Steve Jobs đã ‘lừa’ tất cả chúng ta khi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên
Đằng sau sự ra mắt của iPhone, mọi thứ không hoàn hảo đến như vậy.
Hãy cứ giả vờ đi cho đến khi mọi thứ thành sự thật, đó chính là “chiến thuật” cố CEO Apple Steve Jobs áp dụng với chiếc iPhone đời đầu năm mắt năm 2007. Trên sân khấu sự kiện MacWorld năm đó, Steve Jobs có một màn ra mắt sản phẩm hoàn hảo, xứng đáng được ghi vào “sách giáo khoa”. Thế nhưng đằng sau màn ra mắt ấy là một sự thật ít người biết.
Steve Jobs ra mắt iPhone vào năm 2007 trên sân khấu sự kiện MacWorld Expo 2007.
Dẫn lời một cựu kĩ sư từng làm việc cho Apple Andy Grignon, người này nhớ lại chiếc iPhone đời đầu có thể chơi nhạc và video nhưng nó sẽ bị văng ứng dụng. Máy cũng có thể gửi email và lướt web nhưng thực tế ngay sau đó chiếc iPhone sẽ bị treo. Hơn hết, iPhone gặp phải một vấn đề lớn về bộ nhớ với những ứng dụng có kích thước quá lớn mà nó phải vận hành.
Trong hàng trăm lần “duyệt” thuyết trình ra mắt sản phẩm được Steve Jobs thực hiện trước khi máy chính thức ra mắt, không một lần nào chiếc iPhone có thể chạy trơn tru mà không dính lỗi. Đây là “con đường vàn” mà các kĩ sư Apple đã gợi ý Steve Jobs: liên tục thay điện thoại khi chiếc hiện tại đang được sử dụng để thuyết trình chuẩn bị gặp vấn đề.
Không phải ngẫu nhiên mà nửa năm sau ngày ra mắt, iPhone đời đầu mới chính thức lên kệ.
Video đang HOT
Apple cũng phải đối mặt với một vấn đề khá quen thuộc trong các sự kiện ra mắt sản phẩm thời đó. Ở các sự kiện này, băng thông Internet thường xuyên rất tệ hại vì số lượng người dùng sử dụng quá lớn. Vì thế, Apple đã phải nhờ AT&T tạo ra một cột phát sóng riêng cho những chiếc điện thoại ở trên sân khấu ra mắt sản phẩm. Có một điều đáng ngạc nhiên là cột sóng trên những chiếc iPhone demo trên sân khấu ngày hôm đó đều được lập trình mặc định để cột sóng luôn hiển thị năm vạch mặc dù thực tế thì sóng không mạnh đến như vật.
Đó là cách tất cả chúng ta đã bị Steve Jobs “lừa” trong những ngày đầu tiên iPhone được trình làng.
Những 'công thần' đầu tiên giúp tạo ra iPhone giờ ra sao?
Trong số 6 nhân vật chủ chốt cho sự ra đời của iPhone đời đầu, hiện chỉ còn hai cái tên còn làm việc tại Apple.
Đây là sáu nhân vật rất quan trọng trong sự ra đời của iPhone: Phil Schiller, Tony Fadell, Jony Ive, Steve Jobs, Scott Forstall, và Eddy Cue (từ trái qua phải).
Phil Schiller: Phil Schiller là một trong hai người đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của iPhone hiện vẫn đang ở lại Apple với vị trí Phó Chủ tịch marketing toàn cầu. Ông thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện ra mắt iPhone của hãng này. Ông đã đầu quân cho Apple từ năm 1997, cùng thời điểm Steve Jobs chính thức trở lại lèo lái sự phục hưng của Apple. Schiller đóng một vị trí quan trọng trong sự ra đời và phổ biến của một số sản phẩm rất được yêu thích như iMac hay iTunes. Schiller cũng là người đứng sau ý tưởng trình điều khiển sạng bánh xe trên chiếc iPod vốn được rất nhiều người yêu thích.
Eddy Cue: Bắt đầu gia nhập Apple từ năm 1989 với vai trò quản lý đội ngũ phần mềm và hỗ trợ khách hàng. Eddy hiện đang ngồi ghế Phó Chủ tịch phục trách dịch vụ và phần mềm Internet với hàng loạt các phần mềm và dịch vụ quan trọng như Apple Music, Apple Maps, Apple Pay, iCloud và iTunes Store.
Steve Jobs: Steve Jobs qua đời vào ngày 5 tháng 10 năm 2011 do ung thư. Nếu không, chắc chắn vì thuyền trưởng vĩ đại của Apple này sẽ vẫn đang lèo lái "táo khuyết". Steve Jobs được đánh giá là một trong những CEO có tầm nhìn nhất của làng công nghệ trong khi đó là bộ mặt của Apple kể từ khi thành lập vào những năm 70 của thế kỉ trước. Jobs từng bị đuổi khỏi Apple vào năm 1985 bởi John Sculley, CEO do chính Steve Jobs tự tay lựa chọn. Thế nhưng, việc Apple mua lại NeXT, công ty do Steve Jobs đồng sáng lập, đã đưa ông trở lại công ty mà mình tạo ra.
Jony Ive: Người đứng đầu mảng thiết kế của Apple mới đây đã quyết định rời "táo khuyết" sau nhiều năm cống hiến và để lại rất nhiều dấu ấn. Jony Ive sẽ mở một công ty riêng mang tên gọi LoveFrom sau khi rời Apple và Apple sẽ là một khách hàng lớn của nó. Sinh thời, Steve Jobs và Jony Ive là một cặp bài trùng cực kì thân thiết. Jony Ive cũng chia sẻ cái tên LoveFrom mà ông lựa chọn cho công ty của mình cũng lấy cảm hứng từ Steve Jovs. Theo đó, Jobs từng nó ông bị thôi thúc để làm những thứ với tình yêu và sự quan tâm, mặc dù có thể bạn không bao giờ gặp người làm ra nó.
Tony Fadell: Năm 2001, Tony Fadell chính thức làm việc cho Apple sau khi công ty ông sáng lập được hãng này mua lại với vai trò phó giám đốc phụ trách iPod và "các dự án đặc biệt". Vào năm 2006, vào thời kì rực rỡ nhất của iPod, Tody Fadell được Steve Jobs gửi gắm cho vị trí Phó Chủ tịch phụ trách mảng iPod. Thế nhưng chỉ hai năm sau đó ông rời Apple vì "lý do cá nhân." Sau khi rời Aple, Tony Fadell đi nhiều nơi, đồng sáng lập Nest Labs và hiện tại đang làm việc tại một công ty đầu tư có tên Future Shape, chuyên cố vấn các kĩ sư và nhà khoa học trong ngành công nghệ.
Scott Forstall: Scott Forstall rời Apple vào năm 2013 sau màn ra mắt đầy thất vọng của Apple Maps trên iOS 6 vào cuối năm 2012. Về sau, ông rất hạn chế xuất hiện trên truyền thông tuy nhiên được cho là dành nhiều thời gian để đi du lịch, tư vấn startup và làm thiện nguyện. Năm 2015, Forstall bất ngờ chia sẻ rằng ông sẽ đồng sản xuất một vở nhạc kịch Broadway. Ông cũng được cho là nhà cố vấn cho Snap của Evan Spiegel.
Lê Nam Khánh
Trước iPod và iPhone, đây là sản phẩm đã đưa Apple trở về từ cõi chết Câu chuyện về chiếc iMac đầu tiên, sản phẩm máy tính ra đời năm 1998 giúp Apple đứng lên từ bờ vực phá sản. Có thể nói, tên tuổi thời kỳ đầu của Apple gắn liền với những chiếc máy tính. Apple II là sản phẩm thành công nhất trong 10 năm đầu tiên, sau đó là Macintosh mở ra kỷ nguyên cho...