STEVEN COHEN: Ông vua giao dịch chứng khoán ngắn hạn
Chẳng phải ngẫu nhiên Steven Cohen được phố Wall kính nể bởi những thành tích vô tiền khoáng hậu mà ít chuyên gia quản lý tiền đạt được. Các chuyên gia, thương nhân giàu kinh nghiệm trên Phố Wall nói ông là người giỏi nhất, là một trong những nhà quản lý quỹ phòng hộ thành công nhất của thế kỷ 21.
Đam mê thị trường chứng khoán
Steven Cohen sinh ngày 11-6-1956 trong một gia đình Do thái tại Great Neck, New York, Mỹ. Năm 2016 với tổng tài sản 13 tỷ USD, Steven Cohen được tờ Forbes Magazine sếp vào danh sách 30 người giầu có nhất nước Mỹ. Cohen còn được mệnh danh là ông vua Quỹ phòng hộ vào năm 2006.
Theo Cohen, trong TTCK luôn đầy rẫy rủi ro và biến động, NĐT cần kiểm soát hành vi của mình. Hành động quyết đoán, thậm chí là cắt lỗ nhanh để bảo toàn vốn.
Tính đến tháng 4-2019, tổng tài sản của Steven Cohen ước tính 12,8 tỷ USD. Thành tích quản lý quỹ của Steven Cohen đạt được thông qua quản lý quỹ SAC và sau này là quỹ 72 point management. Thành công lớn của SAC Capital thể hiện qua tài năng giao dịch, lợi nhuận và trình độ quản lý quỹ. Vì thế Steven Cohen không khó để kêu gọi vốn đầu tư ngay cả đối với các nhà đầu tư (NĐT) khó tính.
Quỹ đầu tư phòng hộ SAC Capital được thành lập từ năm 1992, với số vốn ban đầu ước tính 10 triệu USD vốn riêng và 10 triệu USD kêu gọi tham gia đầu tư bên ngoài. Với khả năng giao dịch và quản lý tiền siêu việt, Steven Cohen đã biến SAC Capital thành quỹ phòng hộ nổi tiếng và gặt hái nhiều thành công với tài sản quản lý ước tính 14 tỷ USD vào năm 2009. Rõ ràng, bên cạnh niềm đam mê thị trường chứng khoán (TTCK), khả năng nhạy bén trong việc cảm nhận về xu hướng thị trường, đã mang lại cho ông nhiều thành tích trong lĩnh vực đầu cơ cổ phiếu.
Từ năm 13 tuổi, Steven Cohen rất thích xem các trang thể thao, nhưng lại bị thu hút bởi các trang khác toàn các con số – những trang liên quan đến giá cổ phiếu giao dịch trong ngày. Đây chính là khởi đầu của chuyên gia quản lý quỹ phòng hộ tương lai. Ông cho rằng 40% biến động giá cổ phiếu do thị trường, 30% phụ thuộc vào ngành nghề, 30% do chính bản thân cổ phiếu đó.
Nhận định này của ông về nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu, đã được các chuyên gia đánh giá cao.
Đặc biệt, giao dịch ngắn hạn trên TTCK ẩn chứa nhiều rủi ro, rất ít người có thể đạt được thành công liên tiếp nhiều năm liền trong thời gian ngắn. Các giao dịch này là hoạt động đầu cơ cổ phiếu, với chiến lược đòi hỏi các nhà giao dịch cổ phiếu sở hữu tố chất dám mạo hiểm, kinh nghiệm đầu cơ, khả năng đánh hơi cũng như linh cảm về thị trường.
Video đang HOT
Steven Cohen là người giỏi nhất đối với các hoạt động giao dịch ngắn hạn, một chuyên gia quản lý tiền hàng đầu được ngưỡng mộ, bên cạnh nhiều tên tuổi lừng danh như Warren Buffet, Peter Lynch, Seth Klarman, Paul Tudor Jones. Tên tuổi Steven Cohen gắn với TTCK còn được thể hiện trong tác phẩm nổi tiếng “Bán khống” của nhà báo Mike Levis, và qua bộ phim “The Big Short” năm 2005.
7 năm quản lý tiền với tư cách quản lý quỹ SAC Capital, Cohen đạt lợi nhuận trung bình trên 45%/năm, chỉ 3 tháng thua lỗ trong toàn bộ thời kỳ – giai đoạn thua lỗ nhiều nhất cũng chỉ 2%.
Những bài học kinh nghiệm
Theo Steven Cohen, bước quan trọng nhất trước khi tham gia TTCK, là cần xác định định rõ chiến lược giao dịch ngay từ đầu. Theo đó, dù NĐT đang theo đuổi chiến lược đầu cơ ngắn hạn hay đầu tư tăng trưởng, hoặc đầu tư giá trị cũng phải tuân thủ phương pháp, chiến lược cụ thể ngay giai đoạn đầu.
Nếu NĐT đang theo đuổi phương pháp đầu tư giá trị đó, phải chọn lọc kỹ lưỡng các cổ phiếu thị giá thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại. Chiến lược mua vào kèm thời gian nắm giữ với tầm nhìn dài, là thử thách sự kiên nhẫn vượt trội từ phía NĐT giá trị.
Tuy nhiên, nếu theo đuổi chiến lược giao dịch với tần suất cao, có nghĩa đang đầu cơ cổ phiếu và lướt sóng ngắn hạn, NĐT phải tuân thủ kỷ luật xác định rõ điểm mua, điểm bán và thời gian nắm giữ ngắn hạn. Nếu sai có thể sửa chữa nhanh và kiên quyết cắt lỗ. Điều quan trọng NĐT phải biết mình là ai và đừng cố trở thành người khác.
Về việc nhiều NĐT thường đánh giá sai lầm về giá cổ phiếu tăng/giảm, Cohen cho rằng nhận thức của thị trường và tâm lý NĐT là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biến động TTCK trong ngắn hạn, kể cả trong trung và dài hạn. Bên cạnh những yếu tố kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lạm phát, yếu tố tâm lý NĐT ảnh hưởng lớn đến biến động thị trường trong ngắn hạn.
Vì thế, kinh nghiệm tuyển người của Steven Cohen là tìm kiếm những người không ngại chấp nhận rủi ro. Câu hỏi ông luôn đặt ra với những người mới: “Hãy nói cho tôi biết một vài điều mạo hiểm nhất bạn đã từng làm trong đời mình”. Cohen tin rằng một nhà giao dịch thành công là người đầy tự tin, sẵn sàng lao ra thị trường và chấp nhận rủi ro.
Steven Cohen đặc biệt nhấn mạnh, trên TTCK không chỉ có phương pháp duy nhất, mà tồn tại nhiều chiến lược giao dịch, hệ thống tư duy cũng như phương pháp mang lại thành công cho NĐT. Kinh nghiệm của những nhà quản lý quỹ xuất sắc như Warren Buffet, George Soros, Peter Lynch hay Seth Klarman, đều mang những phương pháp khác nhau, từ đó mang lại những thành công to lớn không chỉ cho quỹ, NĐT mà cho chính cá nhân họ.
Lê Đức Khánh
Theo saigondautu.com.vn
Bài học đầu tư: Hãy nhìn vào rủi ro trước khi xuống tiền
Thị trường chứng khoán giảm mạnh những tuần vừa qua đã gây không ít thiệt hại cho nhà đầu tư; trong đó, nhiều danh mục bỗng chốc chuyển từ lãi sang lỗ trước đà bán tháo, cộng với tâm lý chần chừ hoặc không theo sát thị trường của nhiều người hoặc do điểm vào không tốt tại mức giá đã quá cao.
Trước khi quyết định đầu tư, nên nhìn vào rủi ro nhiều hơn. Nguồn: internet
Theo những nhà đầu tư chuyên nghiệp, trước khi quyết định đầu tư, nên nhìn vào rủi ro nhiều hơn thay vì chỉ tập trung vào khả năng sinh lời có thể đạt được.
Những hy vọng về mức lãi khủng, có thể là do người khác vẽ ra hoặc do chính mình tự huyễn hoặc, đều có thể khơi dậy lòng tham và từ đó bị lóa mắt, khiến đưa ra quyết định rót tiền một cách dễ dãi mà không lường hết những rủi ro.
Hàng loạt vụ lừa đảo đầu tư tiền ảo tại Việt Nam trong vài năm qua là một minh chứng cụ thể. Dù những mức sinh lợi lên đến hàng chục lần trong một năm là điều khó tin nhưng vẫn dẫn dụ, lôi kéo được hàng chục nghìn người tham gia, rót tiền đầu tư mà không cần suy xét, cân nhắc những rủi ro có thể gặp phải bởi lòng tham đã làm mờ lý trí.
Đầu tư trên thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng cũng thế. Không ít người rót tiền chỉ vì tin vào những mức sinh lời hấp dẫn từ khuyến nghị của người môi giới, người quen hoặc ngay cả nhận định từ những người không hề quen biết trên sàn. Đôi khi chính cả doanh nghiệp cũng đưa ra những dự án "bánh vẽ" và kế hoạch "trên trời" để lôi kéo nhà đầu tư mua cổ phiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu tăng vốn.
Trong khi đó, nhiều người khi đặt mua một cổ phiếu cũng chỉ chú tâm về việc cổ phiếu đó có thể lên đến bao nhiêu, mức lời ra sao và có thể chốt lãi ở mức giá nào, mà ít chịu cân nhắc đến việc trong trường hợp ngược lại, có thể gánh khoản lỗ lớn đến đâu. Trước khi quyết định rót tiền vào một khoản đầu tư nào đó, điều đầu tiên cần xác định không phải là nó có thể lên giá tới bao nhiêu, mà là điểm cắt lỗ có thể chịu được tối đa là ở mức nào.
Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, khi mở một vị thế, việc xác định điểm cắt lỗ là quan trọng nhất và phải được cân nhắc đầu tiên. Sau đó sẽ tìm cách canh mua sao cho gần với điểm cắt lỗ nhất nhằm hạn chế thiệt hại, tránh tình trạng mua đuổi hoặc đua giá trong những thời điểm thị trường biến động mạnh và sự hào hứng tăng quá mức.
Cũng có thể xác định nguyên tắc chỉ mua những cổ phiếu mà tự bản thân đánh giá khả năng sinh lời phải cao gấp đôi tỷ lệ thua lỗ (theo tỷ lệ 2:1). Cụ thể, nếu muốn mua cổ phiếu A thì nên canh mua tại mức giá sao cho nếu phải cắt lỗ với mức 5% thì khả năng sinh lời của cổ phiếu đó trong trường hợp tăng giá ít nhất phải đạt 10%.
Với những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm và có khả năng lọc cổ phiếu theo các mô hình kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản, tỷ lệ này có thể lên đến 3:1, 4:1 hoặc 5:1, tức khả năng mang lại lợi nhuận phải gấp 5 lần thiệt hại trong trường hợp bị thua lỗ.
Dĩ nhiên mức chịu lỗ tối đa sẽ tùy thuộc vào khả năng mỗi người, vào nguồn vốn đầu tư, vào cổ phiếu, mục tiêu đầu tư dài hạn hay lướt sóng, hoặc tùy theo giai đoạn của thị trường. Tuy nhiên, thông thường mức cắt lỗ được khuyến nghị là 5% và tối đa chỉ từ 7-10%.
Mức lỗ ở một mã cổ phiếu không nên chiếm quá 2% tổng giá trị tài khoản của nhà đầu tư. Ví dụ khi tài khoản là 500 triệu đồng, thì mức lỗ tối đa có thể chấp nhận ở một cổ phiếu chỉ nên là 10 triệu đồng.
Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffet từng có lời khuyên về đầu tư: "Nguyên tắc thứ nhất: đừng để mất tiền. Nguyên tắc thứ hai: đừng quên nguyên tắc số một". Dĩ nhiên đã đầu tư thì sẽ có lãi có lỗ, nhưng cần nên hạn chế lỗ ở mức thấp nhất.
Do đó, trước khi vào lệnh, nên xác định trước điểm sẽ thoát ra trong trường hợp thị trường đi ngược với kỳ vọng, và nếu giá chạm điểm cắt lỗ xác định trước thì nhanh chóng cắt lỗ. Đừng bao giờ để một khoản lỗ nhỏ biến thành một khoản lỗ lớn.
Theo Gia Lê/doanhnhansaigon.vn
Trong ví của tỷ phú giàu thứ 3 thế giới thường có bao nhiêu tiền? Là tỷ phú giàu thứ 3 thế giới, Warren Buffett không hề có thói quen sử dụng thẻ tín dụng như đại đa số người Mỹ. Tỷ phú Warren Buffet (Nguồn: CNBC) Warren Buffett - người sở hữu tài sản 89 tỷ USD theo thống kê của Forbes và là huyền thoại đầu tư của thế giới - nổi tiếng là người sống...