SSI Research ước kết quả kinh doanh quý I của 26 doanh nghiệp
Có 14 doanh nghiệp được dự báo kết quả tăng, trong khi đó, 12 công ty có lợi nhuận giảm.Lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ giảm do tăng mạnh trích lập dự phòng.
Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) công bố báo cáo ước tính lợi nhuận quý I của 26 doanh nghiệp. Trong danh sách này có 14 doanh nghiệp được dự báo kết có lợi nhuận tăng gồm ngân hàng ACB, FPT, HDBank, Tập đoàn Hoa Sen, Imexpharm, Cao su Phước Hòa, PVDrilling, Sợi Thế Kỷ, TPBank, Vietcombank, Vinamilk, VPBank, Viettel Post.
Trong khi đó, các công ty được dự báo tăng trưởng lợi nhuận âm bao gồm: ACV, BIDV, VietinBank, PV Gas, Vietnam Airlines, MB, Masan Group, PNJ, Đường Quảng Ngãi, Sabeco, VEAM, Vĩnh Hoàn.
Dự báo tăng trưởng lợi nhuận quý I của 26 doanh nghiệp. Nguồn: SSI Research.
Ngân hàng Á Châu ( HNX: ACB ): Ước tính lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng tăng cao hơn nột chút so với mức tăng trưởng chung toàn hệ thống là 1,1% so với đầu năm và ước tính chi phí dự phòng tín dụng tăng cao hơn so với quý I/2019.
FPT ( HoSE: FPT ): Doanh thu và lợi nhuận trước thuế sơ bộ quý I vẫn đạt mức tăng trưởng hai chữ số lần lượt là 16% và 19% so với cùng kỳ. Nhưng trong quý II, tăng trưởng có thể chịu tac động do các nền kinh tế tại thị trường nước ngoài giảm.
HDBank ( HoSE: HDB ): Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ và HDSaison trong quý I đạt khoảng 6% so với. Tỷ lệ nợ xấu tăng 1,1% (so với 0,98% vào cuối năm 2019) ở ngân hàng mẹ, trong khi tỷ lệ nợ xấu đi ngang ở HDSaison. Ngân hàng vẫn bị tác động đáng kể từ dịch Covid-19 trong suốt thời gian này. Do đó, ước tính lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khiêm tốn trong quý I.
Hoa Sen ( HoSE: HSG ): Mặc dù ước tính sản lượng tiêu thụ giảm hơn 15% so với cùng kỳ trong quý II năm tài chính, lợi nhuận ròng ước tính tăng gấp đôi nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện. Đòn bẩy nợ vay và hàng tồn kho ở mức an toàn hơn cho phép công ty chuyển tập trung vào lợi nhuận thay vì sản lượng tiêu thụ như các năm trước.
Imexpharm ( HoSE: IMP ): Danh sách các loại thuốc phòng và chữa bệnh Covid-19 và các bệnh liên quan đã được Bộ y tế công bố vào đầu tháng 2. Danh sách này bao gồm 46 thành phần hoạt chất dược phẩm (API), là thành phần thiết yếu cho các loại thuốc quan trọng cung cấp cho các bệnh viện nếu dịch Covid-19 lây lan ở Việt Nam. Trong khi đó, nhận thức về sức khỏe của người dân cao hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát thúc đẩy doanh thu dược phẩm tăng. Tình trạng thiếu nguyên liệu đã giảm, vì Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất trở lại và kiểm soát được dịch bệnh gần đây. Kết quả kinh doanh sơ bộ của doanh nghiệp này với doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế trong quý I được công bố 273,2 tỷ đồng (tăng 1,2% so với cùng kỳ) và 45,4 tỷ đồng (tăng 13,2%).
Cao su Phước Hòa ( HoSE: PHR ): Doanh thu công ty mẹ quý I ước tính đạt 170 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ. Khoản thu nhập bồi thường đất 156 tỷ đồng ước tính được ghi nhận vào quý I. Do đó, lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 172 tỷ đồng, tăng 158%.
Video đang HOT
Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVDrilling, HoSE: PVD ): Các giàn khoan thuộc sở hữu của PVDrilling bao gồm PV Drilling I,II, III và VI hoạt động tại Malaysia hết công suất trong quý I, trong khi chỉ có giàn khoan PV Drilling I, II và III hoạt động cùng giai đoạn năm trước. Hơn nữa, PVDrilling cũng có 3 giàn khoan cho thuê (bao gồm Hakuryu 11, Idun và SAGA) hoạt động tại Việt Nam vào quý đầu tiên.
Sợi Thế Kỷ ( HoSE: STK ): Do không nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc cũng không xuất khẩu sang EU và thị trường Mỹ, nên không bị tác động nhiều từ diễn biến của dịch Covid-19 gần đây trên toàn thế giới.
TPBank ( HoSE: TPB ): Lợi nhuận trước thuế quý I ước tính đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi tăng lần lượt là 9% và 6% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy chủ yếu nhờ trái phiếu doanh nghiệp và các khoản cho vay từ các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ nợ xấu tăng 1,8%, trong khi NIM giảm nhẹ xuống 4%.
Vietcombank ( HoSE: VCB ): Lợi nhuận trước thuế quý I ước tính đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 3% nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi tăng lần lượt 3% và tăng 2% so với đầu năm. Ngân hàng tăng chi phí dự phòng đáng kể trong quý để chuẩn bị tốt cho việc nợ xấu tăng trong các quý sắp tới.
VIB ( UPCoM: VIB ): Ước tính ghi nhận khoảng hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương mức tăng 30% so với cùng kỳ.
Vinamilk ( HoSE: VNM ): Ước tính ghi nhận tăng trưởng doanh thu tích cực nhờ hợp nhất GTNfoods và doanh thu xuất khẩu tốt trong 2 tháng đầu năm. Tăng trưởng lợi nhuận ròng ước tính ở mức một con số. Tác động của dịch Covid-19 đến doanh thu sữa sẽ trở nên rõ ràng hơn khi phân tích dữ liệu từ tháng 3 sau khi có quy định cách ly xã hội của Chính phủ.
VPBank ( HoSE: VPB ): Vì ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng tín dụng tốt trong quý I xấp xỉ tăng 6% so với đầu năm và ghi nhận một phần lợi nhuận từ danh mục trái phiếu trong 2 tháng đầu năm 2020, ước tính VPBank có thể đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong quý này.
Viettel Post ( UPCoM: VTP ): Ước tính công ty duy trì tăng trưởng lợi nhuận tốt ở quý I trong khoảng 25-30% so với cùng kỳ do SSI Research nhận thấy dịch bệnh Covid-19 có thể tác động tích cực đến công ty khi hoạt động thương mại điện tử tăng, mặc dù có thể không tăng mạnh như năm 2019 (tăng 36% so với cùng kỳ về lợi nhuận ròng).
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ( UPCoM: ACV ): ACV ước tính lợi nhuận trước thuế quý I giảm 25% so với cùng kỳ, do sản lượng hành khách giảm mạnh tại tất cả các sân bay của hãng kể từ tháng 2.
BIDV ( HoSE: BID ): Ước tính thu nhập hoạt động trước trích lập dự phòng (PPOP) quý I ở mức 7.400 tỷ đồng (giảm 4% so với cùng kỳ), do tăng trưởng tín dụng và huy động giảm lần lượt 1% và 0,8% so với đầu năm. Lợi nhuận trước thuế ước tính ở mức 1.850 tỷ đồng, giảm 28,6% so với cùng kỳ do chi phí dự phòng tăng mạnh.
VietinBank ( HoSE: CTG ): Lợi nhuậ trước thuế ước tính là 3.100 tỷ đồng, giảm 1,7% so với cùng kỳ, dựa trên tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt giảm 1,2% và 1,5% so với đầu năm. Ngân hàng đã tăng chi phí dự phòng đáng kể trong quý để chuẩn bị tốt cho việc tăng nợ xấu trong quý tới.
PV GAS ( HoSE: GAS ): Lợi nhuận ròng giảm khoảng 31% so với cùng kỳ do giá dầu nhiên liệu giảm mạnh giảm 30%, trong khi sản lượng khí khô giảm nhẹ do sự cố tại Block 11.2.
Vietnam Airlines ( HoSE: HVN ): Công ty ước tính ghi nhận khoản lỗ 2.383 tỷ đồng do dừng hầu hết các chuyến bay để đối phó với dịch bệnh Covid-19. Công ty đang yêu cầu hỗ trợ tiền mặt khẩn cấp 12.000 tỷ đồng để bù đắp cho các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn.
Ngân hàng Quân đội ( HoSE: MBB ): Ngân hàng sẽ tăng trích lập dự phòng trong quý I để tạo bộ đệm vốn trong các quý tới, ngay cả khi các khoản nợ xấu chưa tăng. Do đó, chi phí dự phòng có thể tăng vọt 30 – 35%, dẫn đến lợi nhuận trước thuế hầu như không đổi hoặc giảm nhẹ (0,5 đến 0,7% so với cùng kỳ).
Masan Group ( HoSE: MSN ): Ước tính doanh thu của Masan sẽ tăng mạnh nhờ doanh thu F&B hưởng lợi từ việc tích trữ của người tiêu dùng trong khi đại dịch bùng phát, tăng trưởng doanh thu mảng thịt mạnh mẽ và hợp nhất mảng bán lẻ (VCM). Tuy nhiên, lợi nhuận của tập đoàn có thể sẽ giảm mạnh do hợp nhất VCM, đây là mảng phát sinh lỗ lớn.
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận ( HoSE: PNJ ): Doanh thu thuần tăng 5% và lợi nhận ròng giảm 4%, hoàn thành 26% và 31% kế hoạch năm. PNJ đã đóng cửa tới 85% các cửa hàng theo quy định cách ly xã hội, bao gồm tất cả các cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM. Trong những ngày cuối tháng 3, ngay sau khi có lệnh cách ly xã hội, doanh thu giảm bất ngờ giảm 39% so với cùng kỳ.
Đường Quảng Ngãi ( UPCoM: QNS ): Sản lượng mía thấp có thể kéo giảm mạnh lợi nhuận của mảng đường và điện sinh khối. Công ty thường ghi nhận chi phí khấu hao trong nửa đầu năm, tạo thêm áp lực trong lợi nhuận ròng của 2 phân khúc này. Mặt khác, mảng sữa đậu nành đạt kết quả khá tích cực trong 2 tháng đầu năm, vì Đường Quảng Ngãi khá thành công với chiến lược cao cấp hóa sản phẩm.
Sabeco ( HoSE: SAB ): Theo Bộ Công Thương, sản lượng bia giảm19% so với cùng kỳ trong quý I. Về lượng tiêu thụ bia, SSI Research nhận thấy sự sụt giảm sản lượng nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và Nghị định 100.
VEAM ( UPCoM: VEA ) Trong 2 tháng đầu năm 2020, doanh thu bán xe máy giảm 1% so với cùng kỳ theo sản lượng bán lẻ trong khi doanh số bán xe ô tô từ 3 công ty liên doanh giảm 30% về sản lượng bán lẻ. Nhưng cần lưu ý rằng xe máy chiếm 95% lợi nhuận ròng của Honda Việt Nam (khoảng 77% -80% tổng lợi nhuận từ công ty liên kết). Xe ô tô chỉ chiếm 5% lợi nhuận ròng của Honda Việt Nam.
Vĩnh Hoàn ( HoSE: VHC ): Giá trị xuất khẩu giảm trong 2 tháng đầu năm tại tất cả các thị trường, chủ yếu do giá giảm sâu. Giá xuất khẩu phile cá tra đông lạnh tại thị trường Mỹ giảm 40% so với cùng kỳ tính đến tháng 2/2020.
Bình An
Nội thất Xuân Hòa (XHC) quyết toán trả bổ sung cổ tức bằng tiền 9%, lên kế hoạch giảm nhẹ năm 2020
Năm 2019 XHC lãi sau thuế hơn 79 tỷ đồng, tăng trưởng 46% so với năm trước đó và vượt trên 10% chỉ tiêu kế hoạch cả năm đã đặt ra.
CTCP Xuân Hòa Việt Nam (mã chứng khoán XHC) vừa tổ chức thành công cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 vào ngày 11/4 vừa qua với nhiều thông tin đáng chú ý.
Năm 2019, Nội thất Xuân Hòa đã đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống, mở rộng thị trường bán hàng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là từ thị trường Nhật Bản. Kết quả kinh doanh, doanh thu thuần năm 2019 đạt 557 tỷ đồng, tăng trên 20% so với năm 2018.
Trong năm cũng do áp dụng nhiều phương án tài chính, thực hiện quản lý tốt nguồn vốn đầu tư vào các liên doanh, liên kết nên doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 44% lên mức 57,4 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế của XHC đạt hơn 79 tỷ đồng, tăng trưởng 46% so với năm trước đó và vượt trên 10% chỉ tiêu kế hoạch cả năm đã đặt ra.
Với kết quả đạt được, Công ty trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, trong đó chia cổ tức tỷ lệ 39% cho cổ đông. Trước đó, hồi tháng 8/2019, XHC đã thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 30% - hoàn thành mục tiêu kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, nhờ kết quả sản xuất kinh doanh vượt kế hoạch, ĐHĐCĐ công ty đã thông qua quyết định quyết toán trả bổ sung cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 9%, ủy quyền cho HĐQT công ty quyết định thời điểm chi trả.
Kế thừa những kết quả đã đạt được trong năm qua, nhận định tình hình chính trị, kinh tế xã hội năm 2020 có những thuận lợi nhưng cũng còn nhiều khó khăn, đặc biệt là suy thoái chung của nền kinh tế ngay từ đầu năm do dịch bệnh Covid 19 đầy phức tạp. Trong tình hình đó, công ty sẽ cố gắng tiếp tục giữ vững các hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư trong và ngoài nước, từng bước mở rộng sản xuất, tiếp tục duy trì, cải tiến hệ thống để tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước và quốc tế.
Kế hoạch tài chính năm 2020 đã được XHC lên phương án khá cẩn trọng với tổng doanh thu thuần ước đạt 611 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019 nhưng lơi nhuận sau thuế đưa ra lại giảm 7%, ước đạt gần 74 tỷ đồng. Tỷ lệ trả cổ tức dự kiến ở mức 30%.
Trong cuộc họp, ĐHĐCĐ công ty cũng đã thông qua phương án niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán.
Vân Thu
Cotec Land (CLG) điều chỉnh lỗ thêm trăm tỷ đồng, kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục Cotec Land ghi nhận tổng lỗ năm 2019 lên 208 tỷ đồng sau kiểm toán. CTCP Đầu tư phát triển Nhà đất Cotec (Cotec Land - mã chứng khoán CLG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 được kiểm toán độc lập bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt (Vietvalue). Trong đó có nhiều điều chỉnh...