SSI Research: Thủ tục cấp phép dự án bị trì hoãn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận ngành BĐS
SSI Research cho rằng lợi nhuận của một số doanh nghiệp phát triển BĐS tại TP HCM có thể gặp áp lực lớn năm 2019 và giảm từ 2020.
Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa có báo cáo cập nhật ngành bất động sản năm 2019.
Không có dấu hiệu suy thoái ngành
Theo báo cáo này, chỉ số kinh tế tích cực, dòng vốn đầu tư nước ngoài cao, tầng lớp trung lưu gia tăng và lượng kiều hối mạnh là nhân tố thúc đẩy thị trường trong năm nay. Nhu cầu nhà ở có thể sẽ tiếp tục tăng và tập trung ở phân khúc giá rẻ.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài được dự báo sẽ tiếp đà tăng, bởi nhiều nhà đầu tư chọn khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam làm nơi đầu tư giữa bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Đây cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản, bao gồm bất động sản công nghiệp, thương mại hoặc khu dân cư, đặc biệt ở phân khúc cao cấp.
Năm 2019, công ty nghiên cứu thị trường Savills dự báo có thêm 39.000 căn hộ được bổ sung vào nguồn cung của TP HCM và 37.000 căn hộ ở Hà Nội. Trong đó, nguồn cung từ Vincity chiếm một phần đáng kể.
Tín dụng thắt chặt có thể gây thách thức về vốn
Theo Thông tư số 9/2017 của Ngân hàng nhà nước, từ ngày 1/1/2019, các ngân hàng chỉ được phép sử dụng tối đa 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, thay vì 45% như năm trước. Điều này giúp giảm rủi ro cho ngành ngân hàng, cơ cấu lại danh mục tín dụng nhưng lại tạo nên thách thức với doanh nghiệp bất động sản, bởi vì phần lớn các khoản vay trung, dài hạn đều ở dạng thế chấp.
Do đó, các nhà phát triển bất động sản sẽ phải chuẩn bị các nguồn lực thay thế để giảm bớt sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Niêm yết trên sàn chứng khoán, phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu để huy động vốn, hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc tìm kiếm đối tác cho các dự án cụ thể là một số lựa chọn thay thế được sử dụng trong thời gian gần đây. SSI Research dự đoán các hoạt động này sẽ trở thành xu hướng tương lai.
Duy trì tăng trưởng thu nhập sẽ là thách thức
Năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp BDS niêm yết như Vinhomes, Novaland, Đất Xanh, Khang Điền hay Nam Long dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận tích cực từ bàn giao dự án. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này có thể chậm hơn so với năm trước do các dự án được ra mắt chậm hơn.
Nam Long dự kiến tăng lợi nhuận năm 2019 là 12,5%, thấp hơn so với mức 42% năm 2018. Đất Xanh được dự đoán tăng trưởng 19,4% trong khi năm trước là 57%. Hay Novaland có mức tăng lãi chỉ 3% trong khi năm trước lên tới 59%.
SSI Research thấy rằng các chủ đầu tư thường phát triển thị trường chính là TP HCM, nơi có khó khăn về thủ tục cấp phép dự án bị trì hoãn năm 2018. Do đó duy trì đà tăng trưởng cao hơn trong 2019 là thách thức lớn đối với họ.
Báo cáo chỉ ra rằng lợi nhuận của một số doanh nghiệp phát triển BĐS tại TP HCM có thể gặp áp lực lớn vào năm 2019 và giảm từ 2020. Do đó các doanh nghiệp như Đất Xanh hay Nam Long đang mở rộng quỹ đất ra các thành phố khác, trong khi Novaland đang đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng.
Video đang HOT
Ngoài những cái tên trên, Vinhomes là trường hợp đặc biệt kể từ khi công ty được tái cấu trúc vào đầu năm 2018 và hợp nhất các dự án khác nhau. Mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế nhờ đó tăng 842% so với năm trước đó. Do đó, lợi nhuận Vinhomes năm 2019 được dự báo trong điều kiện thông thường có thể tăng 25%.
SSI Research giữ quan điểm trung lập cho ngành bất động sản.
Đối với năm 2020, báo cáo duy trì quan điểm tích cực về các chỉ số kinh tế vĩ mô, thanh khoản thị trường sẽ vẫn ở mức cao.
Tuy nhiên vấn đề rủi ro về thủ tục hành chính kéo dài có thể gây ra sự chậm trễ trong việc phát triển các dự án mới tại TP HCM vào năm 2019. Tăng trưởng lợi nhuận của các nhà phát triển BĐS, vì thế cũng có thể gặp tác động tiêu cực.
Theo Khổng Chiêm
Người đồng hành/SSI
Vì sao nhiều doanh nghiệp bất động sản thua lỗ trong năm 2018?
Dầu khí Đông Đô, Petroland và Simco Sông Đà đều vỡ kế hoạch năm đề ra. Trong đó, Dầu khí Đông Đô nợ phải trả chiếm tới 99% tổng tài sản, Petroland thua lỗ và dính lùm xùm xung quanh hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất của tòa nhà Petroland Tower. Riêng Simco Sông Đà cổ đông mòn mởi đợi cổ tức bởi thua lỗ 11 tỷ trong năm 2018.
Thống kê cho thấy, 3 doanh nghiệp BĐS là Dầu khí Đông Đô, Petroland và Simco Sông Đà có kết quả kinh doanh "bết bát" trong năm 2018
"Phá sản" mục tiêu lợi nhuận
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV.2018 của Công ty cổ phần Dầu khí Đông Đô (PVD - Đông Đô), mã chứng khoán PFL. Năm 2018, PVD - Đông Đô đạt xấp xỉ 82 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% so với năm 2017. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại tăng mạnh từ 69 tỷ đồng lên 88 tỷ đồng dẫn tới lợi nhuận gộp của công ty âm 1,6 tỷ đồng.
Xét về chi phí tài chính, năm 2018 chi phí lãi vay của PVD - Đông Đô gần như không biến động so với mức chi phí lãi vay phải trả trong năm liền trước, vào khoảng xấp xỉ 7,5 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí khác là 2 điểm sáng trong kỳ khi giảm 81% và 478% so với cùng kỳ năm 2017.
Cộng hưởng tất cả những biến động trên, PVD - Đông Đô ghi nhận khoản lỗ 19,6 tỷ đồng, tăng 8% so với kết quả thực hiện của năm 2017. Ở giai đoạn 2012 - 2018, ngoại trừ năm 2016 lãi 1 tỷ đồng thì các năm còn lại PVD - Đông Đô đều báo lỗ ít nhất 15 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của PVD - Đông Đô còn cho thấy, tại thời điểm 31.12.2018, công ty có 5,3 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 51% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, nợ phải trả tăng 7% lên 212,2 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả hiện chiếm tới 99% trong tổng tài sản 213,5 tỷ đồng của doanh nghiệp. Trong đó, vay ngắn hạn tăng 29% lên gần 73 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản.
Hiện Dầu khí Đông Đô đang triển khai các dự án Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long, chung cư CT5E Xuân Phương (huyện Từ Liêm), dự án Nam An Khánh (huyện Hoài Đức), tổ hợp nhà ở kết hợp dịch vụ siêu thị và văn phòng làm việc Dolphin Plaza.
Trong đó, có tới 51 tỷ góp vốn đầu tư tại dự án "Khu đô thị Nam An Khánh", đứng thứ 2 là trên 37 tỷ đồng góp vốn hợp tác kinh doanh dự án Dolphin Plaza. Tại dự án, Xuân Phương (huyện Từ Liêm), công ty có tới 171 tỷ động xây dựng dở dang tính đến cuối năm 2018.
Bên cạnh các dự án làm chủ đầu tư, công ty PVC Đông Đô cũng góp 10% đầu tư khu cao ốc căn hộ 15A2 tại Nguyễn Hữu Thọ, Nhà bè, TP. HCM. Ngoài ra, PVC Đông Đô cũng góp vốn vào tòa nhà hỗn hợp PVFC Land tại Hải Phòng (Sunlight Tower). Tại dự án chung cư Huỳnh Tấn Phát tại số 1351, đường Huỳnh Tấn Phát, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, PVC Đông Đô góp 8% vốn đầu tư.
Năm 2018, trong 43 tỷ đồng phải thu của khách hàng ngắn hạn, có đến 30 tỷ nằm tại công ty địa ốc Phú Long của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Cũng "thất thu" trong năm 2018, nguồn thu hiện tại chủ yếu của công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và Đô thị dầu khí Petroland (HOSE: PTL) đến từ các hoạt động cho thuê văn phòng, hợp tác kinh doanh, quản lý tòa nhà và hoạt động tư vấn giám sát.
Tuy nhiên, hiệu quả từ những hoạt động này không cao, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí nên dẫn tới kết quả kinh doanh lỗ.
Cụ thể, doanh thu thuần năm 2018 giảm 138%, chỉ mang về vỏn vẹn 48 tỷ đồng, song giá vốn hàng bán đã chiếm tới xấp xỉ 96% doanh thu của doanh nghiệp. Trong khi đó, tổng chi phí phát sinh trong kỳ của công ty lên tới 63 tỷ đồng, dẫn tới khoản lỗ 12,6 tỷ đồng trong năm 2018 của Petroland.
Đến cuối năm 2018, công ty đã đầu tư 36 tỷ đồng vào dự án Tương Bình Hiệp. Hàng tồn kho của công ty tính đến cuối kỳ còn 189 tỷ đồng, riêng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của dự án chung cư Mỹ Phú chiếm 134 tỷ đồng.
Trong năm 2018, PFL hầu như không triển khai thêm được dự án mới. Đồng thời, các dự án đang triển khai như dự án khu đô thị Dầu khí Vũng Tàu hay dự án khu nhà ở Tương Bình Hiệp đều phải tạm dừng do không thu xếp được nguồn tài chính.
Các khoản phải thu và nợ phải trả của công ty đều giảm 10% và 42% so với đầu năm. Nếu so với tổng tài sản, nợ phải trả của công ty chiếm 41%.
Năm 2018, Petroland còn lùm xùm không ít thông tin liên quan đến những phi vụ hợp tác kinh doanh, tư vấn môi giới, chuyển nhượng... kiểu "lạ kỳ" được ký kết, gây bất lợi cho doanh nghiệp này.
Theo thống kê của Petroland, từ năm 2012 - 2018, ông Bùi Minh Chính, với vai trò Giám đốc Petroland, đã ký tổng cộng 17 hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất của tòa nhà Petroland Tower với ưu đãi về phí dịch vụ, trong đó một số hợp đồng được miễn phí luôn tiền điện, chỗ đậu xe... Điều này dẫn đến Petroland có thể sẽ đi từ thua lỗ này đến thua lỗ khác.
Cũng không khá hơn, vừa mới thoát lỗ ở năm 2017 thì CTCP Simco Sông Đà (HNX: SDA) lại báo lỗ 11,7 tỷ đồng ở năm 2018 do chi phí tài chính tăng mạnh lên 7,3 tỷ từ con số âm 38 triệu của cùng kỳ năm 2017.
Tính đến ngày 31.12.2018, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn của SDA hơn 50 tỷ đồng, gấp 2,6 lần con số đầu kỳ, trong đó khoản phải thu khách hàng khác chiếm gần 46 tỷ đồng. Tồn kho thành phẩm tăng 39% so với đầu năm.
Báo cáo tài chính của SDA cũng cho thấy, công ty hiện đang có 5,6 tỷ tiền mặt gửi ngân hàng, gấp 16 lần con số của cùng kỳ năm ngoái và tương đương với khoản vay ngắn hạn tại BIDV của công ty. Ngoài ra, dự án tòa nhà SIMCO Tower có chi phí sản xuất kinh doanh dài hạn gần 76 tỷ đồng.
Cũng chính vì thua lỗ, năm 2018 cũng là năm thứ 4 liên tiếp công ty này dời ngày thanh toán cổ tức bằng tiền của năm 2011 và 2013 đến tận cuối năm 2021.
Lý do chậm trả cổ tức được đưa ra là số tiền trả cổ tức năm 2011 và 2013 đã được sử dụng để đầu tư vào dự án khai thác và chế biến đá marble tại Myanmar.
Tuy dự án đã hoàn thành, nhưng do gặp khó khăn về tiêu thụ hàng, nên chưa thu hồi được vốn đầu tư. Bởi vậy hiện SDA chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán cổ tức năm 2011 và 2013.
Đáng chú ý, lý do này cũng được SDA nêu ra trong lần thứ 3 lùi thời hạn trả cổ tức từ ngày 15.12.2017 sang 14.12.2018. Với kết quả kinh doanh "bết bát" như hiện nay, nhiều khả năng cổ đông của SDA sẽ phải mòn mỏi hóng cổ tức thêm 1 khoảng thời gian dài nữa cho đến khi công ty không rời vào tình trạng "phá sản" mục tiêu lợi nhuận như những năm gần đây.
Cổ phiếu rẻ như "bèo"
Một trong những điểm chung khác của 3 doanh nghiệp trên là cổ phiếu trên thị trường đều trong trạng thái rất "re".
SDA là mã cổ phiếu có giá trị lớn nhất so với 2 cổ phiếu PTL và PFL của Petroland và Dầu khí Đông đô.
Diễn biến mã cổ phiếu SDA
Trong 1 năm vừa qua SDA đã tăng 2.500 đồng/cp, tương ứng mức tăng 80,65% giá trị so với đầu năm 2018. Tuy nhiên, so với đỉnh cao trên 30.000 đồng/cổ phiếu giai đoạn 2009 - 2010, giá trị của SDA đã bốc hơi tới gần 6 lần.
Hiện tại, trong phiên giao dịch ngày hôm nay 15.2, SDA đang đứng ở mức 5.600 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng với giá cốc trà đá vỉa hè. Hiện SDA vẫn là cổ phiếu thuộc diện cảnh báo của HNX.
Diễn biến mã cổ phiếu PTL trong 1 năm
Kém vui hơn, mã cổ phiếu PTL của Petroland nằm trong danh sách cổ phiếu đang bị kiểm soát và hiện giao dịch tại 2.670 đồng/cp. Riêng cổ phiếu PFL dò đáy 700 đồng/cp, giảm 50% so với mức giá 1.400 đồng đầu năm 2018.
Theo danviet.vn
Năm 2019, bất động sản Vân Đồn, Phú Quốc hết sốt ảo, tăng trưởng tốt Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam cho rằng thị trường bất động sản 2019 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, Phú Quốc, Vân Đồn sẽ không còn sốt ảo, dự kiến tăng trưởng rất tốt. Dự đoán thị trường bất động sản (BĐS) 2019, ông Nguyễn Văn Đính, đại diện...