Steve Jobs chỉ “giả vờ” tuyên chiến Android
Tổng Giám đốc Google Larry Page cho rằng, Steve Jobs tuyên bố chống lại Android chỉ nhằm khích lệ Apple tập trung tấn công đối thủ quan trọng nhất.
Cố đồng sáng lập của Apple, ông Steve Jobs nổi tiếng với tuyên bố sẽ dùng “chiến tranh hạt nhân” để chống lại Android. Vết rạn nứt trong mối quan hệ giữa Apple và Google lớn dần lên theo năm tháng, họ đã trở thành kẻ thù muôn thưở trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Trong một buổi trò chuyện thú vị với tạp chí Businessweek, Tổng Giám đốc Larry Page của Google cho rằng, sự công kích công khai của Steve Jobs về Android chỉ là vẻ bề ngoài, nhằm tập trung lực lượng Apple tấn công một kẻ thù trước mắt.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng những bất hòa về Android chỉ là vẻ bề ngoài. Tôi vẫn thường qua lại với Steve Jobs. Mặc dù hai người không dành nhiều thời gian cho nhau, nhưng tôi vẫn thường xuyên gặp ông. Một lần, ông ấy gửi email cho tôi nói rằng “Này, ông có muốn gặp tôi cùng nói chuyện không?”. Tôi trả lời “Chắc chắn rồi, tôi sẽ đến” và chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện vui vẻ. Chúng tôi luôn làm vậy khi có vấn đề muốn thảo luận. Lần gặp đó sức khỏe của ông đã khá yếu, tôi rất vinh dự khi vẫn được Steve dành thời gian gặp gỡ. Tôi hiểu khi đó ông muốn dành nhiều thời gian cho gia đình. Ông ấy có rất nhiều quan điểm thú vị về cách điều hành một công ty và chúng tôi thảo luận nhiều điều như thế”.
Để nhấn mạnh việc Steve Jobs tuyên chiến với Android chỉ là vẻ bề ngoài, Larry Page đã nói: “Tôi nghĩ đó là vì lợi ích của họ (tức Apple). Đối với nhiều công ty, sẽ hữu ích để xác định một đối thủ rõ ràng và tập trung tấn công. Cá nhân tôi tin rằng điều đó giúp cạnh tranh tốt hơn”.
Steve Jobs đã dùng rất nhiều từ ngữ “đao to búa lớn” để gọi Android, rằng đó là “sản phẩm bị đánh cắp”. Jobs đã từng nói: “Rõ ràng họ muốn đánh bại iPhone. Chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra”, và nhạo báng cả triết lý “Don’t be evil” (tạm dịch “Không làm điều xấu”) của Google.
Trong cuốn tiểu sử của Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson ghi chép lại rằng mong ước cuối đời của Steve Jobs là Android bị tiêu diệt. Nhiều người tin rằng mối thù của Apple dành cho Android xuất phát từ việc cựu Tổng Giám đốc Apple, ông Eric Schmidt, đã từng có mặt trong ban lãnh đạo Apple khi phiên bản iPhone đầu tiên được phát triển. Google công bố Android không lâu sau khi iPhone ra mắt lần đầu và cùng lúc đó ông Schmidt rời khỏi Apple.
T heo ICTnew
Larry Page làm được gì trong 1 năm ở Google?
Larry Page nắm giữ chức vụ TGĐ Google đúng một năm về trước. Trong khoảng thời gian này, vị TGĐ 39 tuổi đã làm được những gì cho gã khổng lồ tìm kiếm?
(Điểm số cho theo thang điểm A, B, C, D, F của Mỹ tương ứng với Xuất sắc, Khá, Trung Bình, Yếu, Kém)
Video đang HOT
Ngăn chặn chảy máu chất xám
Điểm: A
Quay trở lại năm 2010, dường như các nhân viên Google thường nhảy việc sang Facebook hay Twitter mỗi tuần. Google hiện tại vẫn có những kẻ "đào ngũ", tuy nhiên mức độ thỏa mãn của nhân viên vẫn luôn rất cao. Thực tế, lần đầu tiên sau 3 năm, nhân viên Google đã đánh giá Google cao hơn Facebook trong khảo sát do công ty nhân lực Glassdoor thực hiện.
Đáp trả Facebook không tồi
Điểm: B
Google có lịch sử thất bại đau đớn trong mạng xã hội: từ Dodgeball tới Buzz hay Wave. Cuối cùng với Google , gã khổng lồ tìm kiếm cũng tạo ra được thành công nhất định với hơn 100 triệu người dùng hàng tháng, liên kết với mọi sản phẩm của Google. Tuy nhiên, thời gian người dùng trên Google không kéo dài.
Hiện Google đang thu thập thông tin xã hội về người dùng của mình, những người họ kết nối và những gì họ ưa thích để cải thiện dịch vụ của hãng.
Quá nhiều hướng đi cho Google
Điểm: D
Page hứa hẹn sẽ dồn trọng tâm vào một sản phẩm duy nhất và làm mọi thứ tốt nhất, dẫn tới đóng cửa một loạt dịch vụ "cằn cỗi" như Slide, Buzz và Google Labs. Tuy nhiên, Google hiện vẫn còn có quá nhiều mục tiêu: smartphone, tablet, hệ thống âm thanh gia đình, điều khiển tivi từ xa, hệ thống truyền hình trả tiền cáp quang tại Kansas (Mỹ), thanh toán di động, xe hơi tự lái, hai hệ điều hành... Google cần xây dựng nhiều mảng kinh doanh mới, nhưng không có nghĩa là thực hiện hàng tá mục tiêu cùng lúc.
Mua lại Motorola Mobility là sai lầm hay ngôn khoan?
Điểm: B-
Điện toán đang chuyển dịch sang di động, Google không phải người dẫn đầu cuộc cách mạng này mà là Apple. Android giành thành công lớn về thị phần smartphone nhưng gần như mất tăm trên địa hạt máy tính bảng. Máy tính bảng Android duy nhất thành công là Amazon Kindle Fire song cũng chỉ sử dụng phần lõi của hệ điều hành. Các sáng kiến di động như ví điện tử Google Wallet cũng không thành công. Phiên bản Android mới nhất chưa xuất hiện nhiều trên điện thoại. Android không có nhiều ý nghĩa về doanh thu với Google.
Thương vụ mua lại Motorola có thể giúp Google tạo ra thế hệ máy tính bảng và smartphone cao cấp, nhưng lại kéo theo 19.000 nhân viên. Ngoài ra, không rõ các đối tác sản xuất Android khác có hài lòng nếu Google dần chuyển thành công ty giống Apple. Đó là tình thế khó đánh giá.
Page lẽ ra nên làm tốt hơn trong mắt các nhà chức trách
Điểm: C
Liên minh châu Âu đang trong bước đầu điều tra nhưng chưa đưa ra đơn kiện chính thức, trong khi các nhà làm luật Mỹ cũng chưa đâm đơn kiện chống độc quyền. Tuy nhiên, mọi thứ lẽ ra phải tốt hơn: mùa xuân năm ngoái, Google phải trả tới 500 triệu USD tiền phạt vì quảng cáo thuốc trái phép và hiện giờ các nhà chức trách đang đánh giá những thay đổi gần đây về chính sách quyền riêng tư của Google.
Đó không hoàn toàn là lỗi của Page song công ty làm dấy lên quan ngại khi thực hiện những điều ngớ ngẩn như theo dõi người dùng Safari. Chính thái độ này đã khiến Microsoft một thời lâm vào khó khăn.
Chi tiền như trẻ con mua kẹo
Điểm: C
Google dường như là công ty thích vung tiền thôn tính kẻ khác nhất trong lịch sử. Riêng năm 2011, công ty thực hiện hơn 50 vụ mua lại và gần như không có động cơ rõ ràng. Một số là các hãng công nghệ nhỏ, một số là bước đệm chuyển sang ngành kinh doanh mới (như mua lại Motorola), số khác chỉ là sở thích kì quái (mua lại Zagat).
Vẫn chỉ có con đường lợi nhuận duy nhất
Điểm: D
Không công ty nào sống sót mãi mãi nếu chỉ dựa vào một mảng kinh doanh đơn nhất. Tuy nhiên một năm sau khi Page nắm quyền điều hành, và 14 năm sau khi thành lập, 96% doanh thu của Google vẫn là từ quảng cáo, và phần lớn tới từ tìm kiếm.
Google có nhiều con bài hứa hẹn như quảng cáo hiển thị, YouTube, Android và thậm chí là ứng dụng hay Gmail nhưng tới thời điểm này, không thứ gì theo được công cụ tìm kiếm về khía cạnh lợi nhuận.
Nguyên nhân duy nhất khiến Page không giành điểm F (tệ nhất) là ít nhất ông cũng thực hiện bước đi lớn, chi 12,5 tỉ USD mua lại Motorola. Đó có thể là thảm họa, song là bước đi táo bạo.
Bảo vệ thành công "gà đẻ trứng vàng"
Điểm: A
Quảng cáo tìm kiếm tiếp tục là ngành kinh doanh Internet lớn nhất. Bất chấp bị các chuyên gia la ó vì tích hợp kết quả mạng xã hội vào tìm kiếm, thị phần tìm kiếm của Google vẫn tăng sau các thay đổi này.
Điểm trung bình: C
Điểm số này thể hiện những gì các nhà đầu tư đánh giá Larry Page. Sau 1 năm, cổ phiếu của Google không tăng nhiều, song cũng không tụt dốc.
Theo ICTnew
Marissa Mayer: "Bông hồng" của Google Đến với Google như một định mệnh, bà Phó chủ tịch phụ trách dịch vụ tìm kiếm và trải nghiệm khách hàng Marissa Mayer đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các ý tưởng và quyết định số phận những sản phẩm của "gã khổng lồ Internet". Marissa Mayer là người kết nối các ý tưởng và quyết định số phận...