mình.
Nếu bạn nhận thấy mình ngày tăng hoặc giảm cân đột ngột trong khi chế độ ăn uống và sinh hoạt không thay đổi thì bạn có thể nghĩ tới nguyên nhân liên quan tới hormone trong cơ thể.
4. Nổi mụn
Sự mất cân bằng nội tiết tố sẽ gia tăng khả năng hình thành mụn bởi vì nó làm gia tăng lượng bã nhờn do tuyến nhờn ở dưới da sản sinh ra.
Nội tiết tố androgen là nguyên nhân cơ bản gây mụn ở nhiều phụ nữ. Nội tiết tố này kích thích tuyến nhờn sản sinh ra nhiều bã nhờn. Chất bã nhờn được sản sinh quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở dưới da, từ đó gây nhiễm trùng da và có thể phát triển thành mụn bọc.
Estrogen, androgen và mụn có mối quan rất chặt chẽ với nhau bởi vì nội tiết tố Estrogen có thể vô hiệu hóa hoặc ngăn cản tác động của nội tiết tố androgen lên cơ thể.
5. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi bắt đầu hành kinh và cả độ tuổi mãn kinh. Các dấu hiệu bất thường bao gồm: chu kỳ kinh không đều, lượng máu kinh nhiều ít bất thường, thường đau bụng trong hoặc sau kỳ hành kinh.
Khi sự cân bằng hormone estrogen và progestrogen trong cơ thể người phụ nữ bị thay đổi, các cơ chế sinh lý cũng bị ảnh hưởng theo, bao gồm cả thời gian rụng trứng. Do đó, chu kì kinh nguyệt cũng bị thay đổi về thời gian và đặc điểm kèm theo.
Hàm lượng estrogen cao trong cơ thể là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Một số nhân tố có thể dẫn đến tình trạng này: khi chị em phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai, khi bị căng thẳng và lo lắng, khi hàm lượng progesterone trong cơ thể giảm sút...
Theo VNE
10 vấn đề sức khỏe bạn cần kiểm tra Theo các chuyên gia y tế, chị em phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe bản thân thông qua những cuộc thăm khám, hoặc thực hiện các nội dung kiểm tra sức khỏe dưới đây, nhằm phòng ngừa bệnh tật một cách hiệu quả. 1. Chụp X-quang tuyến vú Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thấp chỉ nên chụp nhũ ảnh...