Statin làm tăng nguy cơ đái tháo đường
Khảo sát của các nhà khoa học tại ĐH Đông Phần Lan nêu khả năng tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2 ở những người sử dụng statin – loại thuốc rất thông dụng để giảm mức cholesterol cao trong cơ thể.
Trong công trình vừa được công bố trên tạp chí của Hội Nghiên cứu đái tháo đường châu Âu Diabetologia, các nhà khoa học đã theo dõi 9.000 đàn ông 45-73 tuổi, không bị đái tháo đường và 1/4 trong nhóm này sử dụng statin. Khoảng 6 năm sau, nhóm nghiên cứu phát hiện 625 trường hợp đái tháo đường. Sau khi đã tính toán đến những yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường khác, các nhà khoa học nhận thấy người dùng statin dễ bị đái tháo đường hơn 46% so với người không dùng.
Statin được xem là thuốc dùng để hạ cholesterol phổ biến nhất (Ảnh: BBC)
Nhóm nghiên cứu cho rằng statin có thể làm tăng kháng insulin và làm mất cân bằng khả năng tiết insulin của tuyến tụy. Phân tích cho thấy statin kéo giảm độ nhạy insulin xuống thấp hơn 24% và giảm tiết insulin 12%. Hai loại statin bị phát hiện làm tăng nguy cơ bệnh này là simvastatin và atorvastatin. Theo đó, simvastatin liều cao làm tăng 44% nguy cơ đái tháo đường và tỉ lệ này là 28% ở liều thấp. Atorvastatin liều cao tăng 37% nguy cơ bệnh này.
Video đang HOT
Theo Trúc Lâm
Người lao động
Có thực uống cà phê giảm đái tháo đường?
Ngoài những công dụng như giúp cơ thể tỉnh táo, tinh thần sảng khoái thì có thông tin cho rằng uống cà phê sẽ giảm được đái tháo đường. Tuy nhiên, thông tin này liệu có thực sự đúng hay không?
Ảnh minh họa: Internet
Khó trở thành sự thật
Năm 2010, một nghiên cứu về tác dụng của cà phê trong việc trị bệnh đái tháo đường được công bố. Các nhà khoa học thuộc Đại học Sao Paulo tại Ribeirao Preto, Brazil cho hay, nếu uống ít nhất 3 tách cà phê mỗi ngày, loại cà phê đã lọc hết caffein vào buổi trưa, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Các nhà khoa học cho hay chất chlorogenic axit, một chất chống ôxy hoá trong cà phê sẽ làm hạ lượng đường glucose có trong máu, tăng sự nhạy cảm về insulin, giảm lượng mỡ và lượng dự trữ carbohydrate, do đó có thể ngăn chặn được bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, đó mới là thử nghiệm trên cà phê được lọc hết caffein. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Cà phê thường không những không làm giảm lượng đường glucose máu, mà còn có nguy cơ làm tăng kích thích đường glucose máu sau ăn. Bởi vì cà phê thường có chứa caffein.
Mặc dù caffeine giúp người uống hứng thú tinh thần, minh mẫn và giảm căng thẳng mệt mỏi nhưng nếu người mắc bệnh đái tháo đường uống cà phê thường thì chất caffein sẽ kháng lại tác dụng làm giảm đường huyết của insulin dẫn đến đường không thể đi vào tế bào, bị ứ lại trong máu, làm tăng đường huyết và làm bệnh đái tháo đường trở nên khó kiểm soát.
Không chỉ có vậy, tiến sĩ Lâm cũng chia sẻ thêm: "Sau khi tham khảo các nguồn tài liệu của nước ngoài, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã cho thử nghiệm và tiến hành nghiên cứu tác dụng của cà phê đối với bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam. Song, sau khi làm nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng cà phê không có hiệu quả trong việc giảm đường huyết.
Thậm chí, chúng tôi còn dự kiến làm sản phẩm là cà phê dành cho người ăn kiêng để có thể dùng cho bệnh nhân tiểu đường bằng cách cho thêm chất xơ hòa tan, đường chức năng như đường isomalt nhưng khi thử nghiệm diễn biến glucose máu sau ăn thì thấy không giảm, nếu có thì giảm rất ít ở bệnh nhân đã được kiểm soát tốt glucose máu. Do vậy, người dân không nên dựa vào thông tin uống cà phê giảm được đái tháo đường để trị bệnh".
Uống gì để giảm đường huyết?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm thì thay bằng uống cà phê, người mắc bệnh đái tháo đường nên uống trà nụ vối. Bởi nước vối chứa một hàm lượng polyphenol cao, có tác dụng ức chế, không làm tăng glucose máu sau ăn. Do đó, bệnh nhân bị đường máu cao thì trước bữa ăn nên uống một cốc nước vối đặc. Ngoài ra, trà xanh, mướp đắng (khổ qua)... cũng là một thức uống tốt cho người muốn trị bệnh tiểu đường. Nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Những người mắc đái tháo đường tuýp 2 nếu vẫn muốn uống cà phê thì có thể uống cà phê đã lọc hết caffein, cà phê không đường dùng thêm với các loại đường chức năng như đường isomalt, đường panatinose để kiểm soát đường huyết hoặc thêm sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường, không uống cà phê sữa, cà phê pha với sữa đặc... nếu không sẽ làm tăng đường máu.
Đối với những bệnh nhân đái tháo đường đã được kiểm soát tốt có thể uống 1-2 lần/ngày là phù hợp nhất. Còn những bệnh nhân đái tháo đường có lượng đường huyết khó kiểm soát thì nên ngưng uống cà phê.
Theo SKGD
Cây hẹ: Kháng sinh thiên nhiên Chỉ là một cây gia vị rẻ tiền nhưng hẹ lại nắm giữ nguồn kháng sinh tự nhiên nên trị được nhiều bệnh mà chẳng lo mệt mỏi, kháng thuốc. Ảnh minh họa: Internet Lưu ý khi dùng hẹ - Hẹ kỵ với mật ong nên nếu muốn nước hẹ ngọt, dễ uống thì chỉ thêm đường phèn, tránh dùng mật. - Một...