Stent tim: Đặt hay không đặt?
Cách điều trị “thần kì” này có thể không tuyệt vời cho tất cả mọi người.
Mỗi năm, có gần một triệu người Mỹ được đặt stent tim. Những ống kim loại nhỏ xíu này được dệt bằng những sợi kim loại giúp nong các động mạch vành, cung cấp máu cho cơ tim. Mặc dù có vẻ như lưu lượng máu đến tim sẽ luôn tốt hơn, nhưng quyết định cuối cùng về stent lại khá phức tạp. Trong một số trường hợp, tốt hơn hết là bạn nên nói không.
Stent đã trở nên phổ biến bởi vì, trong một số trường hợp, chúng thực sự cứu sống tính mạng. Trong hầu hết các cơn đau tim, một trong những động mạch vành bị tắc hoàn toàn và không thể đưa máu giàu oxy đến tim. Nếu động mạch không được thông lại ngay lập tức, phần bị ảnh hưởng của tim sẽ thoái hóa trở thành vô dụng. Vì stent là công cụ hiệu quả và bền nhất để tái thông động mạch, nên chúng hầu như luôn luôn là phương pháp điều trị tốt nhất cho các cơn đau tim. Trong thực tế, stent càng sớm được triển khai thì kết quả càng tốt. Vì vậy, nếu bạn bị đau ngực, đừng hãy lãng phí bất cứ phút nào để gọi cấp cứu.
Thật không may, stent cũng có thể gây ra một số vấn đề. Đầu tiên, để ngăn máu dính vào stent, bạn sẽ phải uống aspirin hàng ngày trong suốt quãng đời còn lại. Bạn cũng cần phải uống một thuốc chống đông máu thứ hai trong ít nhất vài tháng. Trong thời gian này, bạn sẽ dễ bị xuất huyết hơn. Và nếu bạn bỏ thuốc quá sớm, stent có thể nhanh chóng bị đông máu và khiến toàn bộ động mạch lại bị tắc. Ngay cả khi thuốc men đầy đủ, cơ thể vẫn có thể từ từ phá hoại stent bằng cách tạo ra những lớp tế bào trên bề mặt bên trong của nó – có tác dụng tương tự như hàng trăm lớp sơn trên tường phòng ngủ. Theo thời gian, cuối cùng bạn có thể cần một stent thứ hai để làm thông cái thứ nhất.
Với những rủi ro liên quan đến stent, có hai tình huống phổ biến mà bạn nên cân nhắc thật cẩn thận trước khi để bác sĩ đặt vĩnh viễn một thiết bị như vậy vào tim mình:
Tình huống 1: Cơn đau tim đã diễn ra trước đó một thời gian
Stent sẽ không hữu ích khi bạn đã bị đau tim và không được điều trị kịp thời. Động mạch vành có thể vẫn bị tắc, nhưng cơ tim mà nó tưới máu có thể đã chết. Và việc khôi phục tưới máu cho cơ đã chết là vô nghĩa. Thật không may, bạn không thể chọc vào phần trái tim đó để xem nó đã thực sự chết hay chưa, vì vậy, các bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm đặc biệt gọi là chụp khả năng sống. Xét nghiệm này sẽ phân biệt những vùng tim đã chết với những vùng chỉ đơn giản là đang “ngủ” – và có thể hồi sinh trở lại khi được tưới máu nhiều hơn. Nếu chụp cho kết quả dương tính, stent có thể hữu ích. Còn nếu không thì đừng bận tâm.
Tình huống 2: Đau ngực mãn tính
Nếu ngực thường bị đau trong khi gắng sức, nguyên nhân có thể là do một trong các động mạch vành bị hẹp. Kết quả là, một phần cơ tim không nhận được đủ máu khi phải làm việc vất vả, và gây đau đến mức bạn buộc phải ngồi nghỉ để cho nhịp tim trở lại bình thường. Một test gắng sức sẽ xác nhận chẩn đoán.
Mặc dù theo trực giác thì việc nong động mạch dự phòng sẽ làm giảm đau, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thuốc có thể mang lại tác dụng giảm đau và kết quả chung tương đương. Những loại hiệu quả nhất là thuốc chẹn beta, nitrat và ranolazine. (Tất nhiên, bạn cũng nên thực hiện các bước để giảm huyết áp và cholesterol. Và nếu hút thuốc lá, thì rõ ràng bạn nên bỏ thuốc lá.)
Những ngoại lệ
Lưu ý, có hai trường hợp ngoại lệ khi đặt stent có thể là lựa chọn tốt hơn cho đau ngực mãn tính. Thứ nhất, nếu đau không kiểm soát được bằng thuốc, hoặc bạn không thích tác dụng phụ của thuốc, thì stent là một lựa chọn tốt. Thứ hai, nếu đau là do tắc nghẽn nghiêm trọng ở những vị trí có nguy cơ cao – như động mạch chính bên trái, nuôi dưỡng hơn một nửa quả tim, hoặc ở cả ba động mạch vành – bạn có thể cần đặt stent hoặc là phẫu thuật nối tắt để giảm nguy cơ tai biến về lâu dài, như đau tim hoặc tử vong.
Giống như tất cả các phương pháp điều trị y tế, stent có những ưu và nhược điểm. Chúng đã được ca ngợi là phương pháp điều trị kỳ diệu – và đôi khi thực sự là như vậy. Nhưng chúng không phải là giải pháp cho mọi vấn đề và bạn cần sử dụng chúng nếu không có một giải pháp thay thế nào tốt hơn.
Video đang HOT
Theo Dân trí
Lipidcleanz - Cải thiện triệu chứng máu nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là biến chứng máu nhiễm mỡ rất nguy hiểm.
Bệnh có thể diễn ra đột ngột với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Ngăn ngừa và điều trị sớm máu nhiễm mỡ sẽ giúp đẩy lùi tình trạng nhồi máu cơ tim hiệu quả. Trong các phương pháp hiện nay, sử dụng Lipidcleanz được nhiều người dùng tin tưởng.
Nhồi máu cơ tim là gì?
Ai cũng biết rằng nhồi máu cơ tim là tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe và đe dọa tính mạng người mắc. Vậy, bạn đã thực sự hiểu nhồi máu cơ tim là gì chưa?
Theo một thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người chết do các bệnh lý tim mạch, trong đó nguyên nhân hầu hết là do xơ vữa động mạch do biến chứng của máu nhiễm mỡ. Theo ước tính của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cứ mỗi 34 giây trôi qua, thế giới lại có một trường hợp bị đột quỵ do nhồi máu cơ tim và 1 phút trôi qua lại có 1 người tử vong do nhồi máu cơ tim trên thế giới.
Bệnh nhồi máu cơ tim là một cơn đau tim nghiêm trọng. Nó xảy ra khi lưu lượng máu đến cơ tim bị đột ngột cắt đứt, gây tổn thương mô tim. Đây thường là kết quả của sự tắc nghẽn máu lại trong một hoặc nhiều động mạch vành. Sự tắc nghẽn có thể phát triển do sự tích tụ mảng bám, một chất chủ yếu được hình thành từ chất béo, cholesterol và các chất thải di động.
Nhồi máu cơ tim do xơ vữa động mạch làm dòng máu bị chặn lại
Tại sao nhồi máu cơ tim là biến chứng máu nhiễm mỡ?
Thời gian đầu, các triệu chứng máu nhiễm mỡ thường mơ hồ, không rõ ràng nên khó phát hiện ra bệnh nếu không đi khám sức khỏe định kỳ. Chính vì thế, những biện pháp can thiệp y tế không được thực hiện. Điều này làm cho các mảng bám hình thành trong lòng động mạch, lâu dần, chúng sẽ dày lên và làm xơ cứng động mạch, khiến máu di chuyển qua động mạch khó khăn.
Nếu động mạch cảnh bị xơ vữa, nó sẽ làm cho dòng máu giàu oxy đến tim khó khăn, gây ra các cơn nhồi máu cơ tim. Khi động mạch bị xơ vữa nghiêm trọng, dòng máu bị chặn lại khiến máu không thể đến được các mô tim làm cho các mô này chết đi, dẫn đến một cơn nhồi máu cơ tim cấp và rất nguy hiểm đến tính mạng.
Mạch máu bị xơ vữa gây nên các cơn đau tim, nhồi máu cơ tim
Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim là gì?
Trái tim là cơ quan chính trong hệ thống tim mạch của bạn, bao gồm các loại mạch máu khác nhau. Động mạch vành lấy máu giàu oxy đặc biệt cho cơ tim của bạn. Khi các động mạch này bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp do sự tích tụ mảng bám, lưu lượng máu đến tim của bạn có thể giảm đáng kể hoặc ngừng hoàn toàn. Điều này có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim. Một số yếu tố có thể dẫn đến tắc nghẽn trong các động mạch vành bao gồm:
Lipoprotein tỷ trọng thấp LDL tăng cao
Cholesterol xấu còn được gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn động mạch. Cholesterol LDL có thể dính vào thành động mạch và tạo ra mảng bám. Mảng bám cứng ngăn chặn lưu lượng máu trong các động mạch. Tiểu cầu trong máu có thể dính vào mảng bám và tích tụ theo thời gian, hình thành các cục máu đông.
Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa cũng có thể góp phần vào sự tích tụ mảng bám trong động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm thịt và sữa, bao gồm thịt bò, bơ và pho mát.
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bao gồm:
Tăng huyết áp
Bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn nếu bạn bị tăng huyết áp. Huyết áp bình thường dưới 120/80 mmHg tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Khi các chỉ số huyết áp tăng lên, bạn cũng có nguy cơ phát triển các vấn đề về tim. Tăng huyết áp làm tổn thương động mạch và tăng tốc độ tích tụ mảng bám.
Tiểu đường và lượng đường trong máu cao
Bệnh tiểu đường là một tình trạng gây ra lượng đường trong máu tăng lên. Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng mạch máu và cuối cùng dẫn đến bệnh động mạch vành. Đây là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim ở một số người.
Béo phì
Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim của bạn cao hơn nếu bạn quá béo phì. Béo phì có liên quan đến nhiều tình trạng khác nhau làm tăng nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim.
Hút thuốc
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Thói quen này cũng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và bệnh khác.
Tuổi tác
Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng dần theo độ tuổi. Đàn ông có nguy cơ cao bị bệnh này sau tuổi 45 và phụ nữ có nguy sau tuổi 55.
Người già có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim
Lịch sử gia đình
Bạn có nhiều nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm. Nguy cơ của bạn đặc biệt cao nếu bạn có các thành viên gia đình là nam giới bị bệnh tim trước tuổi 55 hoặc nếu bạn có các thành viên gia đình là nữ bị bệnh tim trước 65 tuổi.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim bao gồm:
- Stress, căng thẳng thường xuyên
- Lười vận động, tập thể dục
- Sử dụng một số loại thuốc không theo chỉ định của chuyên gia
- Có tiền sử tiền sản giật hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ
Cách phát hiện các dấu hiệu bệnh nhồi máu cơ tim
Phát hiện các dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm và có cách khắc phục, xử trí kịp thời có thể cứu mạng người mắc và làm giảm những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như liệt vận động, méo miệng,...
Theo baodatviet
Người đàn ông bị sốc tim do hút thuốc lá quá nhiều Bệnh nhân 46 tuổi ở Phú Thọ vào viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, khó thở, tim chỉ còn 40 nhịp một phút, huyết áp giảm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc tim, nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân được chỉ định đặt máy tạo nhịp tim tạm thời, chụp can thiệp động mạch vành cấp cứu, đặt...