Starlink bị giám sát chặt chẽ tại Ấn Độ do lo ngại vấn đề an ninh
Ngày 3/1, chính phủ Ấn Độ đang siết chặt giám sát đối với dịch vụ internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk sau khi phát hiện các thiết bị của hệ thống này bị các nhóm tội phạm buôn lậu m.a tú.y và phiến quân sử dụng để duy trì liên lạc, điều phối hoạt động phi pháp.
Thiết bị internet vệ tinh Starlink được sử dụng tại Ukraine. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo tờ The Guardian, vụ việc đã làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng trong Bộ Nội vụ (MHA) và Cục Viễn thông Ấn Độ (DoT), đặc biệt khi Starlink vẫn chưa được cấp phép hoạt động chính thức tại Ấn Độ.
Trong một chiến dịch chống buôn lậu m.a tú.y tại quần đảo Andaman và Nicobar, cảnh sát và lực lượng biên phòng Ấn Độ đã thu giữ nhiều thiết bị Starlink từ tay các băng nhóm tội phạm. Cuộc điều tra hé lộ rằng những kẻ buôn lậu có trụ sở tại Myanmar đã nhập lậu và sử dụng hệ thống vệ tinh này để thiết lập điểm truy cập Wi-Fi, giúp chúng duy trì liên lạc ổn định trên biển mà không bị phát hiện. Lực lượng chức năng tin rằng Starlink đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều phối vận chuyển lô hàng 6.000kg methamphetamine bị thu giữ – một trong những vụ buôn lậu m.a tú.y lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ.
Trước phát hiện này, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Starlink cung cấp thông tin chi tiết về chủ sở hữu của các thiết bị bị thu giữ. Tuy nhiên, công ty đã từ chối với lý do tuân thủ luật bảo mật dữ liệu. Động thái này khiến MHA phải chỉ đạo DoT tìm giải pháp kiểm soát việc lạm dụng công nghệ vệ tinh của Starlink, đồng thời cân nhắc các biện pháp pháp lý nếu công ty không hợp tác với đơn vị chức năng của nước này.
Ngoài hoạt động buôn lậu, thiết bị Starlink cũng bị phát hiện trong tay các nhóm phiến quân tại bang Manipur, nơi đang diễn ra xung đột sắc tộc dai dẳng giữa cộng đồng Meitei và Kuki kể từ tháng 5/2023. Với hơn 250 người thiệ.t mạn.g, chính quyền bang đã nhiều lần áp đặt lệnh phong tỏa internet nhằm ngăn chặn các nhóm vũ trang lợi dụng mạng xã hội để kêu gọi bạo động và tuyên truyền tư tưởng cực đoan.
Dù vậy, các nguồn tin từ lực lượng an ninh cho biết Starlink vẫn hoạt động tại nhiều khu vực trong bang Manipur, bất chấp các lệnh cấm internet của chính phủ. Một lãnh đạo của nhóm phiến quân Giải phóng Nhân dân Manipur (PLA) tiết lộ rằng nhóm này đã sử dụng Starlink để truy cập internet trong những thời điểm chính quyền phong tỏa mạng viễn thông. Ban đầu, thiết bị này được mua và sử dụng ở Myanmar nhưng các thành viên phát hiện rằng nó vẫn có thể kết nối ngay cả khi mang sang lãnh thổ Ấn Độ.
Trong một chiến dịch trấn áp lực lượng vũ trang bất hợp pháp, quân đội Ấn Độ và Assam Rifles đã thu giữ nhiều thiết bị Starlink, bao gồm chảo vệ tinh và bộ định tuyến từ các nhóm phiến quân.
Hình ảnh các thiết bị bị thu giữ sau đó được đăng tải trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của công chúng và làm dấy lên tranh luận về việc liệu Starlink có thực sự bị vô hiệu hóa tại Ấn Độ như Elon Musk tuyên bố hay không.
Trong một chiến dịch trấn áp các nhóm vũ trang bất hợp pháp, quân đội Ấn Độ đã phối hợp với Assam Rifles – một lực lượng bán quân sự tại khu vực Đông Bắc Ấn Độ – đã thu giữ nhiều thiết bị Starlink, bao gồm chảo vệ tinh và bộ định tuyến từ các nhóm phiến quân. Hình ảnh những thiết bị này sau đó được lực lượng an ninh công bố trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý lớn từ dư luận và làm dấy lên tranh luận về việc liệu Starlink có thực sự bị vô hiệu hóa tại Ấn Độ như Elon Musk tuyên bố hay không.
Trước các thông tin về việc Starlink bị sử dụng cho mục đích phi pháp, ông Elon Musk đã lên tiếng trên mạng xã hội X và khẳng định rằng dịch vụ vệ tinh này đã bị ngừng cung cấp tại Ấn Độ. Tuy nhiên, bằng chứng từ lực lượng an ninh Ấn Độ lại cho thấy điều ngược lại. Điều này làm dấy lên nghi vấn về mức độ kiểm soát của SpaceX đối với hệ thống của mình, đặc biệt là trong bối cảnh công ty đang tìm cách mở rộng hoạt động tại Ấn Độ – một thị trường tiềm năng với trên 1,4 tỷ dân.
Việc Starlink bị lợi dụng vào mục đích bất hợp pháp đang đặt ra nhiều thách thức đối với nỗ lực xin cấp phép hoạt động chính thức của công ty tại Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã khẳng định rằng mọi dịch vụ internet vệ tinh phải tuân thủ các quy định an ninh chặt chẽ, như: giám sát việc sử dụng thiết bị và kiểm soát luồng dữ liệu, để ngăn chặn nguy cơ bị các tổ chức tội phạm và phiến quân khai thác.
Video đang HOT
Ngành viễn thông, đặc biệt là dịch vụ internet vệ tinh là một trong những lĩnh vực được quản lý nghiêm ngặt nhất tại Ấn Độ. Các chuyên gia nhận định rằng Starlink có thể trở thành một công cụ giúp các nhóm vũ trang và tội phạm lách luật, né tránh các lệnh phong tỏa internet của chính phủ. Trong bảy năm qua, Ấn Độ liên tục dẫn đầu thế giới về số lần ngắt mạng internet – một biện pháp được chính phủ áp dụng để kiểm soát bất ổn xã hội.
Dù chịu áp lực lớn từ chính quyền Ấn Độ, Starlink vẫn chưa có phản hồi chính thức về cách họ sẽ xử lý và quản lý thiết bị của mình bị lạm dụng. Trong khi đó, lực lượng an ninh nước này tiếp tục giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến Starlink, đồng thời nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm hạn chế việc hệ thống vệ tinh này bị khai thác cho các mục đích phi pháp.
4 xu hướng công nghệ có thể định hình thế giới 2025
Agentic AI, internet vệ tinh, xe tự lái và robot hình người, được dự báo sẽ tiếp tục là những xu hướng công nghệ nổi bật và định hình thế giới vào năm 2025.
Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ không chỉ định hình lại các ngành công nghiệp và cấu trúc xã hội mà còn thay đổi chính bản chất tồn tại của con người. Tốc độ đổi mới công nghệ không có dấu hiệu chậm lại và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều đột phá hơn nữa.
Agentic AI sẽ là một trong những công nghệ định hình thế giới 2025. ẢNH: REUTERS
Việc tiếp cận và thích ứng nhanh với những xu hướng công nghệ này sẽ giúp các tập thể và cá nhân định vị phát triển và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 4 xu hướng công nghệ sẵn sàng định hình lại thế giới và tác động đến cuộc sống của chúng ta theo những cách khác nhau vào năm 2025.
1. Agentic AI xâm nhập vào đời sống
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện phát triển với tốc độ chóng mặt. Khi AI tạo sinh đang dần trở nên quen thuộc, một khái niệm mới xuất hiện là Agentic AI (tác nhân AI). Công nghệ tiên tiến này không chỉ là một thuật ngữ mới trong ngành mà còn là một bước đột phá, hứa hẹn sẽ thay đổi cách AI được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong đời sống, theo trang web Advanced Television.
Vào năm 2025, AI sẽ không chỉ là một công cụ mà nó còn sẽ là một cộng tác viên. Nhiều công cụ hỗ trợ AI đang được sử dụng hiện nay dựa trên các quy tắc hoặc tập dữ liệu tĩnh. Tác nhân AI có thể liên tục học hỏi từ các dữ liệu đầu vào của người dùng và tích hợp thông tin theo ngữ cảnh. Sau đó, tác nhân AI có thể tự đưa ra quyết định mà ít, thậm chí là không cần sự giám sát hay can thiệp của con người.
Bên cạnh đó, các tác nhân AI có khả năng cách mạng hóa cách các doanh nghiệp xử lý các hoạt động hằng ngày. Chúng có thể tự động quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa lượng hàng tồn kho, dự báo nhu cầu và giải quyết các kế hoạch hậu cần phức tạp. Bằng cách xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ và đưa ra quyết định theo thời gian thực, chúng có thể cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Tiến sĩ Thomas King, Giám đốc công nghệ của công ty điều hành trung tâm kết nối mạng Internet De-Cix (Đức) nhận định: "Việc tạo ra giá trị thông minh đòi hỏi các công nghệ thông minh tương đương. AI không chỉ hỗ trợ quản lý mạng thông minh hơn mà còn hỗ trợ xuất sắc các hoạt động trong mọi lĩnh vực của ngành viễn thông. Từ tối ưu hóa mạng đến hiệu quả năng lượng, phát hiện gian lận và dịch vụ khách hàng, các giải pháp thông minh có thể cải thiện mọi quy trình kinh doanh".
Mặc dù triển vọng của tác nhân AI rất lớn, nhưng chúng cũng có những thách thức tiềm ẩn. Những cân nhắc về mặt đạo đức, quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu, sự thiên vị và đảm bảo các hệ thống này đưa ra quyết định phù hợp với các giá trị của con người. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các tác nhân AI không gây hại hoặc thao túng một số nhóm hoặc thị trường nhất định.
Ngoài ra, một vấn đề khác không thể bỏ qua là tác động tiềm tàng của tác nhân AI đối với thị trường việc làm. Mặc dù công nghệ này hứa hẹn tạo ra những cơ hội mới và nâng cao năng suất, nhưng nó cũng có thể thay thế một số công việc nhất định, đòi hỏi lực lượng lao động phải thay đổi kỹ năng và nâng cao trình độ để không bị đào thải.
2. Nón.g bỏn.g cuộc đua internet vệ tinh
Mô hình vệ tinh trên quỹ đạo trái đất. ẢNH: REUTERS
Cuộc đua thống trị internet vệ tinh toàn cầu đang nón.g bỏn.g hơn bao giờ hết. Internet vệ tinh đã thay đổi cục diện cuộc chơi đối với khả năng kết nối và tính khả dụng của mạng ngày nay. Các vệ tinh ở quỹ đạo trái đất thấp (LEO) sẽ sớm cung cấp cho con người khả năng kết nối ở khắp mọi nơi mà không cần điện thoại thông minh hay cơ sở hạ tầng internet sẵn có.
Giám đốc điều hành De-Cix Ivo Ivanov cho hay: "Công nghệ truyền dẫn vệ tinh mang đến hy vọng mới từ không gian cho hàng tỉ người hiện đang chịu nhiều bất lợi do khả năng tiếp cận internet hạn chế hoặc không có. Đó là lý do tại sao năm 2025 sẽ chứng kiến cuộc đua internet không gian nóng lên".
Với sự khởi đầu sớm, Mỹ hiện dẫn đầu đáng kể về số lượng vệ tinh trên quỹ đạo. Theo Reuters, Starlink của tập đoàn SpaceX (Mỹ) là mạng lưới Internet vệ tinh băng thông rộng giá trị và lớn nhất thế giới hiện nay, có vùng phủ sóng mạnh nhờ vào 5.200 vệ tinh đang hoạt động trong số hơn 6.000 vệ tinh được phóng lên LEO.
Không kém cạnh, Trung Quốc đang hướng tới quy mô khoảng 50.000 vệ tinh trên 4 dự án internet LEO của mình, gồm dự án Thiên Phàm với 14.000 vệ tinh, chùm 12.992 vệ tinh của China Satellite Network, chùm 10.000 vệ tinh của Lanjian Aerospace và chùm 13.000 vệ tinh của Quốc Võng. Ngoài 2 cường quốc trên, Ấn Độ, Nga và các quốc gia châu Âu khác cũng đang nỗ lực gia nhập đường đua internet vệ tinh.
Theo Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Zhang Rui, thành viên Hiệp hội nghiên cứu thị trường Trung Quốc đán.h giá: "Tương lai của internet vệ tinh có thể sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nga. Đây là những nền kinh tế lớn duy nhất có năng lực tích hợp trong sản xuất vệ tinh, phóng, thiết bị mặt đất và dịch vụ vận hành".
3. Xe tự lái thịnh hành trên đường phố
Theo trang web Medium, ngành công nghiệp xe tự lái đang trên đà tăng trưởng bùng nổ, với dự đoán thị trường sẽ vượt quá 400 tỉ USD vào năm 2035. Các công ty như Tesla (Mỹ), Honda (Nhật Bản), Mercedes-Benz (Đức), Baidu và Didi Chuxing (Trung Quốc)... đang nỗ lực không ngừng để phát triển loại xe tự lái. Do đó, năm 2025 có thể sẽ chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong cuộc đua này.
Một chiếc xe ô tô tự lái của Tesla xuất hiện tại Los Angeles thuộc tiểu bang California (Mỹ) ngày 10.10.2024. ẢNH: REUTERS
Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng này là những tiến bộ do AI thúc đẩy trong học máy và thị giác máy tính, cho phép xe di chuyển trong các môi trường phức tạp với ít hoặc không có sự can thiệp của con người. Nếu phổ biến, xe tự lái có thể góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề an toàn đường bộ, giảm tắc nghẽn giao thông và giảm lượng khí thải ra môi trường.
Những đổi mới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công nghệ tự động, định hình trải nghiệm lái xe trong tương lai cũng như mở ra kỷ nguyên mới về khả năng di chuyển thông minh hơn và kết nối hơn.
Tỉ phú Elon Musk, CEO của hãng xe điện Tesla (Mỹ) từng chia sẻ chúng ta chỉ còn cách công nghệ tự động hoàn toàn chỉ vài năm nữa. "Bạn có thể ngủ thiếp đi và thức dậy ở đích đến", theo The New York Times dẫn lời ông Musk hồi tháng 10.2024.
Mặc dù xe tự lái đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, nhưng để phổ biến trên đường phố, cần vượt qua các thách thức về kỹ thuật, pháp lý, xã hội và kinh tế. Ngoài ra, việc xây dựng niềm tin từ người dùng và đảm bảo an toàn trong mọi tình huống cũng là yếu tố quyết định sự thành công của công nghệ này.
4. Robot hình người phổ biến trong các nhà máy và hộ gia đình
Theo Advanced Television, robot hình người đã có những bước tiến vượt bậc. Quy mô thị trường toàn cầu cho robot hình người được dự báo sẽ đạt gần 10 tỉ USD vào năm 2030. Chúng dự kiến sẽ phổ biến tại các hộ gia đình và nơi làm việc vào năm 2025.
Các robot hình người tại một văn phòng ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) ngày 6.6.2024. ẢNH: REUTERS
So với robot công nghiệp có thể chỉ làm một nhiệm vụ, thì các robot mang hình dáng con người có thể di chuyển, làm việc bên cạnh con người với các thao tác cơ bản như mang vác, lắp ráp, chọn lựa đồ vật để di chuyển... Thường tích hợp công nghệ AI, robot dễ lập trình, điều chỉnh để thực hiện nhiều loại tác vụ, thích hợp cho môi trường doanh nghiệp cũng như sử dụng trong gia đình.
Tiến sĩ Thomas King cho biết: "Cùng với khả năng học hỏi từ con người, khả năng tải xuống các kỹ năng mới từ đám mây hoặc chia sẻ chúng giữa các robot khác nhau sẽ làm tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng sử dụng của robot".
Trong năm 2024, nhiều nhà sản xuất đang thử nghiệm và cạnh tranh khốc liệt để sớm có sản phẩm thương mại hóa. Dự kiến robot hình người sẽ được sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc vào năm 2025, Mỹ và châu Âu vào năm 2026 , theo Advanced Television.
Cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh qua đời Truyền thông địa phương ngày 26/12 đưa tin ông Manmohan Singh, cựu Thủ tướng Ấn Độ từng lãnh đạo quốc gia Nam Á này trong 2 nhiệm kỳ đã qua đời, hưởng thọ 92 tuổ.i. Cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Ảnh: ANI/TTXVN Ông Manmohan Singh có bằng Tiến sỹ kinh tế, làm việc cho Chính phủ Ấn Độ từ năm 1971...