Sri Lanka tìm hiểu đầu tư và hợp tác tại tỉnh Bắc Ninh
Sáng 27/11, Đoàn công tác của Đại sứ quán Sri Lanka tại Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam – Sri Lanka đã có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh.
Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh, mạnh với nhiều chỉ tiêu đứng tốp đầu Việt Nam.
Năm 2020 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 121.700 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.112 tỷ đồng, đứng đầu cả nước; giá trị xuất khẩu ước đạt 36,5 tỷ USD, tăng 7,3%; thu ngân sách nhà nước ước đạt 29.792 tỷ đồng, tăng 1,6% so với dự toán; thu nhập bình quân đầu người đạt 79,9 triệu đồng/năm, tăng 8,1%…
Toàn tỉnh hiện có 16 khu công nghiệp tập trung, trong đó có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút hơn 1.500 doanh nghiệp FDI với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lũy kế đến hết ngày 20/11, Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư cho 1.614 dự án còn hiệu lực.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho biết thêm hiện nay Bắc Ninh chưa có dự án đầu tư từ Sri Lanka.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn tiếp và làm việc với đoàn Đại sứ quán Sri Lanka tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Nhấn mạnh, Việt Nam và Sri Lanka có mối quan hệ truyền thống, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, nhất là tín ngưỡng Phật Giáo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn thời gian tới, Sri Lanka có kế hoạch tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa Bắc Ninh nhằm thu hút du khách đến từ Sri Lanka. Đồng thời, tích cực ủng hộ tranh dân gian Đông Hồ sớm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn Đại sứ quán Sri Lanka tại Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam – Si Lanka là cầu nối giúp các doanh nghiệp Sri Lanka và doanh nghiệp Bắc Ninh có cơ hội tìm hiểu, hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh mà 2 bên cùng quan tâm, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, vun đắp mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước và giữa Sri Lanka với tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Đại sứ Prasanna Gamage khẳng định Việt Nam-Sri Lanka có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp trong nhiều lĩnh vực kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1970.
Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam chúc mừng và đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Bắc Ninh trong phát việc triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
Đại sứ khẳng định sẽ là cầu nối, hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp của Sri Lanka có cơ hội tìm hiểu, đầu tư trên các lĩnh vực tại Việt Nam cũng như địa phương giàu tiềm năng như Bắc Ninh. Đồng thời, tăng cường thông tin về đất nước Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh cho người dân Sri Lanka và tích cực ủng hộ, đề nghị UNESCO công nhận nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Hiện tại Sri Lanka có 14 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 76,7 triệu USD, chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực dệt may.
Trong năm 2019 kim ngạch thương mại Việt Nam-Sri Lanka đạt 381 triệu USD, Sri Lanka là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam ở khu vực Nam Á.
Nhân dịp này, Đoàn công tác của Đại sứ quán Sri Lanka tại Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam – Sri Lanka đã đến thăm chùa Phật Tích (huyện Tiên Du) và làng nghề tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ (huyện Thuận Thành).
Tình hữu nghị Việt Nam - Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc
Ngày 27-11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kỷ niệm 45 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975 - 2/12/2020).
Đông đảo hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Lãnh sự quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tham dự buổi lễ.
Nhiều sinh viên Lào đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh để sau này trở về góp sức xây dựng đất nước. Ảnh: Quang Định
Các phát biểu tại lễ kỷ niệm đều khẳng định tình đoàn kết đặc biệt gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào được hun đúc trong quá trình đấu tranh vẻ vang của hai dân tộc vì độc lập, tự do và sự phồn vinh của mỗi nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong gây dựng và dày công vun đắp, được trân trọng bảo vệ, kế thừa, tiếp tục phát triển, không ngừng vun bồi từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc. Tính đến tháng 11-2020, Việt Nam tiếp tục là một trong ba nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, với 413 dự án và tổng vốn đăng ký là 4,22 tỷ USD, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước.
Ông Huỳnh Cách Mạng, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt giữa thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương của nước bạn Lào không ngừng được nâng lên trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, y tế, giáo dục, nông nghiệp... Mối quan hệ kết nghĩa, hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Vientiane, tỉnh Champasak và tỉnh Savannakhet ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, quận 5 (thành phố Hồ Chí Minh) đã thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với quận Sikhottabong (thủ đô Vientiane).
Ông Vanxay Xaysena, Phó Tổng lãnh sự nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào khẳng định, trong 45 năm qua, mặc dù tình hình thế giới có thay đổi, nhưng tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Lào và Việt Nam ngày càng được thắt chặt và bền vững. Quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực không ngừng được tăng cường và phát triển. Những thành tựu mà nhân dân các bộ tộc Lào đạt được trong thời gian qua không tách rời sự ủng hộ to lớn, sự giúp đỡ quý báu, kịp thời của Việt Nam. Chính phủ, nhân dân Lào nguyện hết sức mình bảo vệ, gìn giữ và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia Theo hãng tin AFP (Pháp) và Reuters (Anh), ngày 27/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia. Bộ trưởng Nông nghiệp Australia đã bày tỏ thất vọng trước động thái của Trung Quốc và khẳng định sẽ bảo vệ mạnh mẽ ngành rượu vang của nước này. Diễn...