Startup tỷ đô Looker chính thức là một phần của Google Cloud Platform
Google đã gây xôn xao thị trường khi công bố sẽ mua lại Looker với giá 2,6 tỷ USD và chính thức hôm nay công ty khởi nghiệp về phân tích dữ liệu đã sát nhập vào Google Cloud Platform.
Google Cloud đã bị rớt hạng xuống vị trí thứ ba trong thị trường hạ tầng Cloud và việc thâu tóm Looker mang lại cho Google một công ty phân tích dữ liệu đáng nể.
Nhà phân tích Dan Vesset của IDC cho biết Looker chính là yếu tố cần thiết để lấp đầy những lỗ hổng trong danh mục đầu tư hiện tại của Google. Các công cụ phân tích của Google tập trung vào nhà phát triển như các công cụ trí tuệ nhân tạo dựa trên đám mây hoặc các công cụ chuyên dụng như Google Analytics để phân tích lưu lượng truy cập web.
Hãng cũng có một vài công cụ quản lý cơ sở dữ liệu và dịch vụ lưu trữ nhưng Google không thực sự có một công cụ front-end cho phép các nhà phân tích kinh doanh chọn và chia nhỏ dữ liệu, đặc biệt với các tổ chức lớn.
Video đang HOT
Theo giám đốc điều hành của Looker – Frank Bien, ông muốn cân nhắc về tầm quan trọng của những con số hơn là chỉ quan tâm đến định giá của công ty. Ông nói rằng công ty hiện có 1.600 khách hàng và vừa vượt qua mức doanh thu 100 triệu đô la, một cột mốc quan trọng đối với bất kỳ công ty kinh doanh SaaS (dịch vụ phần mềm) nào. Hơn nữa, Bien thông báo doanh thu vẫn đang tăng 70% so với năm trước, vì vậy có rất dư địa điểm để phát triển.
Vị CEO này cũng cho biết Google sẽ mang đế nhiều nguồn lực để Looker phát triển nhanh hơn và việc tham gia Google Cloud sẽ giúp tiếp cận tốt hơn cũng như tận dụng tài nguyên để mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm
Looker không cạnh tranh với các dịch vụ hiện có của Google mà với các sản phẩm từ các công ty như Oracle, SAP, Microsoft và IBM. Amazon – nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất thế giới hiện cũng có dịch vụ kinh doanh thông minh (Business Intelligence) riêng có tên QuickSight.
Google Google Cloud và Looker chia sẻ một triết lý chung về việc cung cấp các giải pháp mở và hỗ trợ khách hàng ở bất cứ nơi nào họ có thể là trên Google Cloud, trên các đám mây công cộng khác hoặc tại cơ sở. Khi các tổ chức áp dụng chiến lược sử dụng nhiều nền tảng đám mây, khách hàng và đối tác của Looker có thể mong đợi sự hỗ trợ liên tục của tất cả các hệ thống quản lý dữ liệu đám mây như Amazon Redshift, Azure SQL, Snowflower, Oracle, Microsoft SQL Server và Teradata.
Boris Evelson, nhà phân tích của Forrester cho biết điều làm nên sự khác biệt của Looker so với các sản phẩm kinh doanh thông minh khác chính ở khía cạnh sản phẩm. Các sản phẩm của Looker được xây dựng để tận dụng các nền tảng lưu trữ dữ liệu mới hơn, mạnh hơn như hệ thống BigQuery của Google. Điều này giúp giải phóng để nó có thể tập trung vào các thành phần quan trọng khác như giao diện người dùng hiện đại.
Với vị thế của mình, Google có thể xây dựng dịch vụ kinh doanh thông minh của riêng mình nhưng mua lại Looker là cách nhanh và khôn ngoan hơn để thâm nhập thị trường. “Google rất nổi tiếng trong lĩnh vực tiêu dùng nhưng không có nhiều sự hiện diện trong các doanh nghiệp lớn. Và điểm mạnh của Looker chính là các doanh nghiệp lớn” – Evelson nhấn mạnh thêm.
Looker được thành lập vào năm 2011 và nhận được đầu tư hơn 280 triệu USD, theo Crunchbase. Các nhà đầu tư bao gồm Redpoint, Meritech Capital Partners, First Round Capital, Kleiner Perkins, CapitalG và PremjiInvest. Thỏa thuận cuối cùng trước khi mua lại là khoản đầu tư Series E trị giá 103 triệu USD với mức định giá 1,6 tỷ USD vào tháng 12/2018.
Theo khám phá
Google tiến hành thâu tóm startup trong lĩnh vực bán lẻ Pointy
Alphabet, cty mẹ của Google cho biết, sẽ lên kế hoạch thâu tóm Pointy, một startup Ireland chuyên hỗ trợ các cửa hàng bán lẻ truyền thống đăng tải kho hàng của mình lên các nền tảng trực tuyến.
Được thành lập bởi Mark Cummins và Charles Bibby, Pointy với ý tưởng kết hợp phần cứng với một nền tảng phần mềm để giúp các nhà bán lẻ địa phương dễ dàng thiết lập được sự hiện diện trực tuyến của họ nhằm định hướng nhiều người hơn nữa tới với cửa hàng của họ.
Đặc biệt, tiện ứng phần cứng "Pointy box" kết nối tới một máy quét mã vạch của cửa hàng và tự động đưa ra các mặt hàng đã được quét trên trang web do Pointy cung cấp cho cửa hàng. Các trang cửa hàng sau đó được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm đến mức khi bạn tìm kiếm những sản phẩm của địa phương - chẳng hạn như loại bia nấu thủ công yêu thích của bạn - một kết quả tìm kiểm do Pointy thực hiện sẽ hiển thị cho bạn thấy và cổ vũ bạn ghé thăm cửa hàng và mua hàng. Nói một cách khác, đây chính là cuộc chiến đang chống lại những thứ của Amazon và giúp các nhà bán lẻ địa phương định hướng phát triển và giới thiệu sản phẩm được nhiều hơn trong khi mất ít chi phí hơn rất nhiều.
Các cửa hàng bán lẻ sử dụng phần mềm của Pointy để tự động hóa quá trình theo dõi kho hàng. Thông tin này sau đó sẽ được hiển thị trong mục "see what's in store" (của hàng này có gì) trên Google và trên website của Pointy. Bằng cách này, khách hàng có thể dễ dàng tìm mua các món đồ với khoảng cách địa lý gần nhất. Đến thời điểm hiện tại, Pointy đã thu hút được 19 triệu USD vốn đầu tư, theo số liệu gần nhất được công ty này công bố hồi tháng 7 năm ngoái.
"Trong vài năm trở lại đây, chúng tôi đã phát triển mối quan hệ thân thiết với Google", Marks Cummins và Charles Bibby - các nhà sáng lập Pointy nói trong một thông cáo báo chí. "Rõ ràng là chúng tôi có chung tầm nhìn về cách công nghệ có thể thay đổi lĩnh vực bán lẻ."
Số tiền mà Alphabet, công ty mẹ của Google bỏ ra cho thương vụ thâu tóm Pointy không được công bố. Google nói trong một thông cáo báo chí rằng thương vụ sẽ được hoàn thành trong một vài tuần tới.
Theo enternews
Grab, Gojek và cuộc đại chiến không hồi kết tại Đông Nam Á Hai trong số các công ty khởi nghiệp (start-up) đình đám nhất Đông Nam Á đang kèn cựa nha từng chút một để duy trì sự thống trị và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cuối cùng. Những du khách đến với thủ đô Jarkata của Indonesia thời điểm này khó có thể bỏ lỡ cuộc chiến khốc liệt giữa hai đại kình...