SSIAM ra mắt quỹ ETF mô phỏng chỉ số VNFIN LEAD, quy mô huy động tối thiểu 50 tỷ đồng
Trước khi thành lập ETF SSIAM VNFIN LEAD, SSIAM cũng đã ra đời ETF SSIAM VNX50. Tại ngày 19/12, quy mô quỹ ETF SSIAM VNX50 đạt 177 tỷ đồng.
Ngày 19/12, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng cho Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD do SSIAM quản lý.
Theo đó, SSIAM SSIAM VNFIN LEAD sẽ huy động tối thiểu 50 tỷ đồng từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ này. Thành viên lập quỹ là SSI và Mirae Asset (MAS).
ETF SSIAM VNFIN LEAD là quỹ hoán đổi danh mục, dành cho nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài. Mục tiêu đầu tư của Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD là hướng tới đạt hiệu quả đầu tư bám sát mức sinh lời thực tế của Chỉ số VIETNAM LEADING FINANCIAL INDEX (VNFIN LEAD).
Trước đó theo công bố từ HoSE, VNFIN LEAD gồm 14 cổ phiếu trong ngành tài chính, chứng khoán. Trong đó VCB và MBB là 2 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 15%.
Quỹ áp dụng chiến lược đầu tư thụ động với mục tiêu bám sát Chỉ số VNFIN LEAD trong tất cả các giai đoạn. Quỹ không chủ động tìm kiếm tăng trưởng cao hơn Chỉ Số Tham Chiếu, cũng như không sử dụng các biện pháp phòng thủ khi thị trường chứng khoán biến động bất lợi.
Video đang HOT
Với việc đầu tư thụ động, Quỹ có thể duy trì tỷ lệ vòng quay danh mục thấp hơn các quỹ có chiến lược đầu tư chủ động, từ đó giảm chi phí hoạt động cho Quỹ.
Trước khi thành lập ETF SSIAM VNFIN LEAD, SSIAM cũng đã ra đời ETF SSIAM VNX50. Tại ngày 19/12, quy mô quỹ ETF SSIAM VNX50 đạt 177 tỷ đồng.
Hiện tại, quỹ ETF nội lớn nhất là VFMVN30 ETF do VFM quản lý với quy mô danh mục hơn 6.400 tỷ đồng. Trong khoảng 2 năm nay, VFMVN30 ETF thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư Hàn Quốc, Thái Lan.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chuyển động ETFs: VNM ETF, KIM VN30 ETF bị rút vốn, VFMVN30 ETF hút tiền trở lại trong tháng 11
Diễn biến kém tích cực của thị trường trong tháng 11 có một phần nguyên nhân từ sự thiếu đồng thuận của dòng tiền ngoại, tiêu biểu là dòng tiền ETFs.
Trái với đà bứt phá của thị trường Thế giới, chứng khoán Việt Nam giao dịch khá ảm đạm trong tháng 11. Dù có thời điểm VN-Index áp sát mốc 1.030 điểm nhưng kết tháng, VN-Index chỉ dừng tại 970,75 điểm, giảm 2,81% so với tháng trước đó.
Diễn biến kém tích cực của thị trường có một phần nguyên nhân từ sự thiếu đồng thuận của dòng tiền ngoại, tiêu biểu là dòng tiền ETFs.
Cụ thể, trong tháng 11, VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) đã bị rút ròng 250 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 4,05 triệu USD. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục VNM ETF vào khoảng 70%, do đó ước tính quỹ đã bán ròng khoảng 2,9 triệu USD trên TTCK Việt Nam (khoảng 67 tỷ đồng).
Dù vậy, lũy kế từ đầu năm tới nay VNM ETF đã hút ròng lượng chứng chỉ quỹ lên tới 101 triệu USD. Phần lớn dòng tiền đổ vào VNM ETF được thực hiện trong giai đoạn 6 tháng đầu năm. Trong tháng 12 này, VNM ETF sẽ thực hiện cơ cấu danh mục và theo dự báo của các CTCK trong nước, quỹ sẽ không thêm mới hay loại cổ phiếu Việt Nam nào.
VNM ETF bị rút vốn trong giai đoạn cuối tháng 11
Trong khi đó, KIM Kindex Vietnam VN30 ETF cũng bị rút ròng khoảng 2,4 triệu USD trong tháng 11 (56 tỷ đồng). Sau giai đoạn hút vốn khá mạnh vào cuối năm 2017 đến đầu năm 2018 và quý 1/2019, dòng vốn đang có xu hướng rút khỏi KIM Kindex Vietnam VN30 ETF trong những tháng gần đây.
Một quỹ khác là iShare MSCI Frontier 100 ETF cũng bị rút ròng 4,4 triệu USD trong tháng 11. Trong tuần qua, iShare MSCI Frontier 100 ETF đã thực hiện cơ cấu danh mục định kỳ. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF hiện chỉ là 12,38%, giảm so với mức 14,15% trước khi diễn ra đợt cơ cấu.
Ở chiều ngược lại, quỹ ETF nội VFMVN30 ETF và quỹ ETF HongKong Premia MSCI Vietnam ETF là những cái tên thu hút được dòng vốn trong tháng 11.
Theo đó, VFMVN30 ETF đã phát hành ròng 9,4 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 143 tỷ đồng. Riêng phiên 26/11, VFMVN30 ETF đã phát hành ròng 4,6 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng 69 tỷ đồng và là con số lớn nhất được thực hiện trong vòng 5 tháng qua.
Hiện tại, quy mô quỹ VFMVN30 ETF đã lên tới hơn 6.400 tỷ đồng, xấp xỉ quy mô quỹ ETF ngoại FTSE Vietnam ETF.
Dòng tiền trở lại VFMVN30 ETF khá mạnh trong tháng 11
Premia MSCI Vietnam ETF cũng phát hành 40 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 408 nghìn USD trong tháng 11 (khoảng 9,5 tỷ đồng). Sau nửa năm thành lập, quy mô quỹ Premia MSCI Vietnam ETF hiện lên tới 25 triệu USD (gần 600 tỷ đồng).
Thống kê quá khứ cho thấy biến động thị trường thường có sự đồng pha với dòng vốn ETFs. Khi các quỹ ETFs đồng thuận hút tiền, thị trường thường có diễn biến tích cực và ngược lại khi dòng vốn rút khỏi các quỹ ETF, thị trường thường tiêu cực. Do đó với việc dòng vốn ETFs trong tháng 11 chưa thực sự khả quan, việc thị trường điều chỉnh cũng là điều không quá bất ngờ.
Trong một báo cáo mới được công bố, SSI Research cho biết trong 2 tháng trở lại đây, dòng vốn đầu tư vào quỹ ETF ra vào đan xen. SSI Research đánh giá với những diễn biến mới của dòng vốn toàn cầu trong thời gian gần đây (đang có xu hướng trở lại kênh cổ phiếu) và với giả định không có những biến động bất ngờ như đổ vỡ của đàm phán thương mại Mỹ - Trung, dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn ETF được kỳ vọng sẽ tích cực hơn, từ đó tạo sự nâng đỡ cho chỉ số trong thời gian cuối 2019, đầu 2020.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Mirae Asset sắp nhận nghìn tỷ, chuẩn bị soán ngôi SSI Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) vừa công bố thông tin về việc tăng vốn điều lệ công ty từ 4.300 tỷ đồng lên 5.455,5 tỷ đồng theo hình thức chủ sở hữu góp thêm vốn điều lệ. Mirae Asset sắp được 'bơm' thêm 1.155 tỷ, trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Cụ thể, theo...