Stress làm bùng phát vảy nến
Anh Minh, 42 tuổi, sau một thời gian căng thẳng vì mất việc do ảnh hưởng của đại dịch, da xuất hiện nhiều mảng đỏ, sần sùi trên tay, chân, thân người.
Da đầu anh ngứa ngáy, khó chịu, có những lớp vảy trắng, bong tróc. Năm trước, tình trạng này đã xuất hiện nhưng nhẹ, bác sĩ ở bệnh viện gần nhà kết luận bị gàu, viêm da đầu. Trong những tháng TP HCM giãn cách, anh là lao động chính lại đột ngột mất việc nên thường xuyên căng thẳng, stress, mất ngủ, khiến da xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Cũng đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, tình trạng vảy nến chị Thanh (22 tuổi, ngụ Tiền Giang) bùng phát nặng nề. Chị Thanh phát hiện vảy nến vài năm nay, điều trị đã ổn. Trong thời gian dịch bệnh, chị rất lo sợ bị nhiễm nCoV, thường xuyên sát khuẩn tay, chân bằng cồn. Một thời gian sau, da tay, chân bong tróc, vảy nến bùng lên.
Vảy nến bùng phát ở nữ bệnh nhân 22 tuổi đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM. Ảnh: Lan Anh.
Video đang HOT
Bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết sau giãn cách xã hội, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám vì khởi phát vảy nến hoặc bệnh bùng phát nặng hơn. Nhiều bệnh nhân chia sẻ do không được đi ra ngoài, bị mất việc làm, mất thu nhập, gia đình có người thân mất vì Covid-19… khiến tâm lý không ổn định.
Theo bác sĩ Nhi, nỗi lo lắng, sợ hãi liên quan dịch bệnh khiến nhiều người bị stress, từ đó làm khởi phát vảy nến hoặc làm bệnh bùng phát. Ngoài ra, giãn cách xã hội cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhiều người không đi khám được, phải ngưng điều trị. Việc sử dụng chất tẩy rửa, sát khuẩn nhiều khiến da bị khô cũng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Để phòng ngừa bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ Uyển Nhi khuyến cáo bệnh nhân nên tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Trường hợp không thể đến khám bệnh, nên nhờ hỗ trợ tư vấn của bác sĩ bằng các hình thức trực tuyến để có những lời khuyên đúng.
Lựa chọn xà phòng dành cho da nhạy cảm, không có chất tẩy rửa mạnh nhằm giúp kiểm soát, không làm bùng phát vảy nến cũng như lây lan Covid-19. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da. Nghỉ ngơi thoải mái, tránh stress bằng cách tạm dừng đọc, xem tin tức về dịch bệnh. Dành thời gian cho các hoạt động thư giãn như đi bộ, tập thở sâu, ngồi thiền. Cố gắng ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tránh lạm dụng chất chứa cồn, thuốc lá hoặc các chất khác.
Vảy nến là bệnh viêm da lành tính, không lây, hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị sớm, đúng cách, bệnh nhân vẫn có cuộc sống sinh hoạt gần như người bình thường. Một số yếu tố khởi phát bệnh là stress, viêm họng, sử dụng thuốc chứa lithium, thuốc kháng sốt rét, khí hậu khô, lạnh, một vết cắt, trầy xước, bỏng nặng…
Người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu và chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới khởi phát, giúp kiểm soát và duy trì ổn định, tránh các nguy cơ bị biến dạng các khớp và tàn phế.
Xử trí thế nào khi bị kiến ba khoang đốt
Nếu kiến ba khoang bò trên da nên thổi đi hoặc cho vào một tờ giấy rồi bỏ, không nên đập nát kiến, vùng da tiếp xúc kiến ngay lập tức phải được rửa bằng nước sạch.
Theo bác sĩ Võ Thị Đoan Phượng, Trưởng Khoa lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP HCM, quần áo sau khi tiếp xúc kiến ba khoang cần được giặt thật kỹ. Khi bị kiến ba khoang đốt, cần tránh tiếp xúc xà phòng và ánh sáng mặt trời có thể làm tổn thương da nặng hơn. Tránh gãi, cọ xát để dính độc tố sang các vùng da khác làm lây lan thương tổn.
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là bệnh thường gặp vào mùa mưa, thường xuất hiện ở vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân vào buổi sáng sau một đêm ngủ dậy. Trường hợp nhẹ, có thể sử dụng các loại corticoid bôi mức độ nhẹ thời gian ngắn khoảng 5-7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng hơn, da đỏ hay nóng rát nhiều, chảy mủ, lở loét cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu ngay để điều trị kịp thời.
Cần phân biệt viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và bệnh zona thần kinh, bởi đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Chẩn đoán nhầm, sử dụng thuốc sai sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị, có thể khiến bệnh nặng và quá trình phục hồi lâu hơn.
Bệnh nhân viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang được nhân viên nhà thuốc chẩn đoán thành bệnh zona, điều trị nhầm khiến bệnh nặng hơn. Ảnh: Lan Anh
Nhiều người hay dùng các bài thuốc dân gian khi kiến ba khoang tấn kinh hoặc zona thần kinh. Theo bác sĩ Phượng, với viêm da tiếp xúc kích ứng (do độc tố của kiến ba khoang gây ra) hay bệnh zona (do virus gây ra) thì thuốc tây có nhiều thuốc đặc trị hơn, có loại thuốc điều trị đúng cơ chế của bệnh (như kháng virus), các hoạt chất đã được nghiên cứu hiệu quả và cũng đã kiểm nghiệm trên lâm sàng tốt hơn. Mặt khác, thuốc tây an toàn hiệu quả, ít nguy cơ dị ứng và nhiễm trùng hơn.
Bác sĩ Phượng khuyến cáo khi làm việc dưới ánh đèn, tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt. Chú ý giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng. Vào mùa mưa đề phòng côn trùng bay vào nhà, có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại. Nên ngủ mùng và tắt đèn khi ngủ, hạn chế mở cửa nhiều vào ban đêm và nên bung rèm cửa.
Nhiễm nấm da do tiếp xúc chó, mèo Bệnh nhân nữ ngụ quận Bình Thạnh cùng 4 người nhà đến Bệnh viện Da liễu khám do xuất hiện các vết sẩn hình tròn, tróc vảy, ngứa, lan ra nhiều vị trí trên cơ thể. Bác sĩ Trần Duy Cường, Khoa Khám bệnh, ngày 19/8, cho biết các bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm tìm nấm da, kết quả thấy sợi...