Startup của đồng sáng lập Skype huy động thành công 50 triệu USD và kế hoạch mở rộng sang Việt Nam
Oriente vừa huy động thành công 50 triệu USD, nâng tổng số tiền được đầu tư lên hơn 160 triệu USD. Tại Việt Nam, Oriente hiện đang thử nghiệm một nền tảng tương tự như Cashalo ở Philippines và Finmas ở Indonesia.
Oriente, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cho tín dụng số và các dịch vụ tài chính trực tuyến khác, vừa huy động được 50 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B.
Nhà đầu tư chính là Peter Lee, đồng chủ tịch của Henderson Land, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Hong Kong cùng với các nhà đầu tư khác, trong đó có nền tảng phát triển website Wix.com.
Ra mắt vào năm 2017 do Geoff Prentice (một trong những người đồng sáng lập của Skype), Hubert Tai và Lawrence Chu thành lập. Nguồn vốn mới sẽ được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng tại các thị trường hiện tại của Oriente bao gồm Philippines và Indonesia đồng thời mở rộng sang các quốc gia mới, bao gồm Việt Nam.
Nguồn tài chính này cũng sẽ được sử dụng để tiếp tục xây dựng công nghệ của Oriente. Đây là công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data) để giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi doanh số và giảm thiểu rủi ro. Hiện tại, Oriente đã huy động được hơn 160 triệu USD, bao gồm 105 triệu USD huy động được trong vòng gọi vốn tháng 11/2018.
Oriente vừa huy động thành công 50 triệu USD. Ảnh: Oriente
Hoạt động của Oriente dựa trên bối cảnh nhiều công ty công nghệ lớn, trong đó có Grab, Google, Facebook, Amazon, Uber, Apple và Samsung, đang cân nhắc hình thức thanh toán kỹ thuật số và các dịch vụ tài chính trực tuyến khác và cần một cơ sở hạ tầng công nghệ để làm điều đó. Đồng thời, những ông lớn công nghệ cũng cần các đối tác có thể giúp họ xử lý các quy định ở các thị trường khác nhau.
Oriente không cạnh tranh với các nhà cung cấp thanh toán. Thay vào đó, công nghệ của Oriente là “đổi mới hoạt động tín dụng thành một dịch vụ”, theo ông Prentice, bằng cách tạo ra một công nghệ cho phép các giao dịch kinh doanh truyền thống tại cửa hàng (offline) và trực tuyến (online) ứng dụng các giải pháp tín dụng kỹ thuật số một cách nhanh chóng.
Video đang HOT
Theo ông Prentice, Oriente là công ty duy nhất tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ tài chính kỹ thuật số đầu cuối với các dịch vụ được tạo ra cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân bao gồm giao dịch trực tuyến và tại cửa hàng.
Đối với người tiêu dùng, startup này hiện cung cấp 2 ứng dụng, Cashalo ở Philippines và Finmas ở Indonesia, với tổng cộng 5 triệu người dùng và hơn 1.000 cơ sở. Dịch vụ bao gồm cho vay tiền mặt, tín dụng trực tuyến và vốn lưu động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Năm 2019, công ty đã chứng kiến mức tăng trưởng 700% trong hoạt động và phục vụ hơn 4 triệu người dùng mới, trong khi các đối tác thương mại đã tăng hơn 20% về doanh số.
Trong vài tháng tới, Oriente có kế hoạch mở rộng tính năng tín dụng kỹ thuật số Pay Later và ra mắt các giải pháp vốn tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp nhỏ cần tài chính. Oriente cũng có một số quan hệ đối tác trong các dự án để mở rộng các giải pháp doanh nghiệp cho các công ty và tập đoàn lớn hơn.
Tại Việt Nam, Oriente hiện đang thử nghiệm một nền tảng tiêu dùng tương tự như Cashalo và Finmas. Nền tảng này phục vụ các hoạt động cho vay và tài chính trực tuyến, cũng như các dịch vụ khác trong quan hệ đối tác với các công ty nội địa.
Oriente cũng đã bắt đầu tập trung vào tìm kiếm cách thức phục vụ các doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 do nhiều công ty đang đối mặt với tình trạng doanh thu sụt giảm, mất khách hàng và các vấn đề về dòng tiền.
“Trong vài tuần qua, chúng tôi đã tái lập chiến lược của công ty để tập trung vào các cơ hội hàng đầu ở mỗi thị trường. Chúng tôi cũng đã thực hiện các bước khác nhau để xây dựng lại tổ chức nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và tài chính phù hợp với điều kiện hiện tại đồng thời dự báo về các điều kiện thị trường và những chiến lược mà chúng tôi cần tập trung hơn”, ông Prentice nói.
“Mục đích của chúng tôi không chỉ là giảm thiểu những khó khăn có thể nhìn thấy trước về thanh khoản mà còn chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của chúng tôi có khả năng vượt qua khủng hoảng của thị trường do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến tất cả tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp trong nhiều năm tới”.
Bài học rút ra từ câu chuyện WeFit xin phá sản
Câu chuyện phá sản của WeFit - sản phẩm của Công ty cổ phẩn công nghệ Onaclover (Onaclover JSC.,), đã gây xôn xao không chỉ đối với cộng đồng startup Việt mà còn là mối quan tâm của nhiều người, trong đó có các khách hàng của công ty.
WeFit chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2016 và từng được kỳ vọng trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness tại Việt Nam. Cuối năm 2016, WeFit được trao giải top 3 các startup tiềm năng của năm do VTV tổ chức, được xếp vào một trong những công ty startup đáng chú ý của năm 2017.
Tuy nhiên, thông tin phá sản bất ngờ của WeFit khiến nhiều người ngã ngửa và nhận ra rằng Onaclover đã chọn sai mô hình kinh doanh ngay từ ban đầu. Cái sai này được chính bản thân người trong cuộc, CEO Wefit, Nguyễn Hải Đăng thừa nhận khi công bố việc Wefit phá sản.
Theo các chuyên gia về startup, không những sai từ mô hình kinh doanh, WeFit đã định giá không đúng sản phẩm, không có chính sách bán hàng hợp lý, và vận hành cũng chưa hiệu quả. WeFit không phải thương mại cũng không phải bán buôn, chưa có cách để giải quyết được sự mâu thuẫn giữa hệ thống phòng tập do cung cầu cục bộ ở một số đại lý.
Thất bại của WeFit là bài học cho cộng đồng startup.
Theo ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng Úc tại Việt Nam: "Bản chất của WeFit là thu hộ từ khách hàng cho phòng tập. WeFit thu một cục (bán thẻ) cho khách hàng, sau đó trả tiền cho phòng tập theo từng buổi. Đây là "điểm chết" của mô hình kinh doanh khi booking ảo quá nhiều, nhiều người dùng chung một tài khoản, dẫn tới có account tập cả trăm buổi một tháng, vượt quá nhiều số tiền thu. Nên sau đó vào cuối 2019 WeFit buộc phải thay đổi chính sách bán booking theo từng buổi, nên khách hàng bỏ đi."
Cũng theo ông Phan Lê Thành Long, việc một công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản, đầu tiên đó là điều đáng tiếc, sau đó đến việc học được những bài học gì từ thất bại đó, còn những chỉ trích là không cần thiết.
Câu hỏi đặt ra là các cổ đông và ban lãnh đạo WeFit có trách nhiệm gì với các chủ nợ và họ có phải chịu trách nhiệm cá nhân hay chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014 về "trách nhiệm hữu hạn"?
Mô hình kinh doanh WeFit tạo ra 2 loại chủ nợ gồm: Các phòng tập ký hợp đồng hợp tác với WeFit, WeFit đóng vai trò thu hộ tiền các phòng tập từ khách hàng tập; Các nhà cung cấp khác, nhân viên, khách hàng còn quyền lợi, bên cho vay,...
Với chủ nợ là các nhà cung cấp khác, nhân viên, khách hàng còn quyền lợi, bên cho vay, tính "trách nhiệm hữu hạn" mới phản ánh đúng. Trong khi với chủ nợ là các phòng tập ký hợp đồng hợp tác với WeFit, bản chất là WeFit thu hộ tiền, nên phải có trách nhiệm trả cho các phòng tập theo hợp đồng hoặc thoả thuận hợp tác chứ không phải WeFit mua sản phẩm, dịch vụ.
Chia sẻ quan điểm về sự việc của WeFit, doanh nhân Đỗ Thùy Dương - CEO Công ty cổ phần Talent Pool - khi doanh nghiệp bán hàng theo mô hình B2C (Business to Consumer) như mô hình của WeFit, không thể chọn khách hàng có cùng tầm nhìn và giá trị như khi làm B2B (Business to Business).
"Làm B2C phải xây dựng hành lang pháp lý để khách hàng có thể tự do trải nghiệm dịch vụ của mình trong khuôn khổ những điều đã thoả thuận. Và việc mình không lường hết được sự "tinh quái" của khách hàng thì mình phải tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là bài học khi đem một mô hình kinh doanh mà không đặt nó trong bối cảnh của việc thấu hiểu hành vi khách hàng, không hiểu tâm lý khách hàng là một phần của mô hình kinh doanh" - bà Đỗ Thùy Dương nói.
Theo Luật sư Nguyễn Tuân - Công ty Luật HTC - đối với loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn/cổ đông chỉ có nghĩa vụ góp vốn, nếu phát sinh vi phạm thiệt hại cần phải bồi thường, cá nhân người điều hành sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
"Tuy nhiên, trường hợp phá sản khi không còn khả năng thanh toán thì người lao động và chủ nợ không có bảo đảm gần như trắng tay. Chủ nợ có bảo đảm (như ngân hàng) thì còn có thể thu hồi nợ nếu có tài sản bảo đảm." - Luật sư Nguyễn Tuân cho hay.
Dưới góc nhìn của một người hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, bà Đỗ Thùy Dương cho rằng, môi trường khuyến khích khởi nghiệp thành công phải là môi trường "êm ái" cho sự thất bại. Đơn cử là khi thất bại không bị lôi ra để dè bỉu, dám đối diện với thất bại để học hỏi, và có hành lang pháp lý cho việc thất bại ( đóng cửa doanh nghiệp, tuyên bố phá sản,...)
"Một môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho những thất bại, cũng chính là môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho thành công" - bà Dương nói.
Cũng theo bà Dương, bài học của WeFit sẽ giúp các startup thành công hơn trong tương lai. Thành công có thể do may mắn, nhưng thất bại chắc chắn có sai lầm, điều quan trọng là học được gì từ sai lầm mà thôi.
Trước đó, ngày 30/4/2020, CEO WeFit Nguyễn Hải Đăng thông báo Onaclover không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn do quá khó khăn về tài chính và đã lâm vào tình trạng phá sản. Ngày 29/4 công ty đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại TAND TP Hà Nội theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân liên quan và cổ đông liên hệ với TAND TP Hà Nội để được giải quyết mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của mình.
Nóng: Uber chơi lớn ở mảng giao đồ ăn, quyết tâm thâu tóm GrubHub Theo Bloomberg, thương vụ Uber và GrubHub có thể được chốt sớm nhất ngay trong tháng này. Uber đang đưa ra đề nghị mua lại công ty giao đồ ăn Grubhub, theo nguồn tin thân cận với vấn đề. Giá cổ phiếu của Grubhub có thời điểm đã tăng tới 25% vào hôm 12/5 sau khi thông tin này được Bloomberg phát đi....