SSI Research: Để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam
Hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA.
Hiệp định EVFTA đang mang lại kỳ vọng mới cho nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể hưởng lợi từ hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam cần rất nhiều thời gian để đáp ứng được các tiêu chuẩn. Trong bài phân tích mới nhất, Chứng Khoán SSI nhận định: “Để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam”.
Tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ nửa cuối năm 2020
Quốc hội Việt Nam đã lên kế hoạch phê chuẩn EVFTA trong tháng 5, và Hiệp định sẽ có hiệu lực trong tháng 7 (2 tháng sau khi phê chuẩn). Hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt nam hiện đang có mức thuế suất ưu đãi là 9% theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Vì mức thuế suất cơ bản được EVFTA sử dụng là mức thuế suất theo Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) là 12%, hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ không được giảm thuế ngay lập tức.
Cụ thể, hầu hết các sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn từ năm thứ 2 kể từ khi EVFTA có hiệu lực (8% đối với các sản phẩm loại B5 và 9% đối với các sản phẩm loại B7 trong năm thứ 2). Hơn nữa, EVFTA yêu cầu các loại vải được sử dụng để sản xuất sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam hoặc Châu Âu hoặc Hàn Quốc (Quốc gia có FTA với Châu Âu) và các công đoạn cắt may phải được thực hiện tại Việt Nam.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA. Do đó, chúng tôi cho rằng EVFTA không mang lại hiệu quả ngay lập tức cho ngành dệt may. Việc các công ty dệt may của Việt Nam có thể tận dụng Hiệp định này hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng mở rộng công suất sản xuất vải trong hai năm tới của Việt Nam.
Trong số các công ty may mặc niêm yết trong nước, hiện tại TNG có thị phần xuất khẩu sang Châu Âu lớn nhất về doanh thu (53%), tiếp theo là GMC (40%). Tuy nhiên, GMC cho biết công ty phụ thuộc vào vải nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này có nghĩa là công ty không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ khâu vải trở đi của EVFTA. TNG có thể có nhiều cơ hội vì công ty sử dụng một lượng vải nội địa nhất định.
Dù Trung Quốc đã phục hồi 80-90% sản xuất, đơn hàng dệt may dự vẫn mất 30-50% trong tháng 4-5/2020
Về tình hình toàn ngành, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD (giảm 6,6%) trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD (giảm 8,8%). Để bù đắp cho sự sụt giảm về nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, các công ty dệt may đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Một vài công ty trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, và hầu hết trong số các công ty đó có sự sụt giảm so với cùng kỳ cả về doanh thu thuần và lợi nhuận ròng.
Nói về tác động bởi đại dịch Covid-19, Vinatex (VGT) ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Một vấn đề khác là sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%, theo Vinatex.
Ảnh hưởng từ phía cầu nghiệm trong hơn từ phía cung. Theo ước tính của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, sản xuất của Trung Quốc đã trở lại 80-90% mức bình thường vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, từ giữa tháng 3, các khách hàng Mỹ và Châu Âu đã bắt đầu trì hoãn và hủy các đơn đặt hàng, bao gồm cả các đơn đặt hàng đang trong quá trình sản xuất.
Liên đoàn Dệt May Quốc Tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 700 công ty dệt may trên toàn cầu từ ngày 28/3/2020 đến 6/4/2020 để hỏi về tình trạng đơn hàng và ước tính doanh thu. Trung bình, những công ty được hỏi ước tính doanh thu năm 2020 sẽ giảm 28% YoY.
Nhóm cổ phiếu dệt may dậy sóng trước thềm phê chuẩn EVFTA
Về phía Việt Nam, để phục vụ cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Nhóm cổ phiếu dệt may đồng loạt tăng điểm ngay phiên sáng 12/5/2020, tiếp đà tăng từ đầu tháng 4, thanh khoản tốt. Ghi nhận, mã TCM của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công tăng 6,4% lên gần 17.000 đồng/cp. May Sông Hồng (MSH) cũng tăng mạnh gần 6% lên 37.300 đồng/cp. Tăng đáng kể còn có TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG với lượng giao dịch đột biến hơn 2,9 triệu cổ phiếu. Các mã còn lại như GIL, M10... cũng xanh điểm.
Được biết, sự thăng hoa trên xuất phát từ công tác chuẩn bị cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA sắp đến. Trước đó, Hội đồng châu Âu cũng đã phê duyệt Hiệp định EVFTA, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của EU. Theo đó, EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.
Về phía Việt Nam, để phục vụ cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Bộ Công Thương đã lấy ý kiến các bộ, ngành để chuẩn bị hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA từ cuối năm 2019. Do vậy, ngay từ những ngày đầu năm 2020, Bộ Công Thương về cơ bản đã hoàn thiện Bộ hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA và trình lấy ý kiến Chính phủ. Bộ Công Thương cũng tích cực làm việc với Bộ Tư pháp để cập nhật Chính phủ kết quả rà soát pháp luật phục vụ cho việc thực thi Hiệp định EVFTA.
Song song, Bộ Công Thương đã chủ động theo sát tình hình phê chuẩn của EU và việc Anh rời EU, từ đó cập nhật kịp thời những thay đổi liên quan tới công tác phê chuẩn Hiệp định EVFTA của Việt Nam.
Về phía doanh nghiệp, Vinatex cho biết sẽ tập trung làm việc với các nhà cung cấp để chuyển sourcing cả nguyên liệu vào Việt Nam đáp ứng EVFTA như Uniqlo, H&M, Zara. Song song, doanh nghiệp sẽ làm các đơn hàng thử nghiệm, nhỏ, yêu cầu cao cũng như tiếp tục làm mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế dự báo có thể có nhu cầu cao hết quý 2.
Với Hiệp định EVFTA, Tập đoàn đề nghị các Bộ, Ngành chuẩn bị các hướng dẫn và thông tư nhanh nhất để khi Hiệp định được phê duyệt của quốc hội thì triển khai được ngay, doanh nghiệp mới thu được lợi ích vàng. Phía Tập đoàn đưa ra các kiến nghị bao gồm phương pháp hỗ trợ nên nhanh, cách tiếp cận qua ít các bước xét duyệt thủ công mà dựa trên cơ sở dữ liệu tin cậy đang có.
Ngành dệt may ước tính thiệt hại lên đến 3.000 tỷ/tháng trước dịch COVID-19, Vinatex kiến nghị được xuất khẩu khẩu trang, hoãn tiền thuê đất, cho vay trả lương... Tập đoàn đưa ra giả thiết, nêu dich COVID-19 kêt thuc cuôi thang 5, va kinh tê phuc hôi tư thang 6/2020 thi ươc tinh Nganh DMVN thiêt hai 11.000 ty đông, va Tâp đoan sẽ thiêt hai khoang 1.000 ty đông. Trươc tinh hinh an ninh đơi sông, kinh tê toan câu anh hương nghiêm trong do đai dich Covid-19, va trưc...