SSI Research: Dòng vốn ngoại có dấu hiệu trở lại, nâng đỡ thị trường chứng khoán cuối 2019, đầu 2020
Có một số dấu hiệu cho thấy các định chế tài chính quốc tế đang quay trở lại với kênh đầu tư cổ phiếu.
Dòng vốn đang đảo chiều
Sau mỗi lần FED giảm lãi suất, các quỹ đầu tư cổ phiếu đều ghi nhận có hút ròng. Tuy nhiên, phải đến lần giảm thứ 3 vào cuối tháng 10, dòng vốn vào cổ phiếu mới ghi nhận dương 3 tuần liên tiếp. Các quỹ cổ phiếu ở cả thị trường mới nổi và phát triển đều ghi nhận hút ròng, trong đó nhiều nhất là các quỹ đầu tư toàn cầu và dưới dạng quỹ ETF.
Theo khảo sát mới nhất ngày 12/11/2019 của Bank of America Merrill Lynch cho thấy những thay đổi tích cực trong triển vọng tăng trưởng kinh tế và thay đổi định hướng phân bổ tài sản. Có 43% nhà quản lý quỹ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện trong vòng 12 tháng tới – tăng 6% so với mức 37% tại khảo sát tháng 10 và là mức tăng tỷ trọng mạnh nhất theo tháng kể từ 1994 đến nay; và 52% tin tưởng rằng cổ phiếu sẽ là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong năm 2020.
Các chỉ số chứng khoán S&P 500 và Dow Jones tăng 23,4% và 19,1% kể từ đầu 2019 đến nay nhờ đảo chiều chính sách từ thắt chặt sang nới lỏng của FED và các chỉ số kinh tế vẫn khá vững vàng của Mỹ. Các chỉ số đo lường xác suất khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ đều giảm trong đợt công bố mới nhất. Với các tín hiệu từ kinh tế, chính sách tiền tệ và khảo sát các nhà đầu tư, thời điểm hiện tại có thể là lúc giới đầu tư nhận thấy có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư cổ phiếu và cần phải thay đổi chiến lược phân bổ tài sản.
Làn sóng nới lỏng tiền tệ lan rộng là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đảo chiều
Với việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cùng với chiến tranh thương mại, ngành sản xuất của tất cả các nước suy giảm. Chỉ số PMI của Mỹ, Anh, EU, Đức, Nhật đã giảm liên tục và hiện đều ở mức dưới 50. Chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì với mức lãi suất -0,1% tại Nhật, 0% tại EU, 0,75% tại Anh và 1,5-1,75% tại Mỹ. Làn sóng nới lỏng tiền tệ lan rộng với tổng cộng 139 đợt giảm lãi suất của các NHTW từ đầu năm đến nay, trong đó có một số NHTW giảm tới 3 -4 lần. Lãi suất tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan đang ở mức thấp kỷ lục trong lịch sử.
Video đang HOT
Trong khi đó, chương trình nới lỏng định lượng (QE) kéo dài giai đoạn 2008-2017 đã mở rộng bảng cân đối kế toán của FED tới 4.500 tỷ USD (tuy có thu hẹp sau đó nhưng chỉ giảm bớt khoảng 390 tỷ USD). QE cũng được ECB duy trì từ 2015 đến 2018 và vừa tuyên bố tái khởi động lại trong tháng 11/2019.
Một lượng lớn trái phiếu chính phủ (TPCP) được các NHTW mua lại để tăng lượng cung tiền ra thị trường. Trong khi đó, rủi ro gia tăng khiến các nhà đầu tư tìm đến TPCP nhiều hơn và khiến cho lợi tức TPCP giảm rất sâu trong năm 2019 và đang ở vùng thấp nhất lịch sử. Dư địa tăng giá của TPCP vì vậy đã giảm đi đáng kể. Do đã tăng giá mạnh và không gian nới lỏng tiền tệ của các NHTW lớn không còn nhiều, thị trường đã bắt đầu nói đến nỗi lo bong bóng trên thị trường trái phiếu.
Thị trường ngoại hối đang chịu áp lực từ quá nhiều biến động khó lường của chiến tranh thương mại, Brexit, các diễn biến địa chính trị…
Trong bối cảnh đó, cổ phiếu nổi lên là kênh đầu tư có tiềm năng trong các kênh đầu tư truyền thống. Nới lỏng tiền tệ khiến lượng vốn giá rẻ tràn ngập, chi phí vốn thấp làm tăng mức chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư khi cân nhắc chiến lược phân bổ tài sản.
Tiền từ ETF tạo sự nâng đỡ cho VN-Index trong thời gian cuối 2019, đầu 2020
Nhìn lại quá khứ, các đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam đều được hỗ trợ bởi dòng vốn từ các quỹ ETF. Mối tương quan này mờ nhạt hơn trong tháng 6 và 7 khi các quỹ ETF ghi nhận hút ròng nhưng VN-Index không có nhiều khởi sắc. Thời gian này xu hướng dòng vốn trên toàn cầu chưa thực sự tích cực với cổ phiếu. Chiến tranh thương mại căng thẳng trở lại trong tháng 8 đã khiến giới đầu tư ngay lập tức chuyển hướng phòng thủ.
Trong 2 tháng trở lại đây, dòng vốn đầu tư vào quỹ ETF ra vào đan xen nhưng hút ròng vẫn có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại lại bán ròng khá lớn trên cả 3 sàn (1.583 tỷ đồng trong tháng 10 và 950 tỷ đồng từ đầu tháng 11). Đây phần nhiều là hoạt động tái cơ cấu của các quỹ đầu tư chủ động, từ đó tạo sức ép lên thị trường.
Với những diễn biến mới của dòng vốn toàn cầu trong thời gian gần đây và với giả định không có những biến động bất ngờ như đổ vỡ của đàm phán thương mại Mỹ – Trung, SSI kỳ vọng dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn ETF sẽ tích cực hơn, từ đó tạo sự nâng đỡ cho chỉ số trong thời gian cuối 2019, đầu 2020.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Dự báo danh mục ETFs cuối năm 2019: VIC được nâng tỷ trọng, GEX có thể bị loại khỏi danh mục
FTSE Vietnam Index sẽ thực hiện công bố danh mục vào chiều ngày 6/12 (thứ 6), MVIS Vietnam Index công bố danh mục sau đó vào rạng sáng ngày 14/12 (thứ 7). Sau đó 2 quỹ VNM ETF, FTSE Vietnam ETF sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 20/12 (thứ 6).
Đến hẹn lại lên, vào tháng 12 tới đây sẽ diễn ra kỳ cơ cấu danh mục của 2 chỉ số MVIS Vietnam Index và FTSE Vietnam Index, chỉ số cơ sở của 2 quỹ Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam ETF.
Hiện tại, quy mô danh mục VNM ETF lên tới 462 triệu USD, trong khi FTSE Vietnam ETF có quy mô 292 triệu USD và đây cũng là 2 quỹ ETF có quy mô lớn hàng đầu thị trường Việt Nam. Do đó, hoạt động cơ cấu danh mục của 2 quỹ này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới biến động thị trường.
FTSE Vietnam Index sẽ thực hiện công bố danh mục vào chiều ngày 6/12 (thứ 6), MVIS Vietnam Index công bố danh mục sau đó vào rạng sáng ngày 14/12 (thứ 7). Sau đó 2 quỹ VNM ETF, FTSE Vietnam ETF sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 20/12 (thứ 6).
Mới đây, CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đã đưa ra dự báo về đợt cơ cấu danh mục của 2 chỉ số cũng như 2 quỹ VNM ETF, FTSE Vietnam ETF trong đợt cơ cấu cuối cùng trong năm 2019.
Với FTSE Vietnam Index: Dựa vào dữ liệu ngày 15/11, BSC dự báo chỉ số này sẽ không thay đổi các cổ phiếu trong đợt rà soát danh mục vào tháng 12.
Tuy vậy, với trường hợp GEX đang có thanh khoản thấp 433 nghìn USD/phiên (so với yêu cầu hơn 500 nghìn USD/phiên) và có khả năng bị loại nếu giao dịch không cải thiện trong nửa cuối tháng 11.
Danh mục FTSE Vietnam Index dự kiến theo 2 kịch bản như sau: (1) Giữ nguyên danh mục; (2) Loại GEX nếu thanh khoản không cải thiện vượt 500 nghìn USD/phiên.
Trong cả 2 kịch bản BSC đưa ra, các cổ phiếu bị giảm tỷ trọng có thể kể tới như VHM, VJC, SSI, POW, STB, PDR...Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu được nâng tỷ trọng đáng chú ý có VIC, VRE, MSN, SBT, PLX...
Dự báo danh mục FTSE Vietnam ETF
Với MVIS Vietnam Index (chỉ số cơ sở của VNM ETF): BSC dự báo chỉ số này sẽ không thay đổi danh mục. Nếu MVIS Vietnam Index tiếp tục giữ tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam ở mức 72,05% thì nhiều khả năng VNM ETF sẽ mua bổ sung 110 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam.
Những cổ phiếu được tăng tỷ trọng đáng chú ý có VIC, VNM, NVL, BVH, POW...Ở chiều ngược lại, SBT, VJC, HPG, VHM, VCB...sẽ là những cổ phiếu bị giảm tỷ trọng đáng chú ý.
Dự báo danh mục VNM ETF
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
MWG, FPT, TCB, VPB chiếm tỷ trọng lớn trong rổ VN Diamond và VNFin Select, bất ngờ với sự xuất hiện của TVB Trong rổ VN Diamond, MWG và FPT chiếm tỷ trọng lớn nhất với 15%. Trong khi đó, TCB và VPB chiếm tỷ trọng 15% trong rổ VNFin Select. TCB và VPB cũng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ VN Diamond. Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo chi tiết thành phần bộ chỉ số Vietnam Diamond Index (VN Diamond), Vietnam Financial Select...