Start-up fintech Finhay của Việt Nam huy động vốn khủng từ nhà sáng lập Acorns, Công ty chứng khoán Thiên Việt
Start-up fintech Finhay của Việt Nam huy động vốn khủng từ nhà sáng lập Acorns, Công ty chứng khoán Thiên Việt
Ảnh: Techinasia
Start-up công nghệ tài chính (fintech) Finhay của Việt Nam đã huy động mức vốn 7 con số từ Jeffrey Cruttenden, đồng sáng lập của Acorns, Công ty chứng khoán Thiên Việt và các nhà đầu tư khác. Các thông tin chi tiết của thỏa thuận không được công bố.
Được thành lập trong năm 2017, Finhay là một nền tảng quản lý tài sản giúp người dùng đầu tư các khoản vốn nhỏ (từ 50.000 đồng) vào các quỹ tương hỗ ở Việt Nam. Trước đó, Finhay đã huy động tổng cộng 1,1 triệu USD, chủ yếu từ H2 Ventures của Australia và Insignia Ventures Partners của Singapore, và nhờ đó là một trong những start-up fintech được tài trợ nhiều nhất tại Việt Nam.
“Trong lĩnh vực quản lý tài sản tại Việt Nam, chúng tôi chỉ vừa khai thác phần bề nổi thôi”, nhà sáng lập kiêm CEO của Finhay, ông Nghiêm Xuân Huy cho biết. “Với sự hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm và chuyên môn của các nhà đầu tư mới, chúng tôi có thể nắm bắt được tiềm năng của mảng này và thúc đẩy sự tăng trưởng”.
Finhay cho biết sẽ sử dụng vốn mới để mở rộng phạm vi tiếp cận, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng IT và tuyển dụng thêm nhân viên để phát triển nền tảng.
Video đang HOT
Lĩnh vực công nghệ tài chính đang lên của Việt Nam
“Giải pháp công nghệ hiện đại của Finhay đang đổi mới khả năng tiếp cận tới nguồn lực quản lý tài sản đối với giới thiên niên kỷ”, ông Cruttenden cho biết. “Với nhu cầu công nghệ tài chính ngày càng tăng ở Việt Nam, lợi thế cạnh tranh của Finhay chính là cam kết về chuyên môn tài chính và nhấn mạnh đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ tuổi hơn”.
Trong bối cảnh phần lớn người Việt tập trung vào các khoản đầu tư truyền thống như cổ phiếu và bất động sản, nhu cầu về những dịch vụ tài chính mới mẻ hơn dành cho thế hệ trẻ tuổi hơn ngày càng cao tại Việt Nam, từ đó cung cấp lượng tài sản đa dạng hơn.
Các nền tảng tương tự ở khu vực bao gồm StashAway – vừa mới huy động thành công 12 triệu USD trong vòng gọi vốn series B trong năm trước. Tuy nhiên, Smartly – vốn bị VinaCapital Ventures của Việt Nam thâu tóm trong tháng 7/2019 – đã đóng cửa trong tháng trước vì mức độ canh tranh gay gắt trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật số.
Nguồn Techinasia
Vũ Hạo
Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh cơ chế Sandbox trong lĩnh vực Fintech và thử nghiệm Mobile Money trong năm 2020
Trong hai Nghị quyết 01 và 02 vừa được Chính phủ ban hành đầu năm 2020 đều đặt ra nhiệm vụ đối với việc sớm ban hành cơ chế chính sách để thử nghiệm dịch vụ công nghệ tài chính và cho các nhà mạng thử nghiệm cung cấp dịch vụ Mobile Money.
Theo Nghị quyết 01 về giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Chính phủ yêu cầu phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đặc biệt với những lĩnh vực có rủi ro tài chính cao. Đồng thời trong năm 2020 phải ban hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm (sandbox) với hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong hoạt động ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.
Tại Nghị quyết 02 để thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cưu, đê xuât Thu tương Chinh phu ban hanh Quyêt đinh vê viêc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money), thí điểm các mô hình dịch vụ thanh toán mới trong khi chưa có quy định của pháp luật để kịp thời bảo đảm công tác quản lý, nhất là đối với các hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Chính phủ yêu cầu các công việc này hoàn thành trong quý IV/2020.
Chính phủ cũng yêu cầu phải tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất biện pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới và hoàn thành trong quý IV/2020.
Mới đây, Thống đốc NHNN vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2020, trong đó yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt - một giải pháp trọng tâm trong Nghị quyết 02 của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ TT&TT và đang chờ Bộ Tư pháp cho phép để triển khai Mobile Money trong năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; đảm bảo các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả. Các ngân hàng phải đổi mới và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số; tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng.
Các nhà mạng đang nóng lòng muốn triển khai dịch vụ Mobile Money.
Theo thống kê hiện nay hơn 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, vì vậy Mobile Money góp phần cung ứng cho nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng một kênh giao dịch, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện thay vì phải trực tiếp đến các cơ sở của ngân hàng thực hiện giao dịch từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất và không bị giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch. Dịch vụ Mobile Money khi được cung cấp sẽ góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến hiện nay. Ngay sau khi được Ngân hàng nhà nước cấp phép cho các, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Mobile Money ngay lập tức, 100% các thuê bao di động của Việt Nam có thể tham gia thanh toán điện tử một cách thuận lợi theo phương thức mới.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết thêm, năm 2019, lĩnh vực thanh toán đã đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng cao cả về quy mô và giá trị, với nhiều phương tiện thanh toán mới hiện đại ra đời, an ninh, an toàn, bảo mật ngân hàng được coi trọng và cơ bản được đảm bảo.
NHNN cũng đã sửa đổi quy định mới về chính sách như quy định bổ sung về mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, NHNN đã nghiên cứu trình Chính phủ các quy định về thử nghiệm Mobile Money, cơ chế cho Fintech, tiền di động, thử nghiệm dịch vụ cho vay ngang hàng.
NHNN cũng đã xây dựng hạ tầng số tích hợp hệ sinh thái số trải rộng trong nhiều lĩnh vực, dịch vụ thanh toán điện tử, Mobile banking được kết nối để thanh toán dịch vụ công, dịch vụ giao thông, y tế, viễn thông, điện lực. Việc phát triển ngân hàng di động đã giúp cho dịch vụ Mobile Banking làm được nhiều dịch vụ hơn thanh toán tại quầy.
Đặc biệt, ông Dũng cũng chia sẻ "Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán liên ngân hàng hệ thống xương sống của ngành ngân hàng trong năm qua hoạt động ổn định, xử lý 380 nghìn tỷ VNĐ một ngày, tương đương 17 tỷ USD".
Đỗ Quyên
Theo doanhnghiepvn.vn
Tài trợ Fintech châu Á xuống mức thấp 4 năm, nhưng Đông Nam Á vẫn là điểm sáng Tài trợ Fintech Đông Nam Á đã lập kỷ lục mới với 701 triệu USD được huy động qua 87 giao dịch trong 9 tháng đầu năm 2019. Nguồn ảnh: Deal Street Asia. Theo báo cáo của CB Insights, tài trợ cho công nghệ tài chính (fintech) trong quý III năm nay đạt mức kỷ lục 8,9 tỷ USD trên toàn cầu. Nhưng...