Stress hay bệnh tim?
Tôi 26 tuổi. Trong một tháng gần đây, tôi hay có biểu hiện khó thở, cảm giác tim đập nhanh và giống như bị đè rất khó chịu, đôi khi đau nhói nơi vùng tim. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị stress hay là biểu hiện bệnh lý của tim?
- Trả lời:
Các triệu chứng bạn kể có thể do một số bệnh lý khác nhau gây ra, và đây không phải là biểu hiện của stress (biểu hiện của stress thường dễ nhận biết nhất là mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy suy kiệt về tinh thần và thể xác, mất khả năng tự đánh giá mình và thường xuyên cáu giận…) nhưng có thể là hậu quả của stress.
Các triệu chứng trên cũng có thể có trong một số bệnh lý của hệ tim mạch hoặc cũng có thể gặp ở bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật.
1/ Bệnh lý tim mạch: Bạn nên đi khám bác sĩ để được cho làm một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán bệnh. Nếu tất cả mọi xét nghiệm về tim đều bình thường, có lẽ bạn chỉ bị rối loạn thần kinh thực vật.
2/ Rối loạn thần kinh thực vật thường xảy ra ở những người có tâm lý hay lo lắng nhất là phụ nữ trẻ. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:
- Dễ bị làm hết hồn do các sự kiện xảy ra cho người khác (bị tai nạn, gây lộn với nhau to tiếng, đánh lộn…).
Video đang HOT
- Mỗi lần có chuyện gì lo lắng thấy tim hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, nhói vùng tim và thượng vị, xót ruột…
- Đôi khi hay đổ mồ hôi tay, tê tay…
Nếu không điều trị, lâu ngày người bệnh sẽ dễ bị đau bao tử, ăn uống kém, mệt mỏi và như vậy người bệnh lại càng thêm lo lắng, cứ như vậy không làm sao cắt được các chuỗi triệu chứng trên.
Để điều trị bệnh này cần lưu ý:
1/ Người bệnh phải nghĩ rằng đây không phải là một bệnh nguy hiểm và đừng quá lo lắng.
2/ Bản thân người bệnh phải xác nhận đây là một bệnh tâm lý vì vậy phải chữa bằng tâm lý: mỗi khi có chuyện lo âu nên tâm sự với người thân để cùng giải quyết, đừng ôm lấy một mình.
3/ Khi bớt lo lắng thì bao tử sẽ bớt bị kích thích, ăn sẽ ngon hơn. Có thể uống thêm thuốc băng dạ dày trong vài ngày nếu xót ruột nhiều, ăn không tiêu theo hướng dẫn của bác sĩ.
4/ Trong trường hợp bệnh giảm hay không là do bản thân người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn thêm.
5/ Tránh những chất gây kích thích như: cà phê, trà đậm, thức ăn cay.
Theo PNO
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng gà
Sữa đậu nành từ lâu đã được xem như một loại thức uống "kỳ diệu", bởi đậu nành giàu đạm và axit amin thiết yếu, đặc biệt chứa hoạt chất isoflavone có tác dụng rất tốt với phụ nữ.
Không chỉ tốt cho hệ tim mạch, cũng cần nói thêm là đậu nành có rất ít bột đường nên cũng có lợi cho những bệnh nhân thừa cân, béo phì hay tiểu đường.
Theo nghiên cứu thì sữa đậu nành có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa khả năng xơ cứng động mạch ở người lớn. Hàm lượng protein trong sữa đậu cao, có tất cả 8 loại axit gốc amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho việc bồi bổ tăng cường sức khoẻ. Axit béo không bão hoà ở trong sữa đậu ngoài tác dụng ngăn không cho mỡ đóng tầng trong cơ thể còn có tác dụng làm đẹp da mặt.
Vitamin B1 trong sữa đậu có tác dụng chống bệnh phù thũng, kéo lùi thời điểm xuất phát nếp nhăn. Theo y học cổ truyền, sữa đậu nành có các công năng sau: Thanh nhiệt, thông tràng lợi tiểu, bổ hư nhuận táo...
Sữa đậu nành có công năng thanh nhiệt, thông tràng lợi tiểu.
Tuy sữa đậu là đồ ăn tẩm bổ cao cấp mà lại kinh tế, nhưng khi dùng vẫn phải chú ý một số điểm:
- Không được trộn cùng với trứng gà vì chất anbumin trong lòng trắng của trứng gà dễ kết hợp với chất tripxin trong sữa đậu nành sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể người, làm mất đi giá trị dinh dưỡng.
- Không được pha với đường đỏ bởi axit hữu cơ trong đường đỏ có thể kết hợp với protein trong sữa đậu sẽ sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể người, còn đường trắng thì không có hiện tượng này.
- Không được đựng sữa đậu nành trong phích giữ nhiệt, vì nếu để trong đó một thời gian dài sẽ làm sữa đậu biến chất, gây ra hậu quả xấu cho sức khoẻ con người. Không nên uống quá nhiều dễ dẫn tới hiện tượng đầy hơi, đi ngoài...
- Phải nấu kỹ vì trong sữa đậu nành có chất tripxin, nếu không chế biến kỹ khi ăn dễ gây ra đau bụng, buồn nôn, ói mửa.
Theo BS Ngọc Thanh
Bee
Bệnh nhân ung thư chết do suy dinh dưỡng Nhiều bệnh nhân ung thư do kém hiểu biết đã nhịn ăn, ăn gạo lứt muối vừng... với hy vọng bỏ đói khối u, khối u sẽ chậm phát triển hoặc chết. Đây là cách làm phản khoa học. Bệnh nhân sẽ chết do suy kiệt trước khi chết vì căn bệnh ung thư. 30% bệnh nhân ung thư tử vong là do...