SSIAM VN30 ETF chuẩn bị IPO, quy mô dự kiến 50 tỷ đồng
SSIAM VN30 ETF là quỹ ETF thứ hai mô phỏng bộ chỉ số VN30 trên thị trường. VFMVN30 ETF do VFM quản lý cũng mô phỏng chỉ số VN30 và là quỹ nội lớn nhất với quy mô 6.000 tỷ đồng.
Ngày 22/05/2020, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) chính thức được UBCKNN cấp giấy phép chào bán ra công chúng quỹ ETF SSIAM VN30, dựa trên bộ chỉ số cổ phiếu VN30 của Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE). Dự kiến thời gian IPO bắt đầu trong khoảng ngày 26/5 đến ngày 29/6/2020.
Quỹ do Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) quản lý cùng với thành viên lập quỹ là Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), Công ty TNHH Chứng khoán BIDV (BSC); Ngân hàng giám sát là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank; Đại lý chuyển nhượng là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).
ETF SSIAM VN30 là quỹ hoán đổi danh mục, có thời gian hoạt động không giới hạn, sử dụng chiến lược đầu tư thụ động vơi mục tiêu nhằm mô phỏng gần nhất có thể về biến động của chỉ số tham chiếu VN30. Quy mô ban đầu của Quỹ dự kiến 50 tỷ đồng.
Dự kiến thời gian IPO sẽ diễn ra khoảng cuối tháng 5/2020 – cuối tháng 6/2020. Sau giai đoạn IPO, Quỹ ETF SSIAM VN30 sẽ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Cách thức giao dịch của chứng chỉ quỹ trên Sở giao dịch giống với hình thức giao dịch cổ phiếu.
SSIAM VN30 ETF là quỹ ETF thứ hai mô phỏng bộ chỉ số VN30 trên thị trường. Hiện tại, VFMVN30 ETF do VFM quản lý cũng mô phỏng chỉ số VN30 và là quỹ nội lớn nhất với quy mô 6.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo SSIAM, chỉ số VN30 đại diện cho 73,4% giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số này bao gồm 30 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Các mã cổ phiếu trong rổ chỉ số VN30 là các mã blue-chips thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và một số mã cổ phiếu trong số đó đã hết tỷ lệ nắm giữ dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ số VN30 hiện cũng là chỉ số được áp dụng trong giao dịch chứng khoán phái sinh và đến nay đã được đông đảo các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam biết đến và đầu tư dưới hình thức hợp đồng tương lai.
Chiến lược đầu tư của Quỹ ETF SSIAM VN30 là mô phỏng toàn bộ chỉ số VN30 trên sàn HSX. Sự ra đời của Quỹ ETF SSIAM VN30 với chi phí hoạt động thấp sẽ tạo thêm sự chọn lựa cho các nhà đầu tư trong hàng loạt các sản phẩm quỹ ETF trong thời gian gần đây trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hy vọng sẽ giúp gia tăng nguồn vốn tiếp tục đổ vào thị trường các quỹ đầu tư, cũng như ngày càng tạo dần tập quán đầu tư vào quỹ ETF cho các nhà đầu tư đại chúng trong thời gian tới.
Từ đầu năm tới nay, thị trường quỹ ETF nội diễn ra khá sôi động với sự xuất hiện của những cái tên mới như SSIAM VNFin Lead do SSIAM quản lý hay VFMVN Diamond ETF do VFM quản lý và cả 2 quỹ này đều thu hút được hàng trăm tỷ sau khi IPO.
Biến động bất thường với ETF trái phiếu Mỹ
Loại hình quỹ ETF trái phiếu tại Mỹ bộc lộ dấu hiệu khủng hoảng khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải có hành động chưa từng có tiền lệ.
Tại Mỹ, các quỹ ETF đang sở hữu 4.000 tỷ USD tài sản, giảm nhẹ so với mức đỉnh khoảng 4.600 tỷ USD vào tháng 2/2020, khi nhà đầu tư rút bớt tiền trước mối lo nền kinh tế sẽ chịu tổn thất nặng nề vì đại dịch Covid-19.
Trong đó, các quỹ ETF cổ phiếu nắm giữ khoảng 2.490 tỷ USD, các quỹ tập trung vào trái phiếu sở hữu 770 tỷ USD.
Các quỹ ETF thông dụng thường là dạng đơn giản nhất - theo dõi các chỉ số chung trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ngày nay, các sản phẩm mà quỹ ETF cung cấp cho nhà đầu tư xuất hiện dưới nhiều dáng vẻ, khẩu vị khác biệt.
Thị trường chứng kiến sự gia tăng của các quỹ ETF tập trung vào các sản phẩm như nợ xấu, phái sinh..., những ngóc ngách của thị trường với đặc thù riêng biệt.
Điều này làm dấy lên mối lo ngại sự phát triển của ETF, vốn thu hút dòng vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp, sẽ tạo nên những biến động mạnh, tác động tiêu cực tới an toàn của nhà đầu tư, cũng như thị trường chung.
Quỹ ETF ra đời được xem là giải pháp thay thế có tính thanh khoản cao hơn so với các quỹ tương hỗ. Nhưng thanh khoản của chứng chỉ quỹ ETF có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như khối lượng giao dịch của chứng khoán cơ cấu, mức độ rủi ro của môi trường đầu tư...
Do đó, từ lâu, giới chức quản lý cũng như các thành viên thị trường đã bày tỏ lo ngại các đợt bán tháo mạnh mẽ chứng chỉ quỹ ETF có thể gây ra những chấn động trên thị trường chung, nhất là trong giai đoạn có nhiều áp lực.
Diễn biến này đã từng xảy ra vào tháng 8/2015, khi các quỹ ETF bị bán tháo, góp phần làm trầm trọng thêm đà lao dốc của thị trường và mới đây nhất là vào tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.
Cụ thể, các quỹ ETF trái phiếu bộc lộ các dấu hiệu khủng hoảng khi giá chứng chỉ quỹ duy trì giao dịch ở mức thấp hơn giá trị của tài sản cơ sở. Thông thường, tổ chức phát hành tính toán và công bố giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ ETF hàng ngày, dựa vào giá đóng cửa của chứng khoán cơ cấu trong danh mục sau khi cộng các lệ phí và chi phí.
Chênh lệch giá chứng chỉ quỹ ETF và NAV lớn nhất kể từ năm 2008 tới nay.
Trong phiên giao dịch, thị giá chứng chỉ quỹ có thể thay đổi liên tục do sự dao động của giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư hay nhu cầu của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cơ chế kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) giữa các thành viên lập quỹ và tổ chức tạo lập thị trường sẽ đảm bảo giá chứng chỉ quỹ ETF liên hệ chặt chẽ với giá của các chứng khoán cơ cấu, đồng nghĩa với việc giữ thị giá chứng chỉ quỹ ETF gần với NAV.
Việc giá chứng chỉ quỹ thấp hơn so với NAV/chứng chỉ quỹ không lạ, nhưng diễn biến này được duy trì trong thời gian dài với mức độ chênh lệch lớn, tạo nên hiện tượng hiếm gặp từ trước tới nay.
Ví dụ, giá chứng chỉ quỹ iShares iBoxx $ Investment Grade Corporate Bond ETF (quỹ có quy mô 31 tỷ USD) có giá chứng chỉ quỹ thấp hơn 3,3% so với NAV vào giữa tháng 3/2020, mức chênh lệch lớn nhất kể từ năm 2008.
Trong khi đó, quỹ quy mô 23 tỷ USD iShares 20 Year Treasury Bond chứng kiến giá chứng chỉ quỹ giảm hơn 5% so với NAV/chứng chỉ quỹ, mức cao nhất từ trước tới nay.
Tình trạng trên khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải có hành động chưa từng có tiền lệ: mua chứng chỉ quỹ của một số quỹ ETF chuyên về trái phiếu, để đảm bảo đủ nhu cầu đối với trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó, Fed có thể mua lại 10% số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành và 20% tài sản của bất kỳ quỹ ETF nào có liên quan chủ yếu tới trái phiếu doanh nghiệp đầu tư Mỹ. Chương trình mua lại sẽ dừng sau ngày 30/9, trừ khi được Fed gia hạn.
Quỹ ETF đảo danh mục quý II/2020: Sẽ không có sự thay đổi về danh mục cổ phiếu Theo lịch trình các quỹ ETF ngoại thực hiện tái cơ cấu danh mục kỳ quý II/2020, các nhóm chỉ số của FTSE và MVIS sẽ cần hoàn thành cơ cấu danh mục vào ngày 19/6, các chỉ số của MSCI sẽ cơ cấu sớm hơn, vào ngày 29/5 để danh mục mới có hiệu lực từ đầu tháng 6. Dựa trên số...